Cách giúp trẻ có thói quen giữ vệ sinh

Gọn gàng, sạch sẽ không những thế hiện tính cách mà còn khiến con người tự tin hơn. Các bậc cha mẹ đã biết cách giúp trẻ hình thành thói quen giữ vệ sinh hay chưa?

Nếu trẻ không có thói quen giữ vệ sinh, không chú ý vẻ bề ngoài thì đó là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Muốn hình thành thói quen giữ vệ sinh cho trẻ, cha mẹ cần đưa ra những quy định và hướng dẫn rõ ràng.

cach giup tre co thoi quen giu ve sinh
Cách giúp trẻ có thói quen giữ vệ sinh

Gọn gàng, sạch sẽ giúp trẻ khỏe mạnh tự tin, trẻ biết giữ gìn vệ sinh và gọn gàng là mong ước của nhiều bậc phụ huynh. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy băn khoăn, không hiểu vì sao con mình lại hay ốm. Theo thống kê, trung bình mỗi năm một đứa trẻ bị cảm khoảng 5-9 lần, những đứa trẻ trước độ tuối đển trường có tỉ lệ bị lây nhiễm cao, nguyên nhân chủ yếu do chúng thường xuyên ngậm các đồ vật lạ, lại chưa có thói quen rửa tay, chưa hình thành được ý thức về việc giữ vệ sinh cơ thể.

GIỮ VỆ SINH LÀ MỘT THÓI QUEN TỐT

Thói quen giữ vệ sinh không những tốt cho sức khỏe mà còn thể hiện trình độ tu dưỡng của mỗi con người, hỗ trợ đằc lực cho quá trình giao tiếp thực tế. Do đó, càng sớm hình thành cho trẻ thói quen giữ vệ sinh sẽ càng có lợi.
Muốn hình thành cho trẻ thói quen giữ vệ sinh và gọn gàng, người lớn cần hướng dẫn và làm gương.

BỒI DƯỠNG THÓI QUEN ĂN Ở SẠCH SẼ

Trẻ rất hiếu động, thường xuyên đảo lộn đống quần áo đã được gấp gọn gàng, xáo trộn sách đã được sắp xếp ngăn nắp trên giá, làm bấn quần áo đang mặc trên người… Đó là “đặc tính” của trẻ, người lớn không nên than phiền hay cáu gắt.
Để bồi dưỡng nên thói quen sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng cho trẻ, người lớn có thể tham
khảo một trong những cách sau:

GIỮ VỆ SINH TRONG MỌI MẶT CỦA ĐỜI SỐNG.

Ví dụ, chúng ta có thể giáo dục trẻ không được ngoáy mũi hoặc lỗ tai ở những nơi công cộng; không dùng chung các vật dụng cá nhân như cốc uống nước, khăn mặt, bàn chải đánh răng… với người khác; rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn; súc miệng sau khi ăn; dùng khăn tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi, khi nói chuyện với người khác cần cách ít nhất 50cm; khi đi chơi bên ngoài về nhà cần thay quần áo sạch sẽ; khi đi học cần ăn mặc chỉnh tề, soi gương để điều chỉnh khi cần thiết.

NẾU TRẺ LÀM XÁO TRỘN TRẬT TỰ CỦA ĐỒ VẬT, CHA MẸ NÊN CÙNG TRẺ DỌN DẸP.

Người lớn nên giáo dục trẻ, đồ vật vốn được sắp xếp rất gọn gàng, sau khi sử dụng nhất định
phải sằp xếp ngăn nắp, thế mới là trẻ ngoan. Nếu cha mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo, trẻ chắc chắn sẽ vui vẻ làm theo. Nếu cha mẹ có thế cùng trẻ tham gia vào quá trình dọn dẹp, hiệu quả giáo dục sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

CHA MẸ LÀ TẤM GƯƠNG CHO TRẺ NOI THEO.

Chỉ cần chú ý quan sát, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, nếu cha mẹ là người không giữ vệ sinh hoặc không ngăn nắp thì đứa con cũng sẽ “thừa kế” tật xấu này. Do đó, nếu muốn giáo dục trẻ giữ vệ sinh và ngăn nắp, cha mẹ nên là tấm gương mẫu mực để trẻ noi theo.

HÀNG NGÀY, NÊN BỐ TRÍ CHO TRẺ LÀM NHỮNG VIỆC VẶT PHÙ HỢP ĐỂ PHỤ GIÚP CHA MẸ.

Muốn giáo dục trẻ giữ vệ sinh và ngăn nắp, trước tiên phải khiến trẻ “động tay động chân”.
Nhiều bậc phụ huynh “không nỡ” để trẻ làm việc nhà, đó là điều không nên. Chúng ta có thể phân công cho trẻ làm những công việc phù hợp VỚI thể lực. Chỉ có tự tay làm, trẻ mới nhận thức được việc giữ vệ sinh và ngăn nâp cũng cần nhiều công sức, như vậy thói quen này mới có thể duy trì.

Mách nhỏ:

Hình thành thói quen giữ vệ sinh và ngăn nâp giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Các bậc phụ huynh, đặc biệt là những ông bố bà mẹ trẻ cần đặc biệt chú ý, không nên bỏ qua quy trình vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn như rửa tay, đánh răng hay súc miệng; cũng không nên chỉ tự mình sắp xếp quần áo, thu dọn phòng ốc hay sắp xếp sách vở, đồ chơi mà nên hướng dẫn trẻ cùng tham gia. Muốn hình thành thói quen, trước tiên cần giáo dục trẻ cách tự lao động, đó là yếu tố quan trọng nhất.

Sudo Mẹ Và Bé

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *