Bệnh trĩ là gì?

Khi bị bệnh trĩ tấn công, dù bệnh đã nặng hay chỉ mới chớm đến thì tất cả người bệnh cũng đều gặp phải nhiều phiền toái, mọi công việc, sinh hoạt đều bị đảo lộn. Vậy bệnh trĩ là gì mà nó có sức ảnh hưởng ghê gớm đến như vậy? Bài viết sau đây hy vọng sẽ giúp bạn đọc trả lời được thắc mắc bệnh trĩ là gì ?
benhtrilagi004

Bệnh trĩ là bệnh gì?

Trong y học thì gọi là bệnh trĩ nhưng dân gian ta còn có một tên gọi quen thuộc khác đó là bệnh lòi dom. Quan sát sẽ thấy rõ búi trĩ sa ra ngoài, thực chất đó là những đám rối tĩnh mạch ở trực tràng. Búi trĩ hình thành bởi tĩnh mạch trực tràng phải chịu những sức ép lớn từ ổ bụng, tuần hoàn máu gặp trục trặc, các ống tĩnh mạch bị căng phình quá mức.Đúng như tên gọi, tính chất của bệnh cũng chính là sự sa ra ngoài ống hậu môn của các búi trĩ lớn.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ Chảy máu  Nếu đại tiện khó khăn và bạn thường thấy những sợi máu hay vệt máu nhỏ bám trên giấy vệ sinh, trên bề mặt phân thì đây chính là giai đoạn đầu của bệnh trĩ. Giai đoạn này máu chảy rất kín đáo, có thể nhiều người không phát hiện được. Đến khi trĩ lớn, tình trạng đại tiện càng khó khăn hơn, máu chảy lúc này cũng nhiều hơn, thành giọt, theo tia, dễ dàng nhận thấy.

Sa búi trĩ Mới đầu, búi trĩ nhỏ, như cục thịt mềm màu hồng bám ở trên hoặc dưới đường lược, ngay rìa hậu môn cũng có thể có. Người bệnh sờ được những cục thịt ngày càng rõ rệt hơn khi búi trĩ sưng to và sa xuống khỏi trực tràng, ra hẳn bên ngoài hậu môn.

– Căn bệnh này theo thống kê cho thấy nó đứng top đầu trong số đông những bệnh nhân đến khám bệnh vùng trực tràng hậu môn. Trong dân gian cũng từng nói về mức độ “phổ biến” của bệnh như sau: “thập nhân cửu trĩ” nghĩa là cứ 10 người thì có đến 9 người mắc trĩ. Vậy tại sao có nhiều người mắc bệnh trĩ đến thế?

– Do bệnh ở vùng hậu môn, vùng kín đáo nên người bệnh cũng ít khi chú ý ngay cả khi đã có những dấu hiệu mới chớm người bệnh cũng vẫn cứ chủ quan. Hơn nữa là vùng hậu môn nên phần lớn bệnh nhân ngại bày tỏ với bác sĩ, tâm lý thường xấu hổ nên giấu bệnh, bênh nặng, có biến chứng mới đi điều trị.

Nguyên nhân trực tiếp hình thành nên bệnh trĩ là

–    Chế độ ăn không cân bằng, ăn uống quá nhiều đồ cay nóng.

–    Do bị táo bón kéo dài nhưng không điều trị dứt điểm, táo bón làm người bệnh luôn phải rặn mạnh.

–    Do đứng, ngồi quá lâu.

–    Do mang thai, tuổi tác cao.

Bệnh trĩ là bệnh phổ biến trong mọi đối tượng, mọi lứa tuổi

Bắt đầu tuổi trưởng thành, bạn nên cảnh giác với bệnh trĩ, bởi lúc này chỉ những thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt, làm việc bạn cũng đều rất dễ mắc trĩ. Bệnh trĩ cũng không phân biệt lứa tuổi, mặc dù người cao tuổi có tỷ lệ mắc trĩ cao hơn hẳn nhưng xu hướng hiện nay cho thấy bệnh trĩ bắt đầu xuất hiện nhiều trong những người tuổi còn trẻ.

Người ít vận động Đặc biệt là đối tượng làm văn phòng, học sinh, sinh viên do phải ngồi quá nhiều  nên áp lực ổ bụng luôn cao. Nếu không cải thiện tình hình, kèm theo việc lười vận động, lười thể dục thể thao thì sớm muộn cũng bị mắc trĩ.

Người bị táo bón hành hạ Táo bón nhiều làm tĩnh mạch luôn bị căng giãn qua mức và trĩ tất yếu sẽ ghé thăm một khi các thành tĩnh mạch này bị suy yếu, gấp khúc vì chịu sức ép lớn.

Người thường hay bị tiêu chảy Đi nhiều dạng lỏng cũng khiến trực tràng luôn phải chịu áp lực và búi trĩ sẽ có điều kiện hình thành rất thuận lợi.Người đã hoặc đang mắc các bệnh đường ruột: u bướu vùng hậu môn, hội chứng ruột kích thích…

Phụ nữ có thai và sau sinh Mang thai làm từ cung lớn và chèn ép trực tràng còn sau sinh bị mắc trĩ thì có thể một phần do quá trình ăn uống khi mang thai với quá nhiều dinh dưỡng nhưng thiếu chất xơ, đồ ăn không nhuận tràng nên chị em vốn đã bị táo bọn, sau sinh lại phải rặn mạnh, vùng trực tràng theo đó cũng bị ảnh hưởng. Bệnh trĩ có cơ hội cao hình thành.

Người cao tuổi Ở người già thành tĩnh mạch hậu môn kém bền, dễ bị gẫy đập khi gặp áp lực lớn.

Bệnh trĩ là bệnh có thể chữa khỏi – Người bị mắc trĩ luôn phải chịu đựng nỗi khổ tâm mà không thể bày tỏ cùng ai, có người nói nó rất vướng víu, đau tức và máu chảy rất đáng sợ. Có người than phiền rằng bệnh trĩ khiến họ mất ăn mất ngủ và luôn phải ngồi trong một tư thế khó chịu. Tuy nhiên trải qua một quá trình điều trị nhanh chóng thì người bệnh đã hoàn toàn cảm nhận được cảm giác thư thái như chưa từng bị mắc trĩ.

– Như vậy dù là bệnh trĩ có thể gây ra biến chứng nặng như bội nhiễm, có nguy cơ tạo thành nứt kẽ hay rò hậu môn, làm bạn bị suy nhược vì thiếu máu, là tác nhân gây ảnh hưởng về tâm lý nhưng bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và có thể chữa khỏi dễ dàng.
Dù trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp thì căn cứ và tình trạng của người bệnh bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Hiện nay điều trị bệnh trĩ gồm có các phương pháp là nội khoa, áp dụng thủ thuật và ngoại khoa

Điều trị nội khoa Khi trĩ ở mức độ nhẹ, chưa có biến chứng, người bệnh mới chỉ sưng, đau và thấy nóng hậu môn. Nếu có búi trĩ cũng chỉ như cục thịt rất nhỏ.

Điều trị bằng các thủ thuật Chỉ áp dụng với trĩ nội độ 2, độ 3 hoặc trĩ hỗn hợp có những búi trĩ nội. Các thủ thuật là chích xơ, thắt dây chun, làm đông bằng nhiệt.

Điều trị ngoại khoa Đó là thực hiện cắt trĩ, hiện nay kỹ thuật HCPT và PPH đang được áp dụng phổ biến nhất, ít chảy máu, vết thương nhỏ và mang đến độ an toàn cao. Đặc biệt là chỉ điều trị một lần, không tái phát.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

benhtri

Bệnh trĩ bao gồm có trĩ nội trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp ( bị cả trĩ nội và trĩ ngoại ).

– Trĩ nội : là các búi trĩ xuất hiện ở trong ống hậu môn.

– Trĩ ngoại : là khi trĩ xảy ra ở gần lỗ hậu môn, có thể có tụ máu phát triển gây đau đớn.

Bệnh trĩ tuy rằng không phải là một bệnh hiểm nghèo, gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì nó sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến hiệu suất công việc và cuộc sống của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh trĩ Dấu hiệu thường gặp và phổ biến nhất của bệnh trĩ là đi ngoài ra máu, thường có màu đỏ tươi. Bệnh trĩ rất hiếm khi gây ra mất máu ồ ạt nhưng nếu để lâu ngày có thế dẫn tới chứng thiếu máu. Sau một khoảng thời gian, búi trĩ sẽ to lên, sa ra ngoài, lúc đầu hiện tượng này chỉ xảy ra nhiều nhất khi đi đại tiện, nhưng về sau sẽ sảy ra liên tục và thường xuyên hơn.

bibenhtri

Bệnh trĩ làm người bệnh rất đau, nhất là khi phải di chuyển hoặc ngồi. Vùng hậu môn bị sưng lên và phù nề, tác rộng ra hai bên sẽ thấy niêm mạc trĩ nội thuyên tắc nằm ở giữa hậu môn, màu của niêm mạc trong và ngoài có màu khác nhau.

Tình trạng trĩ nội, một thời gian nguyên tắc có thể tự khỏi được, sau vài ngày thì bệnh nhân sẽ bớt đau, bớt sưng và trĩ trở vào trong hậu môn. Sau cơn thuyên tắc, trĩ có thể bị xơ hóa, nhỏ lại và lượng máu chảy ra ít hơn. Có một vài trường hợp có thể bị lở lớt bó trĩ hoặc hoại tử từng vùng hoặc cũng có khi hoại tử tạo ra apxe vùng hậu môn và vùng chậu.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ Có 7 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ :

– Do giải phẫu học : khi cơ thể người ở trạng thái đứng hoặc ngồi quá lâu, vùng trực tràng là bộ phận nằm dưới, chịu áp lực của phân và nội tạng, lượng máu được đang vận chuyển trong tĩnh mạch theo hướng đi lên trên trực tràng bị cản trở, dễ phát sinh và phình to dẫn đến trĩ.

– Do yếu tố di truyền : nếu người bệnh bẩm sinh có thành tĩnh mạch mỏng yếu, khả năng kháng lực kém, không chịu áp lực của huyết quản từ đó tĩnh mạch dần dần bị phình to ra.

– Do công việc : người có công việc bắt buộc phải đứng, ngồi nhiều hoặc phải đi lại nhiều đều ảnh hưởng đến sự vận động của máu trong tĩnh mạch, làm giảm sự lưu thông máu trong vùng chậu gây ra sung huyết ở các cơ quan nội tạng trong ổ bụng làm cho tĩnh mạch trĩ bị căng lên quá cỡ. Bên cạnh đó, người bệnh vận động ít, nhu động ruột giảm, thời gian đại tiện kéo dài, dần dần gây ra trĩ.

– Do thói quen ăn uống không hợp lý : vùng hậu môn bị nóng, hoặc bị lành quá mức cũng gây ra táo bón hoặc tiêu chảy. Uống nhiều rượu, hay các đồ cay nóng đều gây nên những kích thích không tốt ở vùng trực tràng hậu môn, làm cho tĩnh mạch trĩ dễ bị sung huyết, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu trong tĩnh mạch, làm giảm khả năng chịu lực của thành tĩnh mạch.

– Tĩnh mạch trong hậu môn chịu áp lực ngày càng lớn : những bệnh sơ cứng gan, sung huyết gan, hoặc bệnh tim làm cho tĩnh mạch hậu môn bị sứng huyết, gia tăng áp lực trong ổ bụng gia tăng, cản trở quá tình tuần hoàn máu trong ttrực tràng.

– Áp lực ổ bụng tăng cao : các bệnh u trong ổ bụng, u nang buồng trứng, u tử cung. Phì đại tuyến tiền liệt, mang thai, đi đại tiện lâu, ăn quá no, đều là áp lực trong ổ bụng gia tăng, cản trở quá trình tuần hoàn máu trong tĩnh mạch.

– Viêm nhiễm ở bộ phận hậu môn : có nhiều trường hợp mắc bệnh trĩ do bị viêm cấp tính, mãn tính ở hậu môn, cũng làm cho tĩnh mạch bị phình to và gây ra trĩ.

Tác hại của bệnh trĩ

– Tạo ra hiện tượng thiếu máu: vì khi bị trĩ sẽ chủ yếu bị đi ngoài ra máu nên khi bệnh kéo dài sẽ gây nên thiếu máu và ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

– Gây ra khó khăn khi đi đại tiện và có thể cho bạn đi đại tiện không thể tự chủ được.

– Gây nên ung thư trực tràng: đây là tác hại rất nặng nề khi bị mắc bệnh trĩ. Khi mà để bệnh kéo dài, kết hợp thêm viêm nhiễm sẽ kích thích các tế bào ung thư phát triển ở vùng bị tổn thương. Đến lúc thấy có tình trạng máu thâm đen và có mùi hôi khi khả năng rất cao là bạn có thể mắc ung thư trực tràng.

– Viêm nhiễm hậu môn: lúc búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn gây ra ngứa, dễ bị trầy xước tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào hậu môn gây ra viêm nhiễm hậu môn.

tachaitri

– Làm giảm ham muốn tình dục: bị trĩ ngoại các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn làm cho cả phụ nữ và đàn ông khi quan hệ tình dục sẽ không thoải mái làm giảm chất lượng khi quan hệ. Để tình trạng kéo dài khiến cho người bệnh dần cảm thấy giảm ham muốn và mặc cảm, từ đó dẫn đến hạnh phúc gia đình ảnh hưởng, chất lượng cuộc sống đi xuống.

Phòng tránh bệnh trĩ thế nào? – Nên tạo cho mình thói quen vận động sau khoảng 1 giờ làm việc quá lâu ở một tư thế. Ngồi ở một chỗ lâu cần phải đứng dậy đi lại 5-10 phút thư giãn, vận động co giãn thân thể. Lưu ý: bạn không nên lót gối mềm dưới mông vì nó sẽ tăng tình trạng chèn ép tĩnh mạch.

– Tránh làm việc quá sức làm cho cơ thể mệt mệt, căng thẳng đầu óc, thức đêm cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị bệnh trĩ. Nên có lịch tập thể dục đều đặn, hàng ngày thường xuyên giúp cơ co giãn tốt.

– Không nên đi đại tiện quá lâu vì nó sẽ dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột. Thêm nữa, nếu thời gian mở hậu môn kéo dài gây thúc đẩy sự tích tụ chất thải, giảm máu ở tĩnh mạch hậu môn, lâu ngày sẽ dẫn đến bị trĩ.

– Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, nên uống từ 2 – 2.5 lít nước một ngày và hạn chế ăn nhiều đồ ăn cay, nóng như rượu bia, ớt, hạt tiêu để tránh bị táo báo và suy mạch.

– Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một khung giờ nhất định – thường vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.


(Blogsudo Tổng Hợp)

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *