Cách giúp con cân bằng dinh dưỡng

Tổ chức y tế thế giới WHO khẳng định rằng, cân bằng dinh dưỡng có thể nâng cao khả năng miễn dịch ở trẻ. Khả năng miễn dịch tuy phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền, nhưng cũng không thể loại trừ ảnh hưởng của yếu tố thực phẩm. Khả năng miễn dịch có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời đối với dinh dưỡng cân bằng.

giup con can bang dinh duong
Gíúp con cân bằng dinh dưỡng

NHŨNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO TRẺ

Thói quen ăn uống tốt giúp trẻ phát triển toàn diện cha mẹ luôn hi vọng con mình thông minh, lanh lợi. Nhiều bậc phụ huynh còn bỏ ra rất nhiều công sức để rèn luyện trẻ với nhiều bài tập khác nhau, bỏ ra rất nhiều tiền bạc để mua các loại thực phẩm bổ dưỡng giúp trẻ phát triển trí tuệ. Các chuyên gia dinh dưỡng phát hiện ra rằng, thực phẩm được phối hợp một cách hợp lí không những có tác dụng phát triển đại não mà còn giúp nâng cao trí nhớ.

Những chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống đều đển từ thực phẩm, ăn uống hợp lí là cơ sở để giúp trẻ phát triển toàn diện.

Những chất dinh dưỡng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày gồm:

Protein: Là thành phần cấu tạo tế bào và chất kháng thể, giúp nâng cao khả năng miễn dịch. Trứng, sữa, các loại thịt là nhóm thực phẩm có hàm lượng protein cao.

Chất béo: Là dạng vật chất không thể thiếu trong cơ thể con người, là nguồn nguyên liệu sản sinh ra nhiệt lượng. Thiếu chất béo trong thời gian dài, cơ thể thường cảm thấy thiếu sức lực. Các loại thịt gia súc, gia cầm và các loại đậu là nhóm thực phẩm giàu chất béo.

Đường: Là nguồn gốc sản sinh ra nhiệt lượng trong cơ thể con người. Đường sau khi vào cơ thể sẽ được tiêu hóa và chuyển hóa thành glucose, có lợi cho tiêu hóa, bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Do đó, cần cho trẻ ăn một lượng đường phù hợp.

Nucleotide: Là thành phần cấu tạo chủ yếu của hai dạng vật chất di truyền AND và ARN, cũng là nguồn cung cấp năng lượng không thể thiếu đối với cơ thể con người, có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch. Các loại cá, hải sản và đậu đều là nhóm thực phẩm giàu nucleotide.

Vitamin A: Có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, đóng vai trò chủ đạo hình thành lớp niêm mạc mũi và miệng, duy trì khả năng hô hấp, tăng cường khả năng kháng bệnh cho tổ chức phổi và các cơ quan khác trong cơ thể. Thiếu vitamin A và vitamin D, da thường bị khô, tóc rụng nhiều, ngoài ra còn là nguyên nhân gây bệnh quáng gà. Cà chua, bí ngô, đu đủ, nho đỏ, anh đào… là các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin A phong phú.

Carotenoid: Có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vitamin A. Cà rốt, quýt, hồng… là nhóm thực phẩm chứa nhiều carotenoid.

Vitamin c: Là một vi chất cần thiết cho sức khỏe, giúp loại bỏ các tác nhân phá hoại tố chức tế bào, tăng cường khả năng miễn dịch, đề phòng bệnh tật xâm nhập. Đào, cà chua, cam, dâu tây, chanh… là những loại thực phẩm giàu vitamin c.

Vitamin E: Giúp tăng cường kháng thể trong cơ thể, tiêu diệt virus gây bệnh, loại bỏ vi khuẩn và các tế bào ung thư, duy trì số lượng bạch cầu ở mức ổn định, tránh hiện tượng màng tế bào
bị oxi hóa. Dầu thực vật, các loại đậu, các loại thịt… đều là nhóm thực phẩm có hàm lượng vitamin E phong phú.

Kẽm: Có tác dụng hạn chế sự sinh sản của vi khuẩn trong cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào. Các loại hải sản, trứng, các loại đậu… là những loại thực phẩm giàu kẽm.

Selenium: Hàm lượng selenium cao hay thấp có ảnh hưởng trực tiếp đển quá trình oxi hóa tế bào, giúp nâng cao sức đề kháng. Selenium tồn tại trong tất cả các tế bào kháng thể, do đó bổ sung selenium có tác dụng nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch. Các loại ngũ cốc, thịt, sữa… đều chứa một hàm lượng selenium nhất định.

Sắt: Nếu cơ thế thiếu sắt, chất lượng và số lượng các tế bào nhóm T và nhóm B giảm mạnh, khả năng kết hợp tế bào yếu đi, gây suy giảm khả năng miễn dịch. Tiết của các loài động vật, sữa, trứng, thịt… đều là các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao. Sắt là thành phần cấu tạo quan trọng của hồng cầu. Nếu trong thực phẩm hàng ngày thiếu sắt, có thể gây bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Polysaccharide: Có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật của cơ thể. Nấm, gừng,… và một số thuốc đều có hàm lượng polysaccharide nhất định.

MỘT NGÀY BA BỮA ĂN NHƯ THẾ NÀO

Một ngày ba bữa nên sắp xếp như thế nào, nên lựa chọn loại thực phẩm gì, nên kết hợp các loại thực phẩm như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng? Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số quy tắc cơ bản:

Các chuyên gia dinh dưỡng đều cho rằng, trong ba bữa ăn, bữa sáng là quan trọng nhất. Ăn sáng đầy đủ có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Sau một đêm dài nghỉ ngơi, hầu như tất cả chất dinh dưỡng trong cơ thể đã được tiêu hóa hết, cơ thể cần được bổ sung năng lượng mới. Một bữa sáng phù hợp có thể hỗ trợ đắc lực để nâng cao hiệu quả làm việc và học tập. Vào bữa sáng, chúng ta nên ăn những loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ tiêu hóa. Thể chất của mỗi người là khác nhau, do đó nhu cầu năng lượng cũng khác nhau. Một học sinh tiểu học, mỗi bữa sáng cần nạp đủ khoảng 500kgCal nhiệt lượng, trong khi đó học sinh trung học cần 1000kgCal nhiệt lượng. Bữa sáng nên chiếm 30% tổng lượng thức ăn mỗi ngày.

Sau một buổi sáng học tập căng thắng, đển trưa, đa số trẻ đều có cảm giác rất đói, do đó bữa trưa nhất định phải được ăn no. Thức ăn chính là cơm hoặc các loại đồ ăn có chứa tinh bột; thức ăn phụ gồm thịt, trứng, sữa, thịt gia cầm, các sản phẩm từ đậu… Thông thường, lượng thức ăn chính khoảng 500- 600g, thức ăn phụ khoảng 200 – 280g là phù hợp. Điều đáng lưu ý là bữa trưa cần phải ăn no, nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ no khoảng 80 – 90% là vừa đủ.

Bữa tối là bữa ăn cuối cùng trong ngày, lại gần với thời gian đi ngủ, do đó không nên ăn quá nhiều. Nhiều bậc phụ huynh vì muốn con mình có thêm dinh dưỡng nên đã chuẩn bị cả bữa ăn nhẹ vào buổi tối. Cách làm này đi ngược lại với quy luật của cơ thể con người, về việc lựa chọn thức ăn, nên ưu tiên những loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất, lượng nên ở mức 25-30% tổng lượng thực phẩm cả ngày là vừa đủ.

CHO CON ĂN ĐỒ ĂN VẶT NHƯ THẾ NÀO?

Ăn uống điều độ là không kén ăn, không ăn lệch, không ăn quá nhiều hoặc quá ít, và có khả năng tự khống chế lượng thức ăn.

Nhiều trẻ khi vừa tan học về nhà đã lập tức tìm kiếm đồ ăn vặt. Với thói quen xấu này, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh là: “Không nhìn sẽ không muốn”, tức là không có đồ ăn vặt thì trẻ sẽ không thèm. Các bậc cha mẹ không nên mua những loại đồ ăn vặt không có dưỡng chất, thay vào đó có thể chuẩn bị một số loại thức ăn vặt có hàm lượng protein và chất khoáng phù hợp như bánh lúa mạch ăn kèm bơ lạc hoặc bánh kẹp… để làm điểm tâm nhẹ trước hoặc sau bữa ăn cho trẻ. Dưới đây là một số lựa chọn để cha mẹ tham khảo:

HOA QUẢ

Hoa quả có hàm lượng glucose và fructose phong phú, dễ hấp thụ. Ngoài ra, hoa quả còn chứa nhiều men tiêu hóa tự nhiên, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thực phẩm, tăng cảm giác ngon miệng. Một số loại hoa quả còn có lợi cho đại, tiểu tiện. Hoa quả còn là nguồn cung cấp vitamin c chủ yếu cho cơ thể, do đó cha mẹ hoàn toàn có thể dùng hoa quả thay thế đồ ăn vặt hàng ngày cho trẻ.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM CHỨA ĐƯỜNG

Các loại ngũ cốc qua quá trình chế biến đã trở thành loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa, cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bánh mì, bánh ngọt, bánh quy… đều là những thức ăn bổ sung thích hợp cho trẻ.

CÁC LOẠI HẠT

Nhóm thực phẩm này gồm lạc, hạt dưa, hạt dẻ cười, hạt điều, hạnh nhân… Đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng chất béo khá cao, qua quá trình chế biến, không những mùi vị thơm ngon mà còn chứa nhiều chất như axit béo, vitamin nhóm c, các nguyên tố vi lượng… rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, loại thực phẩm này không dễ nhai, không thích hợp cho những trẻ quá nhỏ. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này có hàm lượng chất béo khá cao, do đó cần khống chế lượng phù hợp, không nên cho trẻ ăn quá nhiều.

KẸO

Kẹo là loại thực phẩm 100% chứa năng lượng. Kẹo chứa một phần protein và chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể, giá trị dinh dưỡng không cao. Ngoài ra, kẹo còn là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh về răng miệng, do đó cần hạn chế và cách li trẻ với loại thực phẩm này.

KEM

Vào mùa hè, kem là thực phẩm ưa thích của đại đa số trẻ em. Kem được làm chủ yếu từ sữa, hàm lượng protein, chất béo, đường và canxi khá cao. Loại thực phẩm này có nhiệt độ thấp, hàm lượng đường cao, nếu ăn nhiều có thể ảnh hưởng tới dạ dày, kích thích đường ruột, do đó không nên cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên để tránh ảnh hưởng đển sức khỏe.

Mách nhỏ: các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ngoài việc tăng cường luyện tập và giáo dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Ăn uống điều độ và đủ chất (protein, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất) quyết định sức khỏe và sự phát triển sinh lí ở trẻ. Ăn uống thiếu chất có thể dẫn tới trí tuệ kém phát triển, hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Sudo Mẹ và Bé

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *