Cách giúp con hạn chế ăn đồ ngọt

Ăn đồ ngọt là thói quen thường có của nhiều trẻ. Nhiều bậc phụ huynh phát hiện, trẻ có xu hướng thích ăn những đồ điểm tâm ngọt, uống nước ngọt hoặc nước hoa quả…Vậy bạn có biết cách giúp con hạn chế ăn đồ ngọt chưa?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, đa số những loại thực phẩm có hàm lượng đường cao khi đi vào cơ thể sẽ cung cấp quá nhiều nhiệt lượng, khiến trẻ cảm thấy no và không muốn ăn những loại thực phẩm khác. Nếu kéo dài, những đứa trẻ thích ăn đồ ngọt sẽ dễ mắc bệnh béo phì, thể trọng vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép, sức khỏe giảm sút.

cach giup con han che an do ngot
Cách giúp con hạn chế ăn đồ ngọt


Đồ ngọt không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Những loại điếm tâm và đồ ăn vặt không những hợp khẩu vị mà còn có bao bì vô cùng bắt mắt, đó quả là một sự hấp dẫn khó có thể từ chối với mọi đứa trẻ. Ăn đồ ngọt trong thời gian dài không có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

ĂN QUÁ NHIỀU Đồ NGỌT SẼ ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE

DỄ MẦC CÁC BỆNH VỀ RĂNG MIỆNG

Ăn quá nhiều đồ ngọt, trẻ dễ mắc các bệnh về răng miệng, không những ảnh hưởng tới răng sữa mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của răng vĩnh viễn. Vòm miệng là môi trường chứa nhiều vi khuẩn, một số có lợi cho quá trình chuyến hóa polysaccharide. Polysaccharide hình thành nên một lớp màng vi khuẩn bám dính vào bề mặt răng. Vi khuẩn sinh trưởng rất nhanh tạo nên môi trường giàu axit, một số loại axit khiến răng mất canxi, phá hủy protein của tổ chức lợi khiến răng trở nên mềm yếu hơn. Dưới ảnh hưởng của axit, độ cứng và sự liên kết của răng bị ảnh hướng, lâu dần sẽ gây sâu răng.

ỨC CHẾ CẢM GIÁC THÈM ĂN

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cần giữ một tỉ lệ đồ ngọt nhất định trong thực đơn hàng ngày của trẻ. Nhưng nếu thường xuyên ăn quá nhiều đồ ngọt thì có thế gây ức chế cảm giác thèm ăn, đặc biệt là thói quen ăn kẹo hoặc đồ ngọt ngay trước bữa ăn chính sẽ gây cảm giác chướng bụng, không muốn ăn. Nếu kéo dài, lượng đường trong cơ thể quá nhiều, các thành phần dinh dưỡng còn lại quá ít gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình phát triển.

GÂY BỆNH BÉO PHÌ

Lượng đường trong cơ thể quá nhiều rất dễ gây bệnh béo phì. Những đứa trẻ béo phì sau khi trưởng thành rất dễ mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm như cao huyết áp, mỡ máu, tim… ảnh hưởng tới sức khỏe và làm giảm tuổi thọ.

GÂY CẬN THỊ

Nguyên nhân gây nên cận thị gồm yếu tố di truyền, không chú ý vệ sinh mắt… nhưng những
trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt cũng rất dễ mắc bệnh cận thị. Sự hình thành của bệnh cận thị có mốiquan hệ mật thiết tới hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong cơ thế. Nhiều trẻ thích đồ ngọt, nhưng ăn quá nhiều đồ ngọt có thế gây suy giảm độ đàn hồi của các tổ chức mắt. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong cơ thế giảm, nếp nhăn mằt dễ kéo dài. Lượng đường trong máu quá cao dễ gây suy giảm nhãn áp, thủy tinh thể biến dạng gây cận thị.

ẢNH HƯỞNG TỚI TÍNH CÁCH

Nhìn từ góc độ của một chuyên gia dinh dưỡng, nếu lượng đường trong máu quá cao, lượng chất thải chờ được đào thải tăng lên nên cần một lượng lớn vitamin BI để thúc đẩy quá trình bài tiết. Cơ thể người không thế tự sản sinh vitamin BI mà phụ thuộc vào thức ăn, trong khi đó, sau khi ăn thực phẩm nhiều đường, trẻ thường không thể nạp đủ lượng vitamin BI cần thiết. Cơ thế thiếu vitamin BI, đường không được bài tiết hết ra ngoài mà tích tụ ở đại não, nếu kéo dài dễ gây biến đổi tính cách. Những biểu hiện thường thấy là dễ bị kích động, hay khóc hay cười,nổi giận vô cớ, dễ bi quan…

SUY GIẢM HỆ MIỄN DỊCH

Trong điều kiện bình thường, bạch cầu trong máu có tác dụng phòng bệnh, ăn quá nhiều đồ ngọt có thế khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.

SUY GIẢM HỆ BÀI TIẾT

Nếu trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ rất dễ mắc các bệnh về hệ bài tiết. Trẻ ăn quá nhiều kẹo, đường nạp vào cơ thể quá nhiều, nồng độ đường trong máu tăng cao, dễ mắc bệnh đái tháo đường.
Chúng ta cần chú ý phối hợp thức ăn phù hợp cho trẻ trong độ tuổi phát triển, nên cho trẻ ăn những loại thực phấm có hàm lượng vitamin phong phú như hoa quả, cơm, mì… hạn chế ăn những loại thực phẩm có hàm lượng đường quá cao.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ HẠN CHẾ TRẺ ĂN ĐỒ NGỌT?

BỒI DƯỠNG KHẨU VỊ CHO TRẺ

Hằng ngày, không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm quá nhiều mùi vị, thay vào đó nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm có hương vị tự nhiên. Không nên cho trẻ ăn những món ăn quá ngọt, quá tanh hoặc hoặc mặn, tránh gây kích thích vị giác. Nếu trẻ đã quen ăn những món có mùi vị quá đậm đà, chúng sẽ không thích những món ăn thanh đạm giàu chất dinh dưỡng có nguồn gốc tự nhiên.

CÂN BẰNG THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA BỮA ĂN

Khi sắp xếp bữa ăn, không nên vì trẻ muốn ăn đồ ngọt mà chiều theo ý chúng, cũng không
thể hoàn toàn cách li không cho trẻ ăn đồ ngọt, đó đều là những cách quá cực đoan. Trong thực đơn, nên cho trẻ nhiều sự lựa chọn để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

GIẢM DẦN SỰ LỆ THUỘC VÀO ĐỒ NGỌT

Nếu trẻ đã quen ăn đồ ngọt, sẽ rất khó có thể khiến chúng bỏ hắn thói quen này trong thời gian ngắn. Chúng ta có thế sử dụng những loại đồ ăn vặt vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe như nước hoa quả nguyên chất, nho khô,… để thay thế socola hoặc kẹo. Không nên cho trẻ ăn đồ ngọt trước, sau bữa ăn hay trước khi đi ngủ. Ăn kẹo trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ rất dễ gây sâu răng, béo phì và ức chế cảm giác thèm ăn. Sau khi trẻ đã ăn no mà ăn kẹo sẽ rất dê bị béo phì, đường tích lũy quá nhiều là nguyên nhân gây đái tháo đường. Sau khi ăn đồ ngọt, cần yêu cầu trẻ súc miệng hoặc đánh răng.

Mách nhỏ: 

Đồ ngọt là loại thực phẩm không thể thiếu trong quá trình phát triển và trường thành của trẻ, có vai trò quan trọng trong hoạt động của não bộ. Bổ sung đồ ngọt một cách hợp lí trong thực đơn hàng ngày của trẻ có tác dụng kích thích sự phát triển của não. Ăn đồ ngọt một cách thích hợp có tác dụng nâng cao trí nhớ và khả năng hoạt động, nhưng tuyệt đối không được ăn quá nhiều.

Sudo Mẹ Và Bé

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *