Google đã thay đổi thế giới như thế nào?

Thế giới đã thay đổi như thế nào từ khi Google ra đời đến nay? Đổi mới hơn, hiện đại hơn, con người giải phóng được suy nghĩ nhiều hơn hay ngày càng làm trì trệ bộ não của chính mình?

Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, Google đã thay đổi rất nhiều, và não bộ con người cũng đã thay đổi để thích ứng với một thế giới không thể thiếu vắng các bộ máy tìm kiếm.Google đã mang lại cho thế giới vô số những tài sản giá trị mà con người chúng ta đã, đang và sẽ không bao giờ quên. Những giá trị ấy là gì?

Mạng lưới công nghệ thật sự thay đổi khi có Google
Những ngày cuối tháng 9/1998, hai sinh viên trường Stanford tại Mỹ là Sergey Brin và Larry Page đã cùng nhau sáng lập một công ty có tên là Google trong gara ô tô cũ. Khi ra đời Google, 2 chàng trai trẻ Larry Page và Sergey Brin có lẽ đã không nghĩ rằng trang web của họ có thể thay đổi… bộ não của con người.
Ngày đó, Google rất khiêm tốn, một công cụ tìm kiếm gần như vô danh so với các công cụ tìm kiếm lớn khác như AltaVista, Lycos hay Yahoo!. Thế nhưng sau 16 năm, Google đã trở thành người bạn thân thiết trên mạng internet mỗi khi muốn tìm kiếm thông tin và trở thành thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới. Khi Larry Page và Sergey Brin sáng lập Google vào năm 1998, bộ máy tìm kiếm của hai thiên tài toán học này có một điểm mạnh vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh vào lúc đó: tự động xếp hạng các kết quả tìm kiếm dựa theo mức độ liên quan tới từ khóa do người dùng nhập vào. Nhờ có thế mạnh này, Google nhanh chóng vươn lên vị trí số 1 thế giới và đến nay vẫn áp đảo hoàn toàn các đối thủ cạnh tranh như Yahoo hay Bing. 
Trải qua nhiều năm, Google đã mở rộng thành một đế chế hùng mạnh với các sản phẩm số như Maps, Android, Chrome, Gmail cũng như các sản phẩm không thuộc lĩnh vực web như robot, y học, xe tự lái…Từ đây, cái tên Google đã bắt đầu mở ra những câu chuyện, giá trị lớn lao mang lại cho cả thế giới. Google đã thay đổi cách thế giới tìm kiếm trên internet với Google Search, đồng thời tạo ra những sản phẩm có tầm ảnh hưởng lớn, thay đổi cả giới công nghệ như email, hệ điều hành cho thiết bị di động đến các dịch vụ trực tuyến, phần mềm ứng dụng… .Với Google Search, con người có thể tìm kiếm được mọi thứ trên thế giới, từ thông tin, hình ảnh và vô vàn những thứ khác. Tốc độ tìm kiếm nhanh, chuẩn xác, kho dữ liệu ngày càng khổng lồ, Google đã vươn lên trở thành công cụ tìm kiếm tri thức vô hạn, đầy giá trị cho nhân loại. Thế giới internet đã có nhiều đổi thay quan trọng khi Google ra đời.
Ngày ra đời, Google chỉ lập chỉ mục tìm kiếm (index) cho 26 triệu trang web, nhưng ngày nay hơn 60 nghìn tỷ trang web đã có chỉ mục trên Google. Năm 1998, Google chỉ có 10.000 lượt truy vấn tìm kiếm mỗi ngày, hiện nay con số nầy là trên 100 tỷ lượt. Google đã đưa kho tàng tri thức của nhân loại tập hợp lại tại một nơi duy nhất để tất cả con người chúng ta có thể tìm kiếm, sở hữu một cách dễ dàng, bất chấp khoảng cách thời gian, không gian địa lý. Đó là giá trị lớn nhất mà Google đã mang lại cho nhân loại.
Không chỉ trở thành công cụ tìm kiếm hàng đầu trên internet, Google Search còn mở ra tương lai cho ngành công nghiệp quảng cáo trên internet và ngày nay là trên di động. Với việc thay đổi thuật toán tìm kiếm mang tên Humingbird mới nhất vào lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 15 vừa qua, Google đang hướng đến mục tiêu đưa công cụ tìm kiếm Google Search ngày càng đến gần hơn với nhân loại qua việc “hiểu” chính xác hơn ngữ nghĩa từ những câu tìm kiếm của người dùng để cho ra kết quả tốt nhất, nhanh nhất không chỉ trên các máy vi tính mà còn là trên các thiết bị di động đang ngày càng phổ biến như hiện nay. Google Search giờ đây đang hướng đến mục tiêu trở thành cỗ máy có tính chất “con người” hơn để gióp phần đưa tri thức đến cho nhân loại không chỉ nhanh, chính xác nhất mà còn phải có giá trị hơn.
Google đã thay đổi con người 
Nhắc đến Google đầu tiên vẫn là nhắc tới tìm kiếm. Với vai trò là cánh cổng dẫn tới Internet của phần đông người dùng, Google đại diện cho kho dữ liệu khổng lồ được con người đưa lên web. Ngay cả cái tên của công ty (nói lái từ “googol”, cụm từ đại diện cho con số 10^100) cũng thể hiện mức độ khổng lồ của tài nguyên hiểu biết mà Google mang lại.
Nhưng, khi bộ máy tìm kiếm này đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, não bộ con người đã thay đổi thế nào để thích ứng với một thế giới không thể thiếu thông tin, không thể thiếu Google? Liệu lượng thông tin đồ sộ trên web có ảnh hưởng tới cách suy nghĩ của con người.
Sau 16 năm hoạt động, đổi mới không ngừng nghỉ, Google đã mang đến cho nhân loại nguồn tri thức vô hạn và đầy quý giá. Đây mới là thành tựu ý nghĩa nhất mà Google mạng lại cho thế giới bên cạnh những thay đổi dành cho thế giới internet. Nếu như trước đây bạn, tôi và những người khác muốn tìm kiếm tài liệu thì phải mất công đi tìm trong những quyển sách ở khắp nơi trên thế giới. Việc nầy vừa tốn thời giờ, công sức, chi phí lại chưa chắc số lượng tài liệu mà mình tìm được đã là đầy đủ, kiến thức chính xác. Nhưng từ khi có Google Search, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn, chỉ cần vào Google Search giờ đây bạn đã có cả kho tri thức vô hạn của nhân loại ngay từ chiếc máy tính trong nhà.
Google Search đã trở thành thành cỗ máy tìm kiếm đỉnh cao của công nghệ và tri thức. Cõ lẽ phần lớn các cư dân trên trái đất nầy đều ít nhiều biết đến Google và sử dụng nó đều đặn hằng ngày. Giá trị lớn nhất mà Google mang lại chính là tri thức nó cung cấp cho chúng ta, một thứ hoàn toàn vô giá, không thể đánh đổi bằng bất cứ thứ tài sản hay của cải có giá trị nào khác. Đây cũng chính là điều đáng nể nhất mà cả thế giới dành cho Google. Và với những thay đổi trong thuật toán tìm kiếm mới, đưa Google Search trở thành một cỗ máy “con người” hơn, công cụ tìm kiếm nầy đang hứa hẹn sẽ ngày càng trở thành cỗ máy cung cấp tri thức nhanh nhất, chính xác nhất cho con người.

Tương lai của Google là gì?
Với những thành công đã đạt được, có thể nói Google đang ở trên đỉnh vinh quang của thế giới công nghệ. Thế nhưng, Google vẫn không “ngủ yên” ở đó, hãng công nghệ nầy vẫn đang thay đổi không ngừng để nắm bắt những xu hướng mới phục vụ cho nhân loại. Chúng ta đang sống trong thời kỳ hậu PC và thời đại công nghệ di động (Mobility) đã và đang đến rất gần. Mọi thứ giờ đây đa phần đều có thể giải quyết từ ngay trên chính những thiết bị di động nhỏ bé như smartphone hay tablet. Google cũng đã hiểu được điều nầy cũng như đã và đang góp phần cùng thế giới đưa Mobility trở thành hiện thực hữu ích. Năm 2005, Google đã cho ra đời hệ điều hành di động mở Android. Đây có thể xem là bước đột phá rất lớn của Google sau công cụ tìm kiếm Google Search và một số sản phẩm nổi bật khác. Google vào những năm đó gần như đã có trong tay cả thế giới internet trên PC, tuy nhiên Google đã nhìn ra rằng mọi thứ trên PC sẽ sớm lỗi thời và chuyển sang di động. Và Google muốn tất cả những sản phẩm của mình sẽ chuyển dần sang Mobility để phục vụ người dùng.
Hệ điều hành Android ra đời từ đó đã góp phần thúc đẩy Mobility ngày càng trở thành hiện thực rõ ràng hơn bao giờ hết. Ngày nay Android đã có trên 1 tỷ thiết bị được kích hoạt, chiếm 79% thị phần hệ điều hành di động toàn thế giới. Chưa dừng lại ở đó, Google đã bắt đầu lấn sân vào lĩnh vực cung cấp các thiết bị di động như những chiếc máy smartphone, tablet mang thương hiệu Google, xây dựng các trình duyệt, ứng dụng di động… Mới đây, việc sử dụng thuật toán tìm kiếm mới là Humingbird nhằm mục tiêu giúp người dùng tìm kiếm trên di động tốt hơn càng khẳng định Google đang hướng dần đến Mobility một cách rõ ràng hơn bao giờ hết.
Với những cải tiến, thay đổi không ngừng và nắm bắt các xu hướng một cách thông minh, nhanh nhất, Google đã, đang và sẽ tiếp tục là “tượng đài” của làng công nghệ thế giới mà chúng ta chắc chắn sẽ khó có thể nào quên.
Sử dụng Google không khác gì luyện tập thể thao cho bộ não.
Kể từ thời điểm đó tới nay, số lượng nghiên cứu về ảnh hưởng của hành động tìm kiếm trên mạng đối với con người đã tăng lên đáng kể. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người có khả năng truy cập vào các bộ máy tìm kiếm (như Google) thường đánh giá quá cao trí thông minh của mình, và rằng những người hay đọc tài liệu trên mạng cũng thường đọc lướt hơn là đọc chi tiết.
Một nghiên cứu khá nổi tiếng do các nhà khoa học đến từ các trường đại học danh tiếng như Columbia, Harvard và Wisconsin-Madison cho thấy, những người được tiếp xúc với Internet thường khó có thể nhớ được các thông tin nhỏ nhặt. Thay vào đó, họ thường ghi nhớ vị trí đã lưu lại thông tin này. Nghiên cứu này đưa ra kết luận rằng Internet đã trở thành bộ não thứ hai của chúng ta: “Internet đã trở thành một loại hình bộ nhớ ngoài/bộ nhớ chuyển đổi chính cho con người, nơi mà thông tin được lưu một cách tổng hợp bên ngoài não bộ của chúng ta”.
Bộ não của chúng ta có tính thích ứng cao và được tự nhiên thiết kế để luôn tìm tòi các thông tin mới. “Đó là lý do vì sao chúng ta không thích những thứ lặp đi lặp lại”, giáo sư Small khẳng định. Đó cũng là lý do vì sao não người lại phản ứng mạnh mẽ với lượng thông tin vô hạn có trên Internet. Có thể nói rằng trang web là một bữa tiệc buffet miễn phí với các món ăn kiến thức nhiều vô kể, và các bộ máy tìm kiếm như Google, Yahoo và Bing chính là tấm vé để bạn gia nhập bữa tiệc đó. Internet mang lại tất cả những gì mà bộ não cần có, và bởi vậy mà gần như không một ai có thể sống thiếu Google.
Một phần trí thông minh và trí nhớ của bạn giờ hiện đang được đặt tại các trung tâm dữ liệu của Google.
Và thực tế là con người càng ngày càng tận hưởng Google một cách “vô tội vạ”. Trong năm 1998, mỗi ngày Google chỉ thu hút được 9.800 lượt tìm kiếm. Đến năm 2014, con số này là… 5,7 tỷ lượt! Các bộ máy tìm kiếm không chỉ là công cụ nghiên cứu của con người khi cần tham chiếu thông tin; chúng đã trở thành phương tiện chính để chúng ta phát hiện và tiếp cận các thông tin mới.
Để phản ánh sự thay đổi đó, các nghiên cứu về ảnh hưởng của Internet với con người cũng cần phải thay đổi.
Khi Small thực hiện nghiên cứu đầu tiên vào năm 2007, ông đã gặp rất nhiều khó khăn khi cố gắng tìm ra những người chưa từng sử dụng các bộ máy tìm kiếm. “Đó cũng là lý do vì sao người tham gia nghiên cứu của tôi có tuổi khá cao, vì người già thường tiếp thu công nghệ mới muộn hơn”. Đến bây giờ, vị giáo sư này khẳng định việc tìm ra một người không dùng Google hoặc các dịch vụ tương tự sẽ là gần như bất khả thi.
Về phần mình, Google cũng đã tìm cách bổ sung cho các tính năng mà giờ đây não bộ không còn đảm nhiệm tốt (do sử dụng Google). Trong những năm gần đây, công ty của Larry Page đã liên tục đẩy mạnh các tính năng lưu vị trí, lưu thời điểm và lưu trải nghiệm của con người trên các dịch vụ như Gmail, Google+, Maps… Một phần bộ nhớ của con người giờ đây đã được giao phó cho Internet.
Nhưng, đôi khi chúng ta sẽ cần rời xa máy móc để lấy lại trí thông minh cảm xúc.
Trong bối cảnh con người không thể sống thiếu công nghệ, các nghiên cứu của giáo sư Small cũng đã được thay đổi sang một chủ đề mới: hiệu ứng của cuộc sống thiếu công nghệ đối với não bộ.
Vào năm ngoái, ông đã thực hiện một nghiên cứu gồm một nhóm học sinh lớp 6. Khi bị buộc phải tách rời các thiết bị công nghệ và cùng sinh hoạt trong rừng trong vòng 5 ngày, trí thông minh xã hội và cảm xúc của các em đã tăng lên đáng kể. “Tin mừng là chúng ta có thể luyện tập lại cho não của mình để kích hoạt lại các kỹ năng xã hội. Không có gì bị mất mãi mãi cả”, giáo sư Small đã khẳng định như thế.

Cho dù Google có phát triển mạnh và có ích với con người đến nhường nào đi chăng nữa, chúng ta cũng không nên quá phụ thuộc vào công nghệ. Hãy luôn trau dồi kiến thức và nạp thông tin vào bộ não của chính mình, vì chính nhờ những việc đó mới tạo nên được một gã khổng lồ Google to lớn như ngày hôm nay.

Su Tổng Hợp

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *