Những việc không nên làm khi nóng giận

Lúc tức giận ai đó bạn sẽ làm gì, sẽ gào thét, sẽ tự hành hạ mình hay lái xe như điên trên đường…Đừng để sự giận dữ phá hủy cuộc sống của bạn, trong lúc nóng giận đừng dại làm những điều sau nhé.
Đừng nghĩ đơn giản rằng tức giận chỉ là 1 cảm giác tức thời bởi nó có thể khiến bạn đưa ra những quyết định vô nghĩa, thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống lâu dài.Các nhà khoa học đã chứng minh sự tức giận có thể gây tổn hại nặng nề đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn bởi vì nó tạo ra những tác động căng thẳng về tâm lý và sinh lý. Đó là lý do tại sao bạn không nên để sự tức giận gâɹ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của mình. Đừng để “cả giận mất khôn” với những việc làm dưới đây nhé.


1. Đừng đi ngủ

Người ta nói rằng “không nên đi ngủ khi giận dữ”. Điều này là hoàn toàn chính xác bởi các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng giấc ngủ sẽ tăng cường trí nhớ và cảm xúc, thậm chí là những cảm xúc tiêu cực mà bạn đang có. Chính vì thế bạn cứ giữ tâm trạng bực bội sau khi cãi nhau mà đi ngủ thì những ký ức không vui đó sẽ càng ăn sâu vào trí nhớ và có thể kéo dài đến tận sáng hôm sau

2. Đăng dòng trạng thái tức giận lên mạng xã hội

Hiện giờ rất nhiều người có xu hướng sử dụng mạng xã hội để trút sự tức giận hoặc những viết mọi suy nghĩ của mình nhằm ý thông báo đến tất cả mọi người.
Cũng như những lời nói khi giận dữ, khi bạn lên trang cá nhân của mình để trút bực bội về bạn bè, gia đình hay những người làm bạn giận thì những thứ đó cũng có thể gây tổn thương tương tự với nhân vật bị nói đến. Chưa kể rằng chẳng hay ho gì khi để những người khác thấy được con người của bạn trở nên tệ hại như thế nào khi nóng nảy qua những câu status, hoặc giả bạn có muốn xóa đi những thứ đó thì nó cũng đã được đọc, được nhìn thấy, thậm chí được lưu lại, chụp hình lại… và có thể gây ảnh hưởng đến bạn và mối quan hệ của bạn bất cứ lúc nào. 

Bằng mọi cách, hãy kiềm chế và không nên viết những dòng trạng thái đó lên mạng xã hội. Bởi sự lan truyền của nó đến chóng mặt vˠ đây không phải là một quyết định khôn ngoan để nói với tất cả mọi người rằng bạn đang cảm thấy như thế nào vào lúc này.
Khi tức giận bạn đang không biết mình viết gì, ảnh hưởng của nó ra sao tới mọi người, thậm chí cả công việc hɯặc danh tiếng của mình và nó có thể đem đến cho bạn rất nhiều phiền toái hệ lụy từ đó.
3. Ra những quyết định
Nếu bạn muốn có một quyết định đúng đắn, bạn cần phải tập trung vào tình hình công việc lúc đó vˠ cân nhắc tất cả những lợi thế cũng như bất lợi. Để làm được điều này rất cần sự bình tĩnh và sáng suốt.
Nếu bạn vội vã thực hiện một quyết định dưới áp lực của sự tức giận hoặc cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ thấy hối tiếc cho quyết địnhȠnông nổi thậm chí là dại dột của mình.
Hãy tập kỹ năng kìm giữ cảm xúc trong tầm kiểm soát khi bạn đang phải đối phó với những vấn đề nghiêm trọng, giữa cảm xúc và trách nhiệm trong cuộc sống của bạn.
4. Vô tình ngược đãi tinh thần người khác
Có thể bạn không nhận thấy nhưng khi đang tức giận, bạn sẽ thấy bức bối trong người và tìm cách xả chúng như phàn nàn, kể lể hay cau có, đá thúng đụng nia với mọi người xung quanh. Đó cũng là một cách ngược đãi tinh thần người khác và có thể sẽ xúc phạm đến mọi người khi họ không đồng tình hoặc lắng nghe bạn.
Bạn có thể áp dụng các kỹ thuật hít tɨở khác nhau để giúp giảm căng thẳng và loại bỏ cảm giác tức giận hoặc dành cho mình một không gian tĩnh lặng để lấy lại bình tĩnh. Những người thành công và khôn ngoan có xu hướng cố gắng biến ngày tồi tệ của họ trở nên tốt hơn với tâm trạng lạc quan tɨay vì làm phiền và phá hỏng tâm trạng của những người xung quanh.
5. Lái xe
Khi giận dữ, đừng lái xe. Việc lái xe khi trong tâm trạng nóng nảy, không bình tĩnh sẽ mang lại rất nhiều nguy hiểm vì bạn sẽ kiểm soát không tốt phương tiện của mình cũng như xử lý tình huống gặp phải không minh mẫn nữa. Bên cạnh đó, khi đang giận dữ, bạn có xu hướng nhìn thẳng về phía trước nên khó có thể quan sát được xe cộ ở hai bên hoặc xe chuẩn bị cắt ngang đường của mình. Hãy hạ hỏa trước khi cầm lái và luôn luôn như thế bạn nhé!

Các nghiên cứu cho thấy những người mang tâm trạng kích động thường không chú ý đến đường xá và dễ gây tai nạn hoặc càng nhận thêm sự tức giận bởi vốn dĩ khi tham gia giao thông cũng đã khiến tâm trí bạn căng thẳng hơn bình thường rồi.
Nếu như bạn đang lái xe thì nên dừng lại một lúc để lấy lại bình tĩnh trước khi tiếp tục lên đườngnhé.
6. Kể lể với tất cả mọi người
Cũng thật bình thường nếu như bạn cần ai đó tâm sự để giải tỏa căng thẳng, tìm lời khuyên cho vấn đề của mình nhưng hãy cẩn trọng và chia sẻ việc ấy với những ngườɩ đáng tin cậy bởi nếu như gặp ai bạn cũng muốn nói và đơn giản chỉ nghĩ rằng mình nói xong sẽ thôi thì hậu quả khó lường đấy. Nếu việc chia sẻ không đúng người, họ có thể hiểu lầm và bắt đầu nói xấu về bạn và cuộc sống của bạn với người khác.
7. Quay trở lại những thói quen xấu
Bạn có biết sự tức giận có thể phá vỡ hoặc làm hỏng sức mạnh của ý chí? Bạn đã cố gắng cai thuốc lá hoặc hạn chế uống rượu nhưng khi gặp khó khăn bạn lại tìm đến chúng như một ɮguồn an ủi để giải khuây?
Hãy tìm ra những cách hữu ích và khỏe mạnh hơn để đói phó với cảm giác khủng khiếp này ví dụ như tập thể dục để giải tỏa bớt năng lượng, tránh khỏi sự tức giận và cảm xúc xấu xí. Nếu bạn tập thể dục thườngȠxuyên, bạn sẽ làm tăng mức độ serotonin – một loại hormone làm giảm hành vi hung hăng và khiến cho bạn hạnh phúc hơn.
8. Hòa nhập xã hội
Thật khó để mọi người xung quanh bạn như hàng xóm, đồng nghiệp nơi công sở hay bạn bè ngoài xã hội có thể thích bạn khi mà lúc nào bạn cũng đầy ắp sự giận dữ. Cố gắng nên tránh gặp mọi người xung quanh khi tâm trạng bạn không được tốt nếu như bạn không giữ nổi bình tĩnh hoặc sự kiềm chế.
Bạn chỉ có thể để lại ấn tượng tích cực với người khác chỉ khi bạn tìm hiểu về bản thân và tìm ra cách phù hợp để ngăn chặn cảm giác tiêu cực trước mặt mọi người. Hẳn nhiên ngay cả với chính mình, bạn cũng sẽ không thích phải đối diện với những cô nàng hay anh cɨàng nào đó đeo gương mặt bí xị, cáu có, dễ chửi mắng người khác hoặc phàn nàn đủ thứ.
Những người có tâm trạng lạc quan, vui vẻ, ít tức giận và sự hận thù luôn có nhiều thành công trong xã hội và được mọi người yêu mến bởi vì ai cɩng thích những nụ cười thoải mái và một môi trường dễ chịu với người đối diện.

9. Đá thúng đạp nia

Giận thì dĩ nhiên bạn nghĩ là phải trút giận ra cho đỡ tức tối rồi. Nhưng đó không phải là ý kiến hay đâu nhé. Theo các nhà nghiên cứu tâm lý, một người chỉ cần dành 5 phút để đọc những lời nói bực bội của người khác trên mạng xã hội thôi cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng, làm cho họ không vui và dễ nóng giận hơn. Một nghiên cứu trước đó cũng cho thấy rằng việc đấm gối, đấm tường (hay đấm ai đó) để thỏa mãn cơn giận không chỉ làm bạn cảm thấy giận dữ hơn mà còn có thể kích thích những hành vi kích động về sau này.

10. Đừng ăn

Làm dịu cơn giận bằng cách ăn có thể mang đến nhiều tai hại. Khi giận dữ, chúng ta thường chọn những thực phẩm không lành mạnh, chẳng hạn như những thứ nhiều đường, nhiều chất béo, nhiều carb… Ngoài ra, khi cảm xúc đang bị đẩy lên cao độ, cơ thể sẽ tự động chuyển sang trạng thái báo động nguy hiểm. Vào lúc này, hệ tiêu hóa không thể hoạt động một cách tối ưu và có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.

11. Đừng tiếp tục cuộc tranh cãi
Bởi trong trạng thái nóng nảy và giận dữ, bạn rất dễ buông ra vô vàn điều gây tổn thương cho đối phương mà sẽ chẳng bao giờ rút lại được và khiến bạn mãi hối hận về sau. Thay vì tiếp tục tranh cãi, hãy dừng lại để lấy bình tĩnh. Có thể chỉ mất 10 phút, hoặc có khi là đến 10 ngày. Nhưng chắc chắn bạn sẽ sẵn sàng đối mặt với vấn đề này một lần nữa khi tâm trạng cân bằng trở lại, sáng suốt hơn, lý trí hơn.

12. Đừng viết mails

Khi bạn tức giận không nên viết thư cho ai vì lúc ấy bạn có thể viết những lời xúc phạm hoặc những điều điên rồ cho người khác. Tốt hơn bạn nên viết ra trên trang word hoặc giấy để lấy đi sự thất vọng của bạn ra khỏi tâm trí, giúp bạn bình tĩnh lại.

Một khi bạn đã nhấn nút gửi đi, bạn sẽ hối hận vì những thứ tệ hại mình đã ghi trong email đó. Nếu không thể kiềm chế được và bạn muốn viết chúng ra cho hả giận, hãy viết vào Word.

13. Đừng uống rượu bia

Bạn nghĩ một chút cồn có thể làm cho cơn giận mình nguôi ngoai, thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Chất cồn trong rượu bia sẽ càng thúc đẩy bạn thể hiện sự tức giận của mình bằng hành động bởi chúng khiến cho bạn mất đi lý trí và không thể kiểm soát được bản thân. Những hành động sai lầm mang hậu quả lớn có thể xảy ra chỉ vì cảm xúc nhất thời. Bạn sẽ không muốn điều này xảy ra đâu phải không?

14. Đừng bỏ qua huyết áp của bạnNguy cơ cao huyết áp và đột quỵ tăng lên khi bạn tức giận. Nguy cơ bị lên cơn đau tim hoặc đột quỵ sẽ tăng cao kéo dài trong khoảng 2 tiếng đồng hồ sau khi bạn nổi cơn giận. Nếu bạn biết rằng huyết áp của bạn sẽ tăng lên khi tức giận thì hãy bình tĩnh lại để ngăn ngừa đột quỵ và nguy cơ khác do đột quỵ.

Điều này đặc biệt quan trọng với những người có bệnh tim hoặc cao huyết áp.

15. Đừng nói điện thoại

Hãy đối mặt trực tiếp với vấn đề và giải quyết chúng. Khi nói chuyện qua điện thoại bạn sẽ không thể nắm bắt được ý đồ của đối phương cũng như không thấy được nét mặt của họ. Vì vậy, khi cãi nhau hoặc nói chuyện điện thoại lúc nóng giận chỉ làm cho tình huống thêm tồi tệ mà thôi.

16. Đừng suy nghĩ

Nếu một người nào đó đã làm tổn thương cảm xúc của bạn, bạn không nên suy nghĩ về nó, chỉ cần cố gắng bình tĩnh lại. Khi bình tĩnh trở lại thì hãy nói chuyện bình tĩnh với người đó để giải thoát sự bực bội trong bạn.

Tức giận là một cảm giác nguy hiểm có thể đầu độc cuộc sống của bạn. Nhà văn nổi tiếng Ambrose Bierce đã từng nói rằng: ” Nói chuyện khi bạn đang tức giận đồng nghĩa với việc bạn sẽ làm cho lời mình nói thành những điều mà bạn sẽ hối tiếc nhất sau đó”.

Điều ngu ngốc hay tồi tệ nhất bạn từng làm khi nóng giận và khiến bạn mãi hối hận là gì?
Su Tổng Hợp

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *