Bệnh viêm đại tràng co thắt là gì?

Viêm đại tràng co thắt gây ra đau đớn và là nỗi ám ảnh có nhiều bệnh nhân mắc chứng bệnh này. Tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm đại tràng co thắt giúp bạn hiểu và phòng tránh được bệnh một cách hiệu quả.

dau bung dai trang Benh viem dai trang co that la gi

1. Viêm đại tràng co thắt là gì? Viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng, bệnh đại tràng chức năng…

Căn bệnh này còn có tên là viêm đại tràng mạn tính, xuất hiện ở 20% số người trưởng thành. Tuy bệnh có một số dấu hiệu dễ nhận biết nhưng việc chẩn đoán xác định không hề đơn giản, vì bác sĩ phải loại trừ được rất nhiều bệnh khác có biểu hiện tương tự.

Các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại, kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột. Viêm đại tràng co thắt có liên quan chặt chẽ tới tỷ lệ thực phẩm thông qua đại tràng (ruột già).Viêm đại tràng co thắt là bệnh hay gặp ở người lớn tuổi.

Viêm đại tràng co thắt được phân thành 3 loại cơ bản:

Loại 1: Có hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.

Loại 2: Có hiện tượng đau bụng và táo bón.

Loại 3: Có hiện tượng đau bụng, vừa tiêu chảy lại vừa táo bón.

Có khoảng 20% dân số trên thế giới bị viêm đại tràng co thắt. Riêng tại Việt Nam thì có khoảng 30-40% bệnh nhân đến khám chuyên khoa tiêu hóa bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt. Viêm đại tràng co thắt thường gặp ở nữ giới (cứ 4 nữ giới mắc viêm đại tràng co thắt thì có 1 nam giới bị mắc chứng bệnh này). Người dễ mắc viêm đại tràng co thắt là bệnh nhân rối loạn thần kinh chức năng (hysteria), trầm cảm, ám ảnh hay bị stress tâm lý… Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

2. Nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng co thắt Nguyên nhân của viêm đại tràng co thắt rất đa dạng, và một trong những nguyên nhân điển hình có thể kể tới là:

Viêm đường ruột bởi ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh – thức ăn có vi khuẩn thương hàn gây bệnh, vi khuẩn lỵ hoặc lỵ a-míp

Do rối loạn nhu động ruột

Do dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn

Do rối loạn tâm thần, sang chấn tâm thần…

Việc chẩn đoán ra bệnh viêm đại tràng co thắt được xem là khó khăn và phức tạp. Với từng bệnh nhân mà Bác sĩ đưa ra các chỉ định xét nghiệm khác nhau và còn tùy thuộc vào trang thiết bị của từng phòng xét nghiệm.

Trường hợp bệnh nhân bị nghi loạn khuẩn có thể cho xét nghiệm vi khuẩn chí, xét nghiệm tìm các loại trứng giun, sán

Nếu trường hợp nghi ngờ nhiễm viêm đại tràng với lý do khác có thể cho chụp khung đại tràng có thuốc cản quang, và nếu có điều kiện thì có thể tiến hành nội soi đại tràng…

Bệnh viêm đại tràng co thắt ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống (không thoải mái, kiêng khem quá mức, hay cáu gắt dễ nổi nóng, lúc nào cũng lo đến bệnh tật của mình).

3. Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt

– Đau bụng 

Bệnh viêm đại tràng co thắt có rất nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng triệu chứng điển hình nhất của viêm đại tràng co thắt là đau bụng. Đau bụng đa dạng, có thể đau sau khi ăn, có thể đau khi ăn no, đặc biệt là đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh…

Do cơn đau dai dẳng, đặc biệt đau sau khi ăn, thế nên hầu hết người bệnh bị viêm đại tràng co thắt không dám ăn những thức ăn có dạng như vậy. Khi căng thẳng, stress thì cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Viêm đại tràng co thắt thường đau vùng bụng ở dưới rốn, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, dễ gây nhầm với bệnh đau dạ dày.

vc

Hội chứng đại tràng kích thích gặp nhiều ở nữ giới, thường bắt đầu từ khi còn trẻ và giảm dần khi lớn tuổi. Bệnh kéo dài làm người mắc trở nên gầy yếu do phải kiêng khem nhiều, tinh thần lo lắng, giảm chất lượngcuộc sống. Hiệnkhoa họcchưa xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Thường đau quanh rốn hoặc bụng dưới với mức độ thay đổi, từ âm ỉ tới dữ dội (có thể lầm với cơn đau quặn thận).Tình trạng đau bụng nặng lên khi bệnh nhân gặp chuyện buồn hoặc căng thẳng tâm lý. Đau sẽ giảm đi sau khi đại tiện. Một số bệnh nhân không đau bụng mà chỉ có cảm giác khó chịu, khôngthoải máiở bụng dưới.

Rối loạn đại tiện : Trước hết là thay đổi về hình thái phân (lỏng hoặc khô) và số lần đại tiện (nhiều lần trong ngày hoặc chỉ 1-2 lần/tuần, có thể xen kẽ 2 tình trạng trên). Phân có thể kèm chất nhầy, không có máu. Có sự thay đổi về cảm giác khi đại tiện: người bệnh thấy mót, cần đi ngay, hoặc có cảm giác đi không hết phân.

Hầu hết người bệnh đều cho biết, hết cơn đau bụng sau khi đi đại tiện. Nhưng, cũng có nhiều bệnh nhân viêm đại tràng co thắt mạn tính thì vừa đi ngoài xong chưa vào đến phòng nghỉ đã xuất hiện cơn đau quặn bụng khác muốn đi ngoài tiếp.

Một số dấu hiệu khác : chậm tiêu, ợ chua, đau ngực, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm…

– Các xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm, X-quang bụng, nội soi ống tiêu hóa… đều cho kết quả bình thường.

Việc chẩn đoán hội chứng đại tràng kích thích rất dễ mà cũng rất khó .

Dễ vì chỉ cần người bệnh bị đau bụng và rối loạn đại tiện kéo dài 3 tháng là có thể nghĩ tới hội chứng này.

Khó vì để khẳng định nó, bác sĩ phải loại trừ tất cả các bệnh khác có triệu chứng tương tự khác. Chẳng hạn, với triệu chứng đau bụng, cần phân biệt với bệnh loét dạ dày – tá tràng, sỏi mật, giun sán, viêm tụy… Nếu bệnh nhân hay bị táo bón chiếm ưu, phải loại trừ các bệnh túi thừa đại tràng,ung thưđại tràng, utử cung, viêm đường mật… Với chứng tiêu chảy, phải nghĩ đến cả các bệnh như loét đại tràng, viêm ruột giả mạc, rối loạn hấp thu, cường giáp…

Điều trị hội chứng đại tràng kích thích là một việc khó khăn đối với cả Đông y và Tây y .

Về Tây y, do chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh nên chỉ có thể điều trị triệu chứng (chống đau bụng, tiêu chảy, táo bón). Ngoài ra, bệnh nhân được sử dụng các thuốc hướng tâm thần (nhất là các thuốc chống trầm cảm) .

Theo Đông y, hội chứng đại tràng kích thích xuất hiện do khí trệ (gây đầy trướng, khó chịu, táo bón), tỳ hư (gây tiêu lỏng, chậm tiêu) và đặc biệt là do can – tỳ bất hòa. Theo ngũ hành, can thuộc mộc, liên quan tới các hoạt động tình chí; tỳ thuộc hành thổ, liên quan tới các vấn đề tiêu hóa. Mộc khắc thổ, vì vậy nếu có tâm trạng tức giận, căng thẳng, khí của can vượng lên, khắc chế tỳ mạnh hơn, gây rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên,lý thuyếtnày chưa giải thích hết được các biểu hiện của hội chứng đại tràng kích thích.

Căn bệnh này được Đông y điều trị bằng các vị thuốc và bài thuốc sau:

– Chống đau bụng: mộc hương, hậu phác, chỉ xác, hương phụ.

– Chống tiêu chảy: búp ổi, búpsim, vỏ lựu.

– Chống táo bón: mật ong, vừng đen, lá muồng, mang tiêu, đại hoàng.

– Bài thuốc hòa giải can tỳ, chữa đau bụng tiêu chảy do tâm trạng bất ổn: bạch truật, bạch thược mỗi thứ 12 g; trần bì, phòng phong mỗi thứ 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.

Sau khi được điều trị bằng Đông y, bệnh vẫn hay tái phát.

Trong việc điều trị hội chứng đại tràng kích thích, cả Đông y và Tây y đều thống nhất ở một điểm sau :

Bệnh nhân cần thay đổi lối sống để phòng bệnh và góp phần làm giảm bệnh: sống lành mạnh, không làm việc quá sức, không căng thẳng suy nghĩ, tập thể dục thường xuyên, không bê tha rượu bia,ăn uốngđiều độ, kiêng các chất kích thích, đồ cay, chua…

Để phòng tránh viêm đại tràng một cách hiệu quả thì lời khuyên cho bạn là bạn nên đi khám định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện ra bệnh. Một khi đã có dấu hiệu của bệnh bạn cần đi khám bệnh ở chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và điều trịdứt điểm ngay từ đầu, không để bệnh trở thành mạn tính. Để phòng bệnh, cầnăn uốngđảm bảo vệ sinh. Không nên lạm dụng gia vị, rượu, bia, chất chua, cay trong các bữa ăn hằng ngày…

(Blogsudo Tổng Hợp)

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *