20 cách suy nghĩ đang giết chết cuộc đời của chính bạn

Cuộc đời màu hồng hay màu xám tro điều đó nằm ở cách nghĩ của bạn. Đừng bao giờ để suy nghĩ giết chết cuộc đời của chính mình. Hãy sống tích cực suy nghĩ lạc quan bạn sẽ thấy mọi thứ không như bạn tưởng tượng. 

Hãy xem bạn có đang nghĩ về những điều dưới đây không nhé và giành lại một cuộc sống đầy năng lượng cho mình từ ngày hôm nay.

1. Bạn nghĩ và phiền muộn về những điều ở phía trước mà quên rằng mình cũng đã đi được một quãng đường dài.
Đó là một cách làm cho bạn nản lòng. Thói quen xấu này làm tăng đáng kể nguy cơ bạn từ bỏ ước mơ của mình. Thay vì vậy, nếu bạn suy nghĩ nhiều hơn về những thành quả bạn đã đạt được cho đến ngày hôm nay- số ký bạn đã giảm (hoặc tăng) được, những điều bạn đã học được, số tiền bạn kiếm được- bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về vị trí hiện tại bạn đang ở đâu và bạn sẽ không cảm thấy bị quá tải hoặc bất lực khi nhìn về phía trước.


2. Luôn nghĩ là mình đúng, phải là phải, trái là trái
Nhiều người luôn sống chết chứng minh rằng mình đúng. Để làm gì nhỉ? Có lẽ, họ không muốn bị người khác nghĩ rằng mình yếu kém hay ngu ngốc.
Nhưng có một việc còn khó hơn cả chứng minh mình đúng, đó là nhận sai. Mỗi người luôn có một quan điểm riêng. Thế nên, tại sao bạn không giữ lấy quan điểm của bạn và để họ giữ quan điểm của họ?

Chúng ta luôn ngộ nhận mình đang sống trong 1 thế giới mà mọi thứ luôn rõ ràng như nó vốn thế. Nhưng đoán xem, đó chỉ là ảo tưởng. 
Sự thật” của người này có thể khác với “sự thật” của người khác. 

3. Nghĩ rằng mình cần có ai đó bên cạnh vì bạn sợ cô đơn
Đây là một lỗi dễ mắc phải, và đồng thời cũng rất dễ dàng bị bỏ lỡ khi nhận được sự từ chối.

Đó là điều mà một người hay nghĩ khi lạm dụng một mối quan hệ hay khi phụ thuộc vào người khác về tài chính, cho dù đó là gia đình, hoặc thậm chí là nơi làm việc (so với việc theo đuổi giấc mơ của họ để mở một doanh nghiệp).

Sự thật là bạn có thể tự mình đi đến bất cứ nơi nào bạn muốn trong cuộc đời. Nhưng trước khi bạn làm điều đó bạn cần phải nhận ra rằng bạn đang tự tước đi cơ hội của mình để thực hiện điều đó. Vâng, đó chính xác là những gì bạn đang làm. Bạn thậm chí không cho mình một cơ hội để thử.

4. Bạn nghĩ rằng bạn sẽ hạnh phúc sau khi đạt được mục tiêu của mình.

Bạn sẽ hạnh phúc khi có một thân hình cân đối chứ? Khi bạn đạt được một thân hình mong muốn, bạn sẽ thực sự hạnh phúc. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang đau khổ về thân hình không cân đối của mình!

Đó thật sự là những gì chúng ta nghĩ về những mục tiêu được đặt ra, tất cả những loại mục tiêu. Mặc dù chúng ta biết rằng tiền bạc hay một thân hình cân đối không phải là một điều kiện tiên quyết cho hạnh phúc, nhưng chúng ta vẫn đang theo đuổi những thứ đó.

Bạn có thể thấy, thậm chí khi bạn có một thân hình cân đối, hay bạn làm được rất nhiều tiền, hay khi bạn tìm ra tình yêu của mình, bạn sẽ lập tức tự đề ra những mục tiêu mới mà bạn cần phải đạt được và đó là lý do khiến bạn tiếp tục rơi vào tình trạng khốn khổ.

Nhưng ai nói bạn không thể hạnh phúc bây giờ và cả sau này? Tại sao chúng ta phải chờ đợi cho những mục tiêu trở thành hiện thực thì mới hạnh phúc? Tôi tin rằng nếu bạn nhắc nhở bản thân để có thể hạnh phúc bây giờ, bạn sẽ ít rơi vào Cái Bẫy Nghịch Lý của Hạnh Phúc hơn.

5. Nghĩ rằng niềm vui đến từ những yếu tố bên ngoài thay vì từ bên trong
Bạn nghĩ rằng một người vui vẻ và hạnh phúc vì họ nhận được một chứng chỉ tốt hơn, hay làm được nhiều tiền hơn, hay có một người vợ hay người chồng tuyệt vời là chuyện bình thường. Nhưng chúng ta đều biết có những người không có tất cả những điều đó vẫn đang sống hạnh phúc.

Có những suy nghĩ đã hình thành với bạn từ nhỏ. Nhưng… đó là một thói quen vô lý. Hạnh phúc là những điều đến từ bên trong, không phải từ những yếu tố bên ngoài. Nó là một cảm giác và bạn có thể cảm nhận được nó bất cứ lúc nào. Nếu lần sau bạn nghĩ mình cần một cái gì đó để hạnh phúc thì nên suy ngẫm lại

6. “Mình có thể thay đổi người khác”
Thực tế, ai cũng có một chút mong muốn trong việc thay đổi bạn bè, người quen, song rất khó để làm điều đó. Bạn có từng nghĩ rằng, mình phải có trách nhiệm thay đổi tính cách ai đó để họ trở nên tốt hơn, rồi cuối cùng nhận ra rằng, thứ duy nhất có thể thay đổi họ là chính họ?
Nếu họ không muốn thay đổi thì mọi nỗ lực của bạn chỉ là vô ích, thế nên đừng cố tác động lên người khác. Nếu bạn không thích tính cách của họ, bạn có thể không chơi với họ nữa. Bạn không có nghĩa vụ và khả năng phải thay đổi họ.

7. “Mình đang rất khỏe và không chăm sóc bản thân”
Có thể khi còn trẻ bạn rất khỏe, có thể làm được tất cả mọi việc, đi đến bất kỳ đâu mà bạn muốn, ăn uống quá độ, ngủ nướng, tiệc tùng với bạn bè thâu đêm, nhưng nếu bạn nghĩ sức khỏe có thể mãi bên bạn mà không cần chăm sóc thì bạn đang hoàn toàn sai lầm.

Bạn biết bạn nên tập thể dục nhiều hơn, nhưng bạn không làm. Bạn biết bạn không nên quá khó khăn với bản thân mình, nhưng bạn vẫn như thế. Và kết quả là bạn cảm thấy tội lỗi.

Tại sao lại dành toàn bộ thời gian, công sức và tiền bạc cho công việc, bạn bè, đồng nghiệp và để rồi chẳng còn gì cho bản thân? Hy sinh, trách nhiệm, nghĩa vụ đều tốt và đều quan trọng, nhưng nếu bạn không tự chăm sóc mình, bạn sẽ không còn gì để cho đi, bạn sẽ kiệt quệ và căng thẳng, tuyệt vọng và bệnh tật. Trước tiên hãy tự chăm sóc bản thân, đó không phải là sống ích kỷ, đó là sống khôn ngoan.

8. “Mình ch một nạn nhân”
Bạn không phải là 1 nạn nhân. Hãy ngừng việc đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh về những vấn đề bạn gặp phải. Hãy tự giải thoát cho mình khỏi ý nghĩ này bởi vì nó sẽ chẳng giúp gì được cho bạn cả. Thực tế, nó còn là vật cản tới con đường thành công của bạn.

Bạn không cần phải lệ thuộc để đóng vai một nạn nhân. Bằng cách nói rằng bạn ‘không thể’ làm điều này hay điều khác? Bạn đang ép mình trở thành một nạn nhân.

Đây có thể là điều bạn không biết: Bạn có thể hưởng lợi từ việc trở thành một nạn nhân.

Lấy ví dụ, nếu bạn đang bị quá cân và cảm thấy mình là một nạn nhân của sự quá cân, bạn có thể bí mật cảm thấy tự hào vì đã chống lại những thông tin xấu trên những tờ tạp chí. Hoặc nếu bạn đang ngập đầu trong công việc, bạn có thể khoe khoang với người khác mức thù lao mà bạn được nhận.

Bây giờ có lẽ mọi chuyện đều ổn. Trừ khi dĩ nhiên bạn muốn chấm dứt việc quá cân hay quá tải công việc.

Bước đầu tiên bạn cần phải làm là hãy tự hỏi mình: ‘Những lợi thế của tình trạng hiện giờ của tôi là gì?’ Hãy thành thật kể ra ít nhất 7 lợi thế! Bạn có thể sẽ ngạc nhiên…

9. “Mình có thể đứng núi này, trông núi nọ”
Chắc chắn, ai cũng từng có ý nghĩ đại loại như, ”nếu tớ xinh như cô gái kia thì tớ sẽ hạnh phúc”, hoặc ”nếu tớ giàu như anh chàng kia thì tớ sẽ rất mãn nguyện”. Nhưng không phải ai có gì đó tốt hơn bạn có nghĩa là họ hạnh phúc hơn bạn đâu.
Có thể cô gái xinh xắn đó đến từ một gia đình bất hạnh, còn chàng trai giàu có kia lại luôn làm việc quá nhiều nên chẳng dành được chút thời gian nào cho gia đình. “Núi nọ” chưa chắc đã tốt hơn “núi này”. Hãy trân trọng những gì bạn có.
10. “Tiền có thể mua được mọi thứ”

Đúng vậy, đừng cố dùng tiền để mua chuộc hạnh phúc. Hạnh phúc và niềm vui thực sự nằm ở tự do, ở chính trong tiếng cười, tình yêu, tài năng, đam mê. Cũng đừng băn khoăn về cuộc sống không công bằng. Hãy hòa nhập với cuộc sống và tìm hạnh phúc từ những điều giản đơn quanh bạn.

Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa đánh giá cao giá trị của đồng tiền và sự thành công. Chúng ta nghĩ rằng, những người có nhiều tiền thì bằng cách này hay cách khác cũng sẽ sung sướng hơn những người không có.
Có thể bạn cho rằng, chỉ có những người ”gato” mới nghĩ tiền không đem lại hạnh phúc. Nhưng hãy nhìn quanh, chắc chắn có nhiều thầy tu hạnh phúc trên thế giới – những người không có lấy 1 đồng nào trong người. Mỗi sáng, có những người vui vẻ ăn bánh mì bên cạnh gia đình thân yêu của mình, trong khi những tỷ phú phải đau đầu vật vã với chứng khoán lên xuống.
Đừng khóa mình trong tư tưởng ”phải giàu thì mới hạnh phúc”. Có tiền thì tốt, thậm chí rất tốt, nhưng tiền không phải là tất cả.
11. Tin rằng quá khứ sẽ quyết định tương lai.
Tương lai tươi sáng là phụ thuộc vào bạn của hiện tại chứ không phải bạn trong quá khứ.
Chỉ bởi vì bạn đến từ một gia đình nghèo khó hoặc từng gây ra lỗi lầm không có nghĩa là bạn không thể có một tương lai tốt hơn. Nếu cứ tự cho mình là một kẻ thất bại vì một quá khứ thất bại thì bạn sẽ vẫn chẳng thể khá hơn trong tương lai. Và nếu bạn từng nghe về luật Hấp dẫn thì bạn sẽ biết rằng: bạn sẽ trở thành điều mà bạn luôn nghĩ tới. 
Có những thói quen khiến cuộc sống của bạn trở nên tồi tệ. Tác giả chuyên viết sách về gia đình và các mối quan hệ Maria Robinson từng nói: “Không ai có thể đi ngược thời gian để bắt đầu lại từ đầu. Nhưng ai cũng có thể bắt đầu lại từ hôm nay và viết nên hồi kết mới”. Thay vì tập trung vào quá khứ sai lầm, hãy tránh những thói quen xấu ở hiện tại để tự cho mình một khởi đầu mới.
12. Suy nghĩ lại những sai lầm và tự phê phán bản thân
Không có ai trên đời là hoàn hảo. Đắm mình trong bóng tối của sự hối hận và tự phê phán bản thân không giúp giải quyết việc gì mà chỉ khiến bạn bị dày vò và gây ra những tổn thương về tinh thần, thể xác. Hãy dừng lại. Bạn có thể siết chặt tay và chán ghét bản thân một chốc một lát, nhưng đừng làm thế quá lâu, nếu không bạn sẽ lại tự tạo thêm cho mình rắc rối vốn không có trước đó. Sau khi đã cẩn thận xem xét lại lỗi lầm, hãy cho qua mọi việc, hãy thay thế việc dày vò và phán xét bản thân bằng việc tự trấn an và quyết tâm. Hãy tự nhủ lần sau mình sẽ làm tốt hơn.

Hãy ngừng tước đi hạnh phúc của chính bạn, và tránh xa cảm giác tội lỗi chỉ bởi vì bạn biết rằng bạn nên làm một việc X nhưng đã không làm. Nếu bạn tìm ra một quy trình phù hợp với nhu cầu của mình, tôi biết bạn có thể làm được điều đó! Và khi đó bạn không cần thêm một động lực nào để thực hiện và duy trì nó.

13. Bạn nghĩ rằng mình không được ai giúp đỡ và cũng rất ít khi giúp đỡ người khác.
Có thể bạn từng suy nghĩ rằng khi khó khăn không ai giang cánh tay giúp đỡ vậy thì tại sao mình phải giúp đỡ người khác. Vậy thì bạn nên suy nghĩ lại

Giúp đỡ người khác mang lại niềm hạnh phúc cho bạn. Bạn sẽ thấy rằng mình đã làm được một việc có ích, và thấy người khác quý trọng điều bạn làm.

Biết đâu trong khi giúp, bạn còn thấy công việc ấy thú vị, dù lúc đầu bạn không nghĩ vậy. Có thể bạn không thấy đó là sự hy sinh vì cuối cùng chính bạn nhận được rất nhiều lợi ích.
Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ, nghĩ thay họ và làm tất cả những gì trong khả năng của bạn.
Con người cần cơm ăn, áo mặc, cần một mái ấm để dừng chân. Họ cũng cần những thứ giống như bạn cần những người bạn, cần một cuộc sống có ý nghĩa…
Bằng cách mở rộng lòng mình để quan sát và lắng nghe, bạn sẽ dần dần nhận biết và thấu hiểu được điều người khác thật sự mong muốn nhận được từ bạn.

Bên cạnh thành công, giúp đỡ người khác được chứng minh sẽ làm tăng hạnh phúc cho bản thân.

Một mũi tên bắn trúng hai con nhạn…

14. Lo lắng người khác nghĩ gì về mình và cho rằng mọi người sẽ không thích bạn.
Có 1 bí mật chắc bạn không để ý: chẳng có ai đánh giá bạn nhiều như chính bạn đâu. Những người khác đã quá bận rộn để nhìn nhận lại chính mình rồi, nên có khi họ còn chẳng thèm bỏ ra 1 giây để chú ý tới bạn.
Hãy làm những gì bạn thấy vui và nếu những người khác đánh giá bạn thì đó là vấn đề của họ, không phải của bạn. Hãy lờ họ đi và sống vui vẻ theo cách của mình.
Đôi khi chúng ta tự ý thức và không mong đợi nhiều cho chính mình. Thế giới của tôi thay đổi khi tôi nghe Byron Katie, một người thầy dạy tâm linh, nói:

‘Khi tôi bước vào một căn phòng, tôi biết rằng tất cả mọi người trong đó đều thích tôi. Tôi chỉ không mong chờ họ nhận ra điều đó bây giờ. ‘

Tin vào những nhận định tiêu cực của mọi người. Lúc nào cũng có người này dèm pha người kia. Và dù những nhận định tiêu cực đó xuất phát từ ai đi chăng nữa thì ít nhiều cũng làm bạn tổn thương. Nhưng hãy nhớ không phải điều gì người ta nói cũng đúng. Bạn không bị thay đổi vì điều người ta nói.

Bạn mạnh mẽ hơn và có khả năng hơn mọi người tưởng và bạn chứng minh điều này bằng cách đứng dậy và tiếp tục sống cuộc đời của bạn. Hãy điều chỉnh cái cần điều chỉnh và bỏ mặc điều nên bỏ mặc.

15. Nghĩ về quá khứ và tự dằn vặt mình vì những sai lầm đã gây ra

Nếu có thể giải quyết các vấn đề thì sao bạn phải lo lắng? Còn nếu không thể giải quyết thì lo lắng cũng chẳng ích gì. Lo lắng chỉ khiến vấn đề xấu đi và phá hỏng niềm vui hiện tại. Hãy thở sâu và thư giãn. Đừng để quá khứ chi phối bạn. Luôn tin tưởng rằng cuối cùng cuộc sống luôn có cách giải quyết vấn đề tốt nhất.

Tất cả những gì bạn trải qua hôm nay là kết quả của những gì xảy ra ngày hôm qua, tuần trước, tháng trước,… Nhưng tương lai sẽ là kết quả của ngày hôm nay cộng với quá khứ.

Ví dụ bạn nói rằng ‘Tôi phá sản’, điều đó có thể đúng. Nhưng nếu bạn không có ý định tìm một việc làm mới trong lúc đó thì bạn là một người sống trong thực tại và nghĩ đến tương lai

Một người thực tế thực sự sẽ nói rằng ‘Tôi phá sản nhưng mọi chuyện có thể thay đổi khi tôi kiếm được việc làm!’

Bạn đã thấy được sự khác biệt?
16. Nghĩ rằng cần phải khẳng định mình.
Hãy tự hỏi ‘Bạn cảm thấy bạn đang thiếu điều gì mà bạn cần phải khẳng định?’
Trả lời câu hỏi này một cách thành thật sẽ giúp bạn mở ra con đường để đi đến hạnh phúc, và giúp bạn tránh xa cảm giác vô giá trị.

17. Ngh
ĩ rằng mình không làm được và chờ người khác tới giúp bạn.
Bạn nghĩ bạn không biết về vấn đề X và cần sự giúp đỡ của người khác. Điều đó có thể đúng, nhưng đôi khi nó chỉ là lời thoái thác để khỏi làm bẩn tay bạn.

Điều này hiếm khi xảy ra chỉ vì bạn lười. Nó thường xảy ra đa số vì bạn cảm thấy không đủ năng lực. Đây là một ví dụ khác: Bạn chờ một người cho bạn lời khuyên về những việc bạn nên làm, vậy khi nào bạn nên là người nên đưa ra lời khuyên cho chính bạn

Vấn đề ở đây ẩn dưới thái độ ‘Tôi không đủ giỏi để làm việc này’ , ‘Tôi không biết làm việc này’,…

Nhưng sẽ như thế nào nếu bạn biết cách làm, và đủ hiểu để làm?

18. Bạn nghĩ chỉ nên làm vừa đủ tốt thay vì nỗ lực hết mình
Thỉnh thoảng nó khá dễ để đạt được tốt. Nhưng nếu điều đó tuyệt như bạn vẫn đang khao khát? Bạn biết rằng tốt là kẻ thù của tuyệt đúng không? Hãy xem Marie Forleo giải thích vì sao cô ta từ bỏ một triệu đô-la, và được truyền cảm hứng để từ bỏ những thứ tốt phía sau để đạt được điều tuyệt vời vĩ đại.

Vậy bạn sẽ làm gì hôm nay hay tuần này để phá hủy hạnh phúc của mình ít đi và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn?

Có một câu nói quen thuộc: ”Cuộc đời bạn sẽ thay đổi khi bạn thay đổi suy nghĩ”. Những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta sẽ là nhân tố chính tạo nên những trải ngiệm sống trong cuộc đời. Vấn đề ở chỗ, hầu hết mọi người đều không nhận thức được rằng họ đang có những thói quen suy nghĩ tưởng chừng vô hại, song lại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống. 
Có những ý nghĩ độc hại đang tồn tại trong tâm trí bạn hằng ngày và được bạn ”cắm rễ” lâu ngày. Hãy chú ý hơn đến những gì bạn nghĩ và khi bắt được những ý nghĩ tiêu cực đó, ấn nút ”cancel” hoặc ”delete” càng nhanh càng tốt nhé.

19. Nghĩ người khác tốt hơn mình và cố trở thành h
Bạn là duy nhất trong cả thế giới rộng lớn. Cố trở thành một người khác, một người bạn tin là thông minh hơn hay xinh đẹp hơn bạn là điều vô nghĩa. Bạn chỉ có thể là chính mình và mọi người chỉ có thể là chính họ theo đúng cách họ đã được sinh ra. Bạn có thể so sánh bản thân với một số người bạn ngưỡng mộ, nhưng hãy bổ sung những điều tốt đẹp đó chứ đừng biến bạn thành người đó. Cứ tự tin là chính mình, rồi bạn sẽ tìm được những người yêu quý và trân trọng bạn.
20. Tự nghĩ mình nên bỏ cuộc

Cuộc sống sẽ tạo ra biết bao khó khăn và thử thách trên đường đời, đó lại chính là điểm làm cho nó trở nên thú vị. Nếu bỏ cuộc sớm, bạn sẽ không bao giờ được nếm vị ngọt đắng của cuộc đời. Hãy kiên trì, cảnh giác và dũng cảm đấu tranh. Miếng ngon luôn phần kẻ cuối.

Người ta thường nói: ” cuộc đời thay đổi khi bạn thay đổi suy nghĩ của chính mình” Hãy sống lạc quan và suy nghĩ tích cực bạn sẽ thấy những điều tốt đẹp mà chính những suy nghĩ không tốt của bạn đang vùi dập nó. 

Một số thông tin được dịch bởi Trang Nguyen từ bài viết của mariabrilaki (Lifehack)
Ms. Su – Blogsudo

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *