Cách gia hạn sử dụng cho các dụng cụ làm bếp

Làm sao gia hạn sử dụng cho các dụng cụ làm bếp như thìa, thớt, xoong nồi hay dao và các loại máy xay sinh tố…


Nấu ăn là “nghệ thuật”, “đam mê”, đôi khi là nguồn “cảm hứng”. Gian nhà  bếp thân yêu với  những dụng cụ nấu ăn quen thuộc là nơi ra lò những bữa ăn thơm ngon bổ dưỡng cho sức khoẻ gia đình. Nấu ăn thực sự thì không thể thiếu gian nhà bếp, gian nhà bếp không thể tách rời các dụng cụ hỗ trợ nấu ăn. Đồng thời bảo quản các dụng cụ việc sử dụng và bảo quản không kém phần quan trọng.

Bạn rất chịu khó mua sắm dụng cụ làm bếp đắt tiền với suy nghĩ  “đồ đắt tiền chắc sẽ bền hơn”. Tuy nhiên nếu không sử dụng và bảo quản đúng cách thì bạn sẽ phải vứt chúng đi nhanh hơn dự kiến đấy. Hãy lưu ý môt chút khi sử  dụng, bạn sẽ giữ được đồ bền hơn và tránh lãng phí đồ mới cho gian bếp của mình.

1. Thìa gỗ

Ngay khi nhìn thấy các vết nứt trên thìa hoặc gỗ bị đổi màu thì đã đến lúc các bà nội trợ phải thay. Các vi khuẩn E-coli trong các khe nứt sẽ xâm nhập vào thức ăn gây ra tiêu chảy nếu bạn vẫn cố sử dụng tiếp. Các loại thìa gỗ có hạn sử dụng từ 5 đến 6 năm

Vì chất liệu bằng gỗ nên có thể an tâm sử dụng cho bất cứ loại nồi, niêu, xoong chảo nào. Nhưng lý tưởng nhất vẫn là loại nồi chảo không dính, vì đồ gỗ sẽ không làm trầy xước, tổn hại đến lớp chống dính trên mặt chảo. Bạn em rất thích dùng thìa gỗ để làm nướt sốt nóng, món hầm hay xào chiên vì khi nêm nếm nó cảm thấy mùi vị và độ nóng của món ăn được giữ nguyên vẹn.
Có điều dùng đồ gỗ thì cảm giác dơ hơn đồ kim loại vì gỗ dễ bị ẩm, mốc, hay có mùi, vết dơ thì bám rất lâu. Nó bảo là gỗ tự nhiên sẽ chống vi khuẩn, trừ khi các bạn mua đồ làm bếp bằng gỗ không rõ nguồn gốc, cứ vào siêu thị hay cửa hàng đồ gia dụng mà mua cho an tâm. Nên chọn loại làm từ gỗ cứng để tuổi thọ sử dụng được lâu, khó hấp thụ mùi và độ ẩm, cho nên gỗ dừa nhà ta là lựa chọn tốt nhất. Em nghĩ mình nên rửa sạch ngay sau khi dùng xong để không bị bám mùi và chớ nên ngâm dễ làm giảm tuổi thọ đồ gỗ. Khi rửa thì không nên dùng miếng chà inox và chà mạnh tay vì sẽ làm tróc hết lớp tráng phủ an toàn, sẽ làm xước giằm gỗ. Em cứ miếng bọt biển (hoặc giẻ rửa chén màu xanh xanh) mà kỳ cọ nhẹ nhàng, rồi xả lại bằng nước ấm để bảo quản đồ gỗ tốt hơn.
Khi mới mua về thì ngâm trong nước muối với tỷ lệ 200g muối/ 1 lít nước để qua đêm, sau đó phơi khô nhằm hạn chế việc rạn nứt về sau. Nếu thấy có màu lạ tan ra từ thìa, các bạn nhớ bỏ ngay 

Ban đầu rửa bình thường với nước rửa chén rồi xả lại bằng nước ấm, sau đó ngâm nước hòa giấm (tỷ lệ 1:1) trong khoảng 5 phút, rồi xả lại và lau khô bằng khăn mềm để giúp thìa mau khô, không bị ẩm mốc.
Sau một thời gian sử dụng, đồ làm bếp bằng gỗ sẽ có mùi đặc trưng kì kì nên hằng tháng các bạn nên ngâm thìa gỗ trong dung dịch nước ấm hòa bột baking soda, để khoảng 15 – 20 rồi phút rửa sạch nhằm loại bỏ mùi hôi nhé. Nếu cảm thấy mấy cái thìa gỗ này bị thô rám, hay sợ có giằm, các bạn dùng giấy nhám để chà sạch và làm nhẵn bề mặt của chúng; hoặc ngâm trong nước với giấm khoảng 1 tiếng trước khi chà nhám để đạt hiệu quả tốt hơn.
2. Khăn bếp 
Những miếng xốp, mút với nhiều lỗ rỗng tự nhiên và ở trong môi trường bếp ẩm ướt sẽ nhanh chóng trở thành “tổ ấm” của vi khuẩn. Cứ mỗi 8 tiếng, 1 vi khuẩn có thể nhân lên thành 4 triệu con, tăng nhanh gấp 200 lần so với điều kiện trong thí nghiệm.

Nghiên cứu của ĐH Arizona cho thấy hầu hết những miếng mút trong bếp đều chứa 1 lượng lớn vi khuẩn E.coli và salmonella. Các miếng mút này cũng là ổ lây lan thuận tiện cho các đồ vật, bề mặt khác. Vì thế nên tách biệt “nhiệm vụ” cho từng khăn bếp như khăn lau bàn, khăn rửa bát…
Bởi vì sự lây lan của vi trùng, cộng với sự hiện diện của thức ăn và độ ẩm, nhà bếp thực sự là nơi chứa đựng hầu hết các loại vi trùng vi khuẩn hơn bất cứ căn phòng nào trong nhà, theo trang web sức khỏe WebMD. Các chuyên gia đến từ UA khuyên mọi người nên vệ sinh khăn sau mỗi lần sử dụng, chẳng hạn như ngâm chúng trong một hỗn hợp thuốc tẩy pha loãng với nước trong hai phút để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. 
Giặt khăn ở nhiệt độ ít nhất là 90oC và dùng các chất tẩy mạnh để làm sạch vi khuẩn. Một trong những cách diệt khuẩn hiệu quả nhất là cho khăn bếp vào lò vi sóng.
Nghiên cứu của ĐH Florida cho thấy 2 phút quay trong lò vi sóng sẽ giết hoặc làm ngưng hoạt động của hơn 99% vi khuẩn có trong khăn. Chính sức nóng chứ không phải sóng của lò vi sóng đã diệt vi khuẩn. Và hiệu quả của lò vi sóng sẽ tốt nhất khi khăn được làm ướt trước khi cho vào lò.
Thời điểm nên thay mới: Mỗi tháng hoặc dùng giấy hay khăn dùng 1 lần.
3. Dao 

Đây là dụng cụ căn bản và không thể thiếu trong mọi căn nhà bếp. Chất lượng “ trợ thủ đắc lực’ này giảm chất lượng, bạn sẽ gặp nhiều phiền toái trong quá trình nấu ăn. Thường thì dao có hạn sử dụng trong vòng 2 đến 3 năm

dao23811442478082jpg

Nếu bạn có hòn đá mài để mài mỗi tuần thì tuổi thọ của dao sẽ tăng đáng kể. Còn nếu khi dao bị mẻ hay rỉ sét thì nên bỏ đi là vừa.

Để tiện cho việc bảo quản ta nên phân loại cấu tạo và tính chất của chúng. 
Dao rất dễ bị gỉ và cùn nếu thực phẩm vẫn còn dính trên dao sau khi đã sử dụng xong. Vì thế luôn rữa sạch và giữ khô ráo sau khi sử dụng. Khi rửa dao, nên dùng vật mềm để rửa dao tránh trầy xước, rửa lau ( phơi) khô ngay sau khi sử dụng. Đối với dao có vỏ bọc thì nên cho vào vỏ để đảm bảo tuổi thọ của dao

Tùy vào từng chức năng mà bạn có thể chọn mua những loại dao khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Để dao có thể sử dụng được lâu mà vẫn giữ được độ sắc bén, bạn nên lưu ý những cách bảo quản sau đây:
– Sử dụng đúng chức năng của từng loại dao. Không lấy dao gọt vỏ để cắt những đồ có lớp cứng hay muốn lọc thịt, cá cũng nên sắm cho mình môt loại dao riêng.
– Khi dùng xong nên rửa dao bằng miếng rửa bát mềm, khooing nên gây trầy xước trên dao.
– Không ngâm dao trong bồn rửa chung với các vật dụng khác để tránh làm hỏng chuôi gỗ hoặc lưỡi dao sẽ bị va vào những đồ vật khác gây mẻ, sứt lưỡi dao.
– Đặt dao vào hộp gỗ hoặc kệ cắm dao để giữ độ bền lâu nhưng vẫn đảm bảo an toàn và thuận tiện khi sử dụng.
– Mỗi tuần nên mài dao một lần trên miếng đá nhỏ hoặc dụng cụ mài dao, không nên mài dao trên vật nhẵn nào đó hoặc trên đáy chén đĩa… sẽ khiến dao bị nóng lên dễ bị cong và rỉ.
– Để dao không bị sét rỉ, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ bôi lên mặt dao một ít dầu ăn, ngâm vào nước vo gạo, hoặc lấy gừng xoa lên dao.
Để dao không bị gỉ sét, bạn có thể bôi lên mặt dao ít dầu ăn, ngâm vào nước vo gạo, hoặc lấy gừng xoa lên.
Mỗi tuần nên mài dao một lần, để đảm bảo dao luôn sắc, giúp bạn thoải máu khi nấu nướng.
Khi dao bị cùn bạn không nên mài nó trên vật nhẵn nào đó hoặc trên đáy chén dĩa…nhưng thật ra làm thế dao sẽ nóng lên, dễ bị cong và gỉ. Bạn nên ngâm dao trong nước muối 20 phút, sau đó mài bằng đá mịn.

4. Chảo chống dính 

Lớp chống dính của chảo rất quan trọng, nếu chẳng may bạn làm xước vì rửa bằng cọ sắt hay quẹt dao, thìa vào bề mặt thì chúng sẽ không còn tác dụng chống dính nữa và cũng dễ sản sinh ra nhiều độc tố. Sau khoảng 2-3 năm thì nên mua một chiếc chảo mới để dùng sẽ tốt hơn.

Thời gian gần đây, hầu như trong gian bếp nhà nào cũng có chiếc chảo chống dính phục vụ việc xào, chiên các món ăn yêu thích. Có loại rẻ tiền, đắt tiền nhưng nếu bảo quản và sử dụng không đúng cách thì chiếc chảo đắt tiền chưa chắc đã bền hơn loại rẻ tiền.
-Chế biến những món chiên, xào… trở nên thật dễ dàng,
– Khi mới mua về, bạn nên rửa qua với nước rửa chén để làm trôi lớp bụi bẩn bám trên mặt chảo, quét một lớp cà phê lên mặt chảo, đem hâm nóng, sau đó rửa lại cho sạch. Cách này không những giúp khử mùi của lớp sơn chống dính mà giúp chảo dễ rửa hơn.
– Tuyệt đối không để chảo trên bếp nóng khi bên trong chảo chưa có dầu vì nếu chế dầu hoặc chất lỏng khác vào đột ngột sẽ làm lớp sơn chống dính dễ bong tróc.
– Sử dụng chảo ở nhiệt  độ vừa phải, nếu lửa to cháy lên đến thành chảo dễ làm chảo nhanh hỏng và chất chống dính trong chảo bị phân hủy, có thể gây độc hại.
– Chỉ được dùng thìa, muỗng  bằng nhựa hoặc bằng gỗ để xào nấu các món ăn trong chảo.
– Khi nấu xong nên để chảo thật nguội rồi rửa để thức ăn không bị dính vào chảo quá lâu sẽ khó rửa  sạch được.
– Không dùng những loại chat tẩy rửa có nồng độ cao hoặc rửa chảo dưới nhiệt độ cao sẽ làm lớp chống dính nhanh bị bong.

Với các loại xoong nồi khác
Để xoong nồi sử dụng được lâu hơn, bạn nên nhờ cách bảo quản chúng đúng cách. Với những loại xoong chống dính, bạn có thể áp dụng phương pháp như bảo quản chảo chống dính. 
– Muốn làm sạch xoong nồi inox, bạn có thể ngâm chúng vào nước xà phòng ấm trong vài phút, khi xoong đã nguội rồi mới cọ rửa , lưu ý không dùng những miếng cọ rửa bằng kim loại để tránh làm xước bề mặt bên trong và bên ngoài.
– Treo xoong lên giá sau khi rửa sạch để chúng không bị va đập vào nhau.
– Với những lại xoong có kích thước lớn, bạn nên để chúng vào tủ phía dưới, lưu ý không xếp chồng nhiều xoong lên nhau, dặc biệt với những loại xoong chống dính.

5. Thớt 

Sau 3 năm dù thớt không bị xước thì việc thay một chiếc mới là hoàn toàn cần thiết bởi các vết ố sau nhiều năm tháng tích tụ trên thớt đủ sản sinh ra những vi khuẩn có hại và dễ bám vào thực phẩm của bạn khi thái trên đó.

Tùy theo từng chất liệu mà cách bảo quản từng loại thớt cũng khác nhau.
 Thớt gỗ: loại thớt có độ đàn hồi cao, thích hơp để băm, chặt, tuy nhiên thớt gỗ cũng có không ít những nhược điểm đi kèm: trọng lượng nặng,dễ thấm hút nước và các loại mùi, nhanh bị công vênh, có mùn, nứt, dễ mục. Vì vậy bạn nên bảo quản thớt gỗ cẩn thận và ký càng, tránh để vi khuẩn lây lan  sang thức ăn.
– Khi mới mua về, bạn nên ngâm thớt trong nước muối được pha theo tỷ lệ: 200g muối/1 lít nước trong 24 giờ, sau đó phơi khô thoáng sẽ giúp thớt có đủ độ ẩm, không bị rạn nứt về sau.
– Sau khi sử dụng, bạn  nên rửa thớt bằng một ít nước rửa bát hoặc chanh tươi rồi lau khô và treo thớt ở nơi khô thoáng đẻ ngăn ngừa nấm mốc.
Thớt nhựa: có trọng lượng nhẹ và không có nhiều nhược điểm như thớt gỗ nhưng bạn cũng không nên bỏ qua khâu bảo quản đúng cách để giữ được thớt bền lâu và hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
– Chỉ nên sử dụng thớt nhựa để thái các loại thức ăn dã chế biến, không cần nhiều lực tác động khi thái.
– Tránh ấn dao quá mạnh khiến vết dao hằn lên trên bề mặt thớt quá sâu, đấy chính là điểm lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nảy nở và thở sẽ mau cũ hơn.
– Nếu thớt bị ngả màu ố, bạn nên ngâm thớt trong giấm, nước cốt chanh trong vòng hai giờ, rửa lại bằng nước rửa bát, tráng nước sôi để làm thớt sạch và mới lại.
Thớt thủy tinh: mới xuất hiện trên thị trường nhưng loại thớt này cũng khá hấp dẫn các bà nọi trợ bởi tính thẩm mỹ mà nó mang lại, căn bếp của bạn sẽ màu sắc hơn khi có một chiếc thớt nhiều họa tiết làm điểm nhấn. Tuy nhiên cách bảo quản của chúng cũng không dễ đâu nhé.
– Chỉ nên dùng thớt thủy tinh để thái trái cây, rau củ, thức ăn mềm, các món cơm cuốn, sushi, thức ăn đã được chế biến như thịt luộc, thịt quay, giò, chả.
– Nên tráng qua nước sôi trước khi thái thức ăn chín.
– Rửa sạch thớt và treo nơi khô thoáng sau khi sử dụng.
– Nếu thớt có màu vàng ố, có mùi lạ và có vết nứt vỡ thì đó là lúc bạn nên thay cho mình một chiếc thớt mới.

6. Máy xay sinh tố – khi bị rơi hoặc nhúng vào nước

mayxay83691442478083jpg

Theo các nhà sản xuất thì máy xay sinh tố sẽ hỏng khi bị va đập hoặc bị nhúng trong nước. Tuy nhiên nếu bạn vẫn thấy chúng có thể dùng tiếp thì chẳng tội gì phải mua mới cả. Sau khoảng một thời gian sử dụng, lưỡi dao có bị cùn đi thì chỉ cần mua lưỡi dao mới để thay thế thôi.

Sau khi sử dụng máy xong, đổ nước vào ngâm và làm sạch máy ngay sau đó. Nếu để lâu, rau quả, trái cây, thực phẩm… sẽ bám chặt, vừa là môi trường tốt cho các vi khuẩn gây bệnh phát sinh, vừa khó khăn khi làm sạch sau này.
Ngay khi dùng xong, bạn rút ổ cắm điện, nhấc cối ra khỏi bệ, sau đó xoay theo chiều kim đồng hồ để tháo đáy cối ra.
Thấm nước rửa chén vào miếng giẻ mềm, chùi rửa sạch cối, nắp cối và đũa quấy. Dùng đũa luồn khăn rửa vào từng khe để lấy hết phần thực phẩm còn bám lại.
Rửa máy dưới vòi nước mạnh, xúc thật mạnh để những gì còn sót lại có thể ra hết.
Khi dùng máy xay có vòi mở bên dưới, nên vệ sinh thường xuyên vòi mở vì nguyên liệu dễ đọng tại vòi.
Khi máy đã thật sạch, lấy giẻ mềm, ẩm lau, sau đó hong chỗ thoáng mát hoặc úp xuống để máy thật khô nếu không máy sẽ có mùi khó chịu.
Su Tổng Hợp

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *