16 điều phải tự học trong cuộc đời mỗi người

Có những bài học, những chân lý sống đúng đắn được rút ra từ thực tiễn, từ những trải nghiệm qua quá trình tự tìm hiểu tự học chứ không có trường lớp nào có thể dạy cho mỗi người.

Bạn phải chấp nhận cuộc sống không có gì hoàn hảo. Chính bạn phải tự rèn giũa và tôi luyện cho chính mình. Bất cứ thứ gì trong cuộc đời cũng chỉ dạy cho bạn được một phần thôi, còn lại phải tự bạn nắm lấy. Vì bạn là chính bạn.

nhung dieu phai tu hoc trong cuoc doi moi nguoi
Những điều phải tự học trong cuộc đời mỗi người 

1. Học cách tự chăm sóc và bảo vệ chính mình

Đối với nhiều người, học cách yêu quí bản thân mình dường như khá dễ dàng. Tuy nhiên, đối với đa số người trong chúng ta, việc thành thật yêu quí bản thân có vẻ khó làm được hơn là chúng ta tưởng.

Nếu không ai nói yêu bạn mỗi ngày, thì hãy tự làm điều đó cho chính mình. Bởi nếu không biết tự yêu thương bản thân, không ai có thể biết cách yêu thương bạn.

Chăm sóc bản thân bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và tập luyện thường xuyên. Hãy trân trọng cơ thể mình, yêu quí và quan tâm đến nó. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người thiếu trân trọng bản thân thì thường mắc các rối loạn về tiêu hóa, bị béo phì, thậm chí là bệnh tật nguy hiểm.

Thật hiếm khi nghe đến “sức khỏe tinh thần” ở trường học. Bởi lẽ, chúng ta chỉ quan tâm đến hoặc được khuyên là nên quan tâm đến sức khỏe thể chất, còn tinh thần là từ quá xa vời.
Liệu bạn có hiểu được sức khỏe tinh thần là gì? Liệu bạn có đang cảm thấy áp lực về những kỳ thi, những môn học không phải là đam mê của bạn? Liệu bạn thấy tù túng? Đó chính là tinh thần của bạn đang không được khỏe.

Cuộc đời sẽ còn nhiều khó khăn và thử thách, hãy học cách bồi dưỡng tâm hồn và giữ cho tinh thần được thoải mái nhé bạn.

Trường học liệu có dạy bạn cách tự bảo vệ chính mình? Cuộc sống ngày càng phức tạp và nếu bạn quá yếu đuối hay mỏng manh, bạn có thể trở thành nạn nhân bất cứ lúc nào? Liệu bạn có biết cách hạ gục kẻ xấu bằng lời nói hay bạn có biết cách dùng sức mạnh cơ thể của mình?

Hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng sống và học cách tự bảo vệ bản thân ngay từ lúc này.

2. Tự khuyến khích mình 

Khuyến khích bản thân trên mọi phương diện thông qua việc chấp nhận những sai lầm của mình, và chấp nhận sự thật rằng bạn là người không hoàn hảo. Điều này không có nghĩa là bạn không học cách sửa đổi những thiếu sót của mình. Thay vào đó, bạn đang trở nên dễ tính và tử tế với chính mình khi bạn mắc sai lầm.

Hiểu chính mình đôi lúc lại rất tốt để tự động viên khích lệ tinh thần khi buồn. Trường học không dạy bạn nhìn nhận bản thân để biết điều gì mình tốt và chưa tốt? Trường học không dạy bạn cách khai phá tiềm năng của mình mà nghiễm nhiên cho rằng nếu bạn học không giỏi nghĩa là tương lai của bạn có vấn đề? Thế nên hãy chủ động nhìn nhận bản thân mình, điểm mạnh – điểm yếu của bạn là gì và khai phá nó. Chỉ có bạn mới hiểu chính bạn.

3. Tha thứ 

Người biết tha thứ là người biết nghĩ cho người khác, không vì cầu toàn mà hằn học, trách cứ, giận dữ khi người khác mắc sai lầm. Người cố chấp, thù dai, nhớ lâu là người luôn luôn nhìn cuộc sống dưới lăng kính màu hồng hoặc là người có cuộc sống đơn giản, ít trải nghiệm và bản thân người đó cũng cố chỉn chu, không để xảy ra sai lầm, do vậy không chấp nhận người khác sai lầm.

Đừng kiềm chế sự tức giận, tìm cách xả nó ra, nhưng cố gắng không làm tổn thương thêm bản thân và người khác. Tức thì cứ nói cho hả giận, bực thì kể lể với ai đó cho bõ tức. Nói xong, xả xong, nhẹ người thì cố quên đi.

Gặp lại người đã làm bạn tổn thương, nói cho bõ tức rồi tuyên bố tha thứ cho người đó còn hơn cố tình tránh mặt, không thèm gặp. Tránh né là không có thiện chí tha thứ.

Cuối cùng, hãy đi nhiều, hỏi nhiều, trải nghiệm nhiều trong cuộc sống, bạn sẽ nhìn đời bao dung hơn: Cứ nhịn đói 7 ngày, bạn sẽ không quá nguyền rủa đứa bé giật miếng ăn của bạn; Bạn cứ ăn nhạt sẽ biết thương mèo; Bạn cứ yêu rồi bạn sẽ không trách cô em gái ( em trai, con của bạn) sao lại “chết vì yêu” như thế.

“Hãy tha thứ cho người đã phá hủy bạn”. Nghe có vẻ phi thực tế và ở trường, hiếm khi bạn nghe ai đó khuyên mình như vậy. Nhưng bạn cần hiểu rằng, tha thứ là điều mà bạn cần luyện tập hàng ngày. Và nhớ, nó không dễ dàng để có được. Kiên nhẫn và học cách thấu hiểu người khác là chìa khóa để bạn rèn luyện đức tính này. Bởi vì không có ngôi trường nào dạy cho bạn điều này cả.

4. Học từ thất bại

Trong cuốn Dracula, ông có viết một câu và nó được rất nhiều người yêu thích: “We learn from failure, not from success” (Chúng ta học từ những thất bại chứ không phải từ sự thành công).

Vấp ngã luôn là những trải nghiệm khiến ta nhớ lâu và dai dẳng nhất. Nó hằn sâu vào tâm trí ta hơn là sự ngọt ngào của thành công. Điều ấy cần thiết cho sự trưởng thành và phát triển của con người. Ấy thế mà trong xã hội, nó lại trở thành những điều cấm kỵ. Thậm chí, còn là điều gì đó khiến người ta lảng tránh và sợ hãi, không dám đối mặt.

Sai lầm là điều mà bất cứ ai cũng khó có thể thừa nhận. Tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống, đa số chúng ta đều đổ lỗi, đùn đẩy thay vì chịu trách nhiệm.

Chính bởi vì chúng ta luôn có những định kiến, và cái nhìn tiêu cực về sự thất bại để rồi tự ta không dám đối mặt với nó, chấp nhận nó để trưởng thành hơn.

Liệu rằng bạn có thường nghe thấy trường học nói điều này: Học từ thất bại và sửa chữa sai lầm. Trường học luôn cho bạn những kiến thức hay nhưng liệu có cho bạn những trải nghiệm về sự thất bại. Liệu bạn có biết rằng, thất bại có thể khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn?

5. Học cách quên

Đời người không phải lúc nào cũng được như ý, muốn bản thân vui vẻ, đôi khi việc giảm áp lực cho chính mình là điều cần thiết và cách để giảm áp lực tốt nhất chính là học cách quên. Bởi trong cuộc sống này có những thứ cần nhặt lên và bỏ xuống đúng lúc.

Lãng quên không phải là một tên khó ưa, lại càng không phải là một người bạn xấu, chỉ là hãy kết thân với nó khi cần thiết, làm bạn với nó khi bạn thấy bạn sẽ trở nên ổn hơn.

Có những khoảng thời gian không thật may mắn xảy ra với bạn, khiến mọi chuyện đều trở nên khiếm khuyết, khiến tâm trạng tồi tệ và bạn thấy mình loay hoay mắc kẹt trong một khối vô hình trống rỗng, chỉ biết rằng nó được mang tên nỗi buồn. Nhưng con người ta cũng thật lạ, thường thích đóng khung mình vào những ảo ảnh nhuốm màu cũ kỹ, thường buồn cho những chuyện đã qua và thường nuôi ảo mộng cho những điều không còn liên quan đến hiện tại

Chúng ta hay nhắc nhớ về kỷ niệm, hay ngồi lật giở lại ngắm nghía và hoài niệm, thêm vào đó là những câu “giá như”, “ước gì” hoặc “nếu”. Chúng ta thừa biết rằng đó chỉ là những điều giả định, mà đặt giả định cho quá khứ thì không có tác dụng thay đổi nó, chỉ làm cho nó trở nên ám ảnh dai dẳng hơn mà thôi.

Hãy chấp nhận lãng quên để hướng đến tương lai, bởi ai đó từng nói cuộc sống này vốn đẹp xinh và luôn hào phóng với những người biết cố gắng. Hãy nỗ lực bằng chính việc yêu thương bản thân mình, tương lai sẽ là những điều mới mẻ hơn chờ đón bạn, cứ tin là như vậy!
Và nên nhớ, sự lãng quên ở đây cũng là một cách để bạn học cách tôn trọng quá khứ, học cách tôn trọng nỗi đau của bản thân, tôn trọng những người đã từng đến và đi trong cuộc sống của bạn. Lãng quên không phải là một tên khó ưa, lại càng không phải là một người bạn xấu, chỉ là hãy kết thân với nó khi cần thiết, làm bạn với nó khi bạn thấy bạn sẽ trở nên ổn hơn.

6. Học cách làm bạn với người khác và cách lôi kéo họ vào những cuộc vui.

Ở trường học, chúng ta hiếm khi có khái niệm thuyết phục. Việc thảo luận nhóm cũng sơ sài và dường như không hề có khái niệm phát biểu ý kiến. Bạn đã từng họp nhóm mà không hề nói câu nào hoặc nói mà không ai nghe cả? Trường học không dạy bạn cách làm thế nào để thuyết phục một người, làm thế nào để mọi người lắng nghe mình và vì sao lại cần thuyết phục?

Trường học là vậy nhưng ở đời, thuyết phục là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà nếu ai may mắn sở hữu được nó, người đó sẽ có thể đánh bại được tất cả.

7. Sửa chữa nhà 

Khi bạn trưởng thành, bạn sẽ nhận thấy mình không biết làm gì cả. Nhà bị dột hay bị hỏng hóc chỗ nào, liệu bạn đã tự sửa được chúng? Bạn có biết cách sửa một nồi cơm bị hỏng hay một chiếc quạt không quay? Trường học không bao giờ dạy cho bạn. Tất cả những điều này bạn phải tự học.

8. Tự nấu ăn 

Sinh viên bây giờ khác sinh viên ngày trước. Sinh viên bây giờ “giàu” tới mức chỉ biết ăn ngoài và đến những nhà hàng sang trọng, để đến khi lớn lên rồi mới biết tự nấu cho mình những bữa ăn ngon và sở hữu một vài món “tủ”lại quan trọng như thế nào: một công việc tốt, một người chồng tốt và những đứa con ngoan rất cần bàn tay của một bà nội trợ đảm.

Học nấu ăn, một nghệ thuật không chỉ mang đến cho chúng ta cảm xúc khi được thưởng thức những hương vị tuyệt vời, mà hơn thế nữa, đó là cả một công việc đầy sáng tạo.

Học nấu ăn là cách chúng ta dồn hết tâm trí vào việc chế biến, để tạo ra sản phẩm cuối cùng, nó giống như một cuộc đua ngầm với chính bản thân. Công việc sẽ cuốn bạn đi trong tiếng lách cách của dao thớt, với những hũ gia vị, nêm ướp đơn giản hoặc cầu kỳ, hương thơm món ăn tỏa ra ngào ngạt căn bếp, tận hưởng thú vui và cái quyền được nếm món ăn đầu tiên…

Có nhiều người thích được sáng tạo trong tiếng nhạc êm dịu, miệng lẩm bẩm hát theo, người lại thích làm việc trong lặng lẽ, tập trung mọi “công lực” để tạo ra những hương vị ngon, lạ. Sau khi chế biến, phần trình bày món ăn cũng đặc biệt quan trọng. Để tạo một set menu ấn tượng, những món ăn sẽ được bày trong các món ăn với những màu sắc hài hòa trong những chiếc tô, đĩa sáng bóng. Vài cọng rau muống chẻ thành bông hoa, trắng, trái ớt chẻ thành hoa vàng, cà chua làm bông hồng đỏ, dưa chuột tỉa thành hình những con vật ngộ nghĩnh…Một hạnh phúc bình dị và ấm áp lan tỏa bởi lời nói, tiếng cười… Một lời khen của người thân hay bạn bè mang đến cho người đầu bếp niềm hạnh phúc mà khó có gì so sánh được.

9. Tự sơ cứu

Trường học có dạy bạn cách tự sơ cứu khi bạn lỡ may bị thương? Trường học có dạy bạn cách giúp đỡ người khác trong trường hợp khẩn cấp? Tự trang bị cho bạn thân những kỹ năng sống cơ bản và một chút hiểu biết về sơ cứu sẽ giúp bạn tự bảo vệ chính mình và giúp đỡ người khác.

10. Cách sử dụng Facebook

Trường học liệu có dạy bạn phải giữ cho Facebook của mình toàn những lời hay ý đẹp, hay chỉ liên tục cấm bạn không được sử dụng Facebook. Mà thực tế là càng cấm bạn càng không thể dứt.

Hãy biết kết nối và giữ liên lạc với bạn bè qua mạng xã hội nhưng phải nhớ, giữ cho tài khoản của mình thật “sạch”. Bởi vì, một ngày nào đó, nó có thể sẽ ảnh hưởng tới sự nghiệp của bạn.

11. Cuộc đời này không hẳn là lúc nào cũng công bằng.

Thế gian này về cơ bản không tồn tại sự công bằng. Làm sao có thể công bằng khi con của Bill Gates được sinh ra trong dinh thự nhà ông ấy, còn bạn thì sinh ra ở một vùng nông thôn?

Hạnh phúc thật sự là khi bạn biết được bản thân đang làm gì và mình làm được gì cho người khác. Vì vậy, hãy thôi oán thán và suy nghĩ xem bạn có thể giải quyết được vấn đề gì cho tương lai của chính bạn và xã hội. Những người như thế mới thật sự thành công.

Không ai sinh ra hoàn mỹ cả, bản thân thế giới này cũng không hoàn mỹ bởi nó được tạo nên bởi tất cả những con người không hoàn mỹ. Trách nhiệm của bạn là hãy chăm chỉ hơn người khác một chút, nỗ lực hơn một chút, có lý tưởng hơn một chút, như vậy thế giới mới có thể trở nên tốt đẹp hơn được

Một thực tế là chúng ta thường mong muốn thành công và lấy hình mẫu của những người thành đạt làm lý tưởng sống. Thế nhưng, thế giới không phải lúc nào cũng là một hình tròn, nó luôn có những chỗ gồ ghề, nhấp nhô mà bạn không thể nào biết trước. Trường học luôn dạy bạn học giỏi sẽ có tương lai tốt hơn, nhưng không dạy bạn đừng lý tưởng hóa mọi thứ. Trường học vẽ cho bạn cách để thành công nhưng không dạy cho bạn cách để vượt qua những khó khăn và học cách chấp nhận mọi thứ.

12. Tiền không phải là tất cả

Một công việc lương cao, một ngôi nhà lớn và một chiếc xe đắt tiền luôn là mơ ước của rất nhiều người và trường học cho chúng ta biết rằng điểm tốt sẽ hứa hẹn một cuộc sống hoàn toàn khác.

Nhưng ngược lại, tiền có thể là cái bẫy giết người và nếu bạn không biết kiểm soát chính bản thân mình, bạn sẽ trúng bẫy. Nhận ra điều này sớm và biết lựa chọn những điều quan trọng trong cuộc sống. Giàu có và hạnh phúc là hai thứ hoàn toàn khác biệt.

13. Đối mặt với thực tế phũ phàng

Cuộc sống không công bằng. Nếu bạn càng nghĩ rằng nó tốt đẹp, bạn sẽ càng thất vọng. Đừng ảo tưởng về một màu hồng hay những câu chuyện tình học trò. Cuộc sống còn nhiều thứ buộc bạn phải chấp nhận .

14. Học cách chịu những lời khiển trách (một cách hợp lý).

Nếu trước đây vũ lực chính là công cụ hữu ích nhất để khiến cho kẻ khác phải thay đổi nhằm phù hợp với bản thân chúng ta thì ngày nay, khi xu thế của cuộc sống là chuyển từ đối đầu sang đối thoại, lời nói lại là thứ vũ khí sắc bén hơn cả.
Mặc dù vậy, nếu như không thật sự cởi mở, biết lắng nghe thì ngay cả những góp ý đơn giản cũng có thể dẫn tới cãi vã, xô xát.

Những lời phê bình, nhắc nhở hay góp ý thường sẽ khiến cho bạn khó chịu. Khi cái tôi của bản thân bị đụng chạm, chúng ta sẽ cảm thấy không thoải mái, giận dữ và khiến chúng ta phản ứng một cách khá gay gắt. Tuy nhiên, hãy nghĩ đến những gì bạn nhận được khi bị người khác khiển trách. Từ những góp ý của người khác, bạn có thể nâng cao các kỹ năng của mình, cải thiện các mối quan hệ,…
Sẽ thật khó để đón nhận những lời khuyên từ xung quanh, đặc biệt là khi lời khuyên này lại đến từ những người mà bạn không mấy kính trọng (Bạn bè, đồng nghiệp,…). Nhưng hãy luôn nhớ rằng những lời góp ý đúng đắn và chân thành nhất đôi khi đến từ những nguồn không chính thống.

15. Phân biệt thật giả

Lẽ thường, trường học sẽ không dạy chúng ta cách làm thế nào để phát hiện những dấu hiệu của một kẻ lừa đảo. Do vậy, chúng ta để mặc cho cuộc đời cứ “trôi” và đến một lúc nào đó gặp cướp thật, lúc đó chúng ta mới bừng tỉnh và bắt đầu phòng tránh. Suy nghĩ “cứ va vấp rồi biết” khiến đôi khi chúng ta phó thác mọi thứ. Thế nên hãy nhận ra rằng, cuộc đời không phải lúc nào cũng màu hồng, sẽ luôn có người xấu, người tốt. Chấp nhận điều này và bắt đầu sống chủ động!

Sự khác biệt giữa thiên tài và phần còn lại của thế giới

16. Học cách chia sẻ dù rằng đôi khi không nhiệt tình lắm

Bạn sống với người thân bạn bè của bạn như thế nào? Bạn có biết cách chia sẻ những khó khăn vất vả với cha mẹ và những người xung quanh. Ngày nay có khá nhiều bạn trẻ không học được cách sống sẻ chia với người khác mà chỉ biết chỉ trích người khác trông chờ vào sự giúp đỡ của bạn.

Khi chúng ta sẻ chia nỗi đau, thông cảm với nỗi khổ mà người khác đang gánh chịu. Bạn sẽ học được cách sống, cách quan tâm và yêu thương người khác. Từ đó bạn cũng sẽ trưởng thành hơn, hiểu được những giá trị cốt lõi của cuộc sống. Chúng ta ai cũng cần được cảm thông và chia sẻ vì thế nên bạn đừng ngần ngại chia sẻ với người khác nhé.

Blogsudo 

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *