Cách nuôi gà Đông Tảo hiệu quả cao

Việc chăn nuôi gà đông tảo không khó, tuy nhiên muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi người thực hiện phải có những phương pháp đúng kỹ thuật, theo đúng quy trình cần thiết, đặc biệt trong khâu chọn giống gà. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số hướng dẫn giúp bạn học hỏi kinh nghiệm và cách nuôi gà đông tảo thuần chủng đạt hiệu quả kinh tế cao.

Hinh anh: Ga dong tao chan to co gia tri kinh te cao

Gà đông tảo chân to có giá trị kinh tế cao

1. Kỹ thuật nuôi gà đông tảo

– Chăn nuôi gà đông tảo an toàn nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường do đó công tác tiêu độc vệ sinh sát trùng phải được thực hiện thường xuyên. Trước khi nuôi phải xông xịt sát trùng chuồng trại theo quy định. Trong suốt quá trình nuôi mỗi tuần xịt toàn bộ chuồng trại và khu vực xung quanh (trừ máng ăn, máng uống) 1 lần. Xịt từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 10 bằng dung dịch Biocide 2% với 0,5 lít/m2 chuồng trại lúc trời nắng.

1.1 Môi trường nuôi gà đông tảo

– Chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống. Tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.

– Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.

– Chất độn chuồng: Trấu, dăm bào sạch, dày 5cm -10cm được phun sát trùng trước khi sử dụng.
1.1.1 Chuồng trại
– Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà đông tảo thịt trên sàn; 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền).

– Mặt trước cửa chuồng hướng về phía Đông Nam. Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5m để tạo độ thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh.
1.1.2 Lồng úm gà con
– Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75W dùng cho 100 con gà).

– Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải thức ăn trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn.

– Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.

Đặt hoặc treo xen kẽ các máng uống với máng ăn trong chuồng hoặc vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày.

– Gà đông tảo rất thích tắm cát.

– Đặt một số máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả để gà ăn, giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

– Gà đông tảo có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng.

Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5-10 con gà mái.

1.2 Chọn giống gà đông tảo thuần chủng

Hinh anh: Hinh anh ga giong dong tao thuan chung

Hình ảnh: gà giống đông tảo thuần chủng

– Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.

– Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.

– Chọn con có trọng lượng không quá thấp, không quá mập, lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6-1,7 kg thì rất tốt.

– Mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại, chân to

– Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.

– Nên vận chuyển gà con vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày mưa bão hay áp thấp nhiệt đới. Đưa gà vào chuồng úm, cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc VitamineC, chỉ cho gà ăn tấm nấu hoặc tấm, bắp nhuyễn ngâm sau khi gà nở ít nhất là 12 giờ, tiếp tục cho ăn uống như thế đến 2 ngày. Sang ngày thứ 3 thì pha với lượng tăng dần thức ăn công nghiệp hoặc tự trộn phụ phế phẩm.

1.3 Môi trường nuôi gà

– Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, quan sát tình trạng ăn uống đi đứng của gà, nếu thấy con nào buồn bã, ủ rũ cần cách ly ngay để theo dõi.

– Quan sát thấy nếu gà nằm tụ quanh bóng đèn là gà bị lạnh, tản xa bóng đèn là nóng, nằm tụ ở góc chuồng là bị gió lùa và gà đi lại ăn uống tự do là nhiệt độ thích hợp.Thắp sáng suốt đêm cho gà trong giai đoạn úm để phòng chuột, mèo và để gà ăn nhiều thức ăn hơn.

– Do tập tính của gà thường uống nước cùng lúc với ăn, nên đặt máng ăn và máng uống cạnh nhau để gà được uống nước đầy đủ mà không uống nước dơ bẩn trong vườn.

– Ánh sáng: Dùng ánh sáng tự nhiên ban ngày, ban đêm thắp đèn cho gà ăn tự do, dùng máng ăn tự động hình trụ 50 con/máng đổ đầy thức ăn cho 1 ngày đêm, sáng sớm trước khi cho ăn nên kiểm tra và loại bỏ thức ăn thừa hoặc phân trấu dính vào máng ăn. Không thả rèm (chỉ thả khi trời mưa bão lạnh). Cứ 2 tuần 1 lần cân 10% tổng số gà để tính trọng lượng bình quân.

– Phân gà được hốt dọn thường xuyên (nếu nuôi lồng) hoặc cuối đợt (nếu nuôi trên nền trấu) và phải được đem ủ kỹ với vôi bột 3 tháng sau mới đem dùng.

– Phải đưa gà đến các cơ sở giết mổ tập trung và phải có dấu của thú y mới được bán.

1.4 Thức ăn cho gà đông tảo

– Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và Vitamine. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.

– Những ngày kế tiếp tập dần cho gà ăn sang thức ăn công nghiệp. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, ăn tự do.

– Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống, gà sống lâu hơn nếu thiếu thức ăn hơn thiếu nước.

– Vệ sinh phòng bệnh là công tác chủ yếu, đảm bảo “Ăn sạch, ở sạch, uống sạch”. Nền chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả.
1.4.1 Những nguyên nhân gây bệnh
– Môi trường sống:

+ Nước uống phải sạch.
1.4.2 Sức đề kháng của cơ thể gia cầm
– Sức đề kháng do con người tạo bằng cách tiêm các loại vaccin phòng bệnh (sức đề kháng chủ động).

+ Vệ sinh phòng bệnh

– Nước sạch.

– Chuồng nuôi sạch.

– Thực hiện tốt qui trình thú y về vệ sinh phòng bệnh.

Lịch chủng ngừa

+ Lưu ý khi dùng vaccine phòng bệnh

– Lắc kỹ vaccine trước và trong khi dùng.

Dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.

– Bệnh ở đường tiêu hóa: Oxyteracilin, chloramphenicol…

Không dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình phòng bệnh khoảng 3-4 ngày là đủ
BỆNH CẦU TRÙNG
Bệnh cầu trùng thường làm tăng tỷ lệ tử vong cho gà nhỏ, gà phát triển chậm, yếu, dễ bị bội nhiễm các bệnh khác.

Triệu chứng: Gà ủ rũ, xù lông, chậm chạp, phân đỏ hoặc sáp nhiều khi có máu tươi. Gà đẻ vỏ trứng mỏng, tỷ lệ đẻ giảm.

Phòng bệnh: Vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ, đặc biệt không để nền chuồng, chất đọng làm chuồng ẩm ướt.

– Sử dụng một trong các loại thuốc sau (dùng trong 3 ngày): Anticoc 1gr/1 lít nước; Baycoc 1ml/ 1 lít nước.
BỆNH THƯƠNG HÀN (Salmonellosis)
Triệu chứng: Gà ủ rũ, phân trắng loãng, hôi thối. Gà đẻ trứng giảm, trứng méo mó, mào tái nhợt nhạt hoặc teo.

+ Gà con: Gan sưng, có điểm hoại tử trắng, niêm mạc ruột viêm loét lan tràn.

Phòng bệnh: Bằng các biện pháp vệ sinh tổng hợp. Có thể dùng kháng sinh để phòng bệnh: Oxytetracyclin: 50-80mg/gà/ngày, dùng trong 5 ngày. Chloramphenical: 1gr/5-10 lít nước, dùng trong 2-3 ngày.
BỆNH DỊCH TẢ (Newcastle disease)
Triệu chứng: Thường biểu hiện ở 2 thể: Cấp tính và mãn tính.

– Khó thở, nhịp thở tăng, hắt hơi (con vật há mồm, vươn cổ thở).

– Một số con chảy dịch nhờn ở mắt, mũi. Tích, mào tím xanh.

+ Thể mãn tính: Những gà bị bệnh kéo dài sẽ chuyển sang thể mãn tính. Triệu chứng chủ yếu ở đường hô hấp, thở khò khè, kém ăn, giảm đẻ…. Gà trở thành vật mang trùng. Tỷ lệ chết 10%.

Phòng bệnh: Chủ yếu là bằng vaccine.
BỆNH GUMBORO
Triệu chứng: Phân lúc đầu loãng, trắng, nhớt nhầy, sau loãng nâu.

– Gà đông tảo thịt thường phát bệnh sớm hơn (ở giai đoạn 20-40 ngày).

– Ngày thứ 2: Thận sưng nhạt màu, ruột sưng có nhiều dịch nhầy.

– Ngày thứ 5,6,7 túi Fabricius teo nhỏ, cơ đùi, cơ ngực tím bầm.

– Phòng bệnh bằng vệ sinh: Định kỳ tiêu độc sát trùng chuồng trại thường xuyên mỗi tháng và sau mỗi đợt nuôi.

2. Làm sao nuôi được gà đông tảo chân to

Cách nuôi gà đông tảo chân to:

Gà đông tảo quý phần nhiều là bởi cặp chân vảy thịt và to của chúng, và thường những con gà có cặp chân to và tròn có sùi vảy thịt ra nhiều thường rất đắt và được bán theo con chứ không bán theo kg như bình thường nữa.

Hinh anh: Hinh anh chan ga dong tao

Hình ảnh: chân gà đông tảo

Có phải cứ giống gà đông tảo thuần chủng nuôi chân sẽ to được phải không?Rất nhiều người suy nghĩ như vậy nhưng thực sự không phải hoàn toàn như vậy đâu các bạn nhé.Theo như nghiên cứu của Viện Nông Nghiệp thì gà giống đẹp chỉ chiếm 70% tác động đến cặp chân của gà trưởng thành.Vậy muốn gà chân to và đẹp một các đồng đều thì chúng ta nên làm như thế nào.Có phải cho uống thuốc hay một chế độ tập luyện gì đó không.Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này để có một cách,một công thức chăn nuôi gà một cách hiệu quả nhất.

Theo đúng nghiên cứu và cả kinh nghiệm trăm của bà con chuyên chăn nuôi gà tại đông tảo khoái châu thì muốn gà có cặp chân đẹp cần phải có đủ các yếu tố sau ngoài việc có con giống gà đông tảo đẹp là :

  • Gà được thả ra tự nhiên nuôi trong một khoảng thời gian nhất định để gà có thể vận động tốt nhất,thả ra cũng là một cách giúp gà chạy nhảy khỏe mạnh tăng đề kháng phòng bệnh tốt hơn.

  • Gà được ăn một chế độ dinh dưỡng tốt,có đủ các chất canxi,tinh bột và đặc biệt là rau mầm ,chất xơ.Khỏang thời gian cần bổ xung nhiều nhất là lúc gà từ 1 tháng đến 4 tháng tuổi.

  • Sau khi gà đạt tuổi có thể đạp mái ( 8 tháng) thì cần có một yếu tố quan trọng hơn là gà trống cần được đạp mái giúp cho gà ” xuống chân ” to thêm,khoảng thời gian này có thể như nhìn thấy chân gà to dần ra.Rất nhiều người làm được 2 điều trước nhưng chưa có được điều này nên gà chân vẫn chỉ ở mức độ trung bình chưa to max được,các bạn nên lưu ý điều này sẽ giúp ích rất nhiều.

  • Gà cần phải có thời gian ,khi độ tuổi của gà đạt từ khoảng 16 tháng trở ra chân mới ở mức độ phát triển gần hết tầm,lúc đó là lúc gà đạt chân to để chúng ta đưa vào sử dụng.

Đó là những kinh nghiệm rất quan trọng trong việc nuôi gà đông tảo chân to.Mong các bạn có thể bôt xung thêm vào quỹ kinh nghiệm của mình để có thể nuôi được tốt hơn.

3. Bí kíp nuôi gà Đông Tảo tiến vua lãi 400 triệu đồng mỗi năm

Mỗi năm, trang trại gà Đông Tảo của bà Quỳnh ở Khoái Châu, Hưng Yên xuất đi hơn 2.000 con giống, 400 gà thương phẩm và gà cảnh, biếu. Trừ chi phí, bà Quỳnh thu hơn 400 triệu đồng.

Đã 3 đời nuôi gà Đông Tảo – giống gà nổi danh là món quà tiến vua đắt đỏ, bà Hoàng Thị Quỳnh ở xóm Đông Lễ, thôn Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên đúc kết, nuôi gà Đông Tảo thuần chủng cho kinh tế cao gấp hơn nhiều lần so với các loại gia cầm thông thường khách. Bởi từ gà cảnh, gà thương phẩm cho đến gà giống đều có giá trị cao. Cũng nhờ nuôi giống gà này mà mấy năm trở lại đây, kinh tế gia đình bà khá lên hẳn, không phải sống phụ thuộc vào cây lúa.

Bi kip nuoi ga Dong Tao tien vua lai 400 trieu dong moi nam hinh anh 1
Con gà Đông Tảo giống thuần chủng.

Thông thường, gà con mới nở có giá 100.000 đồng/con, gà 1 tháng tuổi 200.000-350.000 đồng/con. Đặc biệt gà thịt, con nặng chừng 3,5-4 kg giá bán là 400.000-500.000 đồng/kg. Gà nuôi làm quà biếu hoặc làm cảnh nặng hơn 4,5-5 kg, lên đến 8-10 triệu đồng, thậm chí hàng chục triệu/con. Mỗi năm, trang trại của bà Quỳnh xuất đi hơn 2.000 con gà giống, gần 300 gà thương phẩm, 50 gà biếu và gà cảnh. Trừ chi phí chăn nuôi, lợi nhuận thu được lên đến hơn 400 triệu đồng/năm.

Theo bà Quỳnh, gà Đông Tảo trưởng thành được nuôi theo 3 loại, dùng để thịt, biếu và làm cảnh. Gà Đông Tảo không biết tự kiếm ăn, vụng ấp trứng, dễ nhiễm bệnh nên chi phí nuôi khá tốn kém. Bà phải điều chỉnh nhiệt độ chuồng trại bằng đèn sợi đốt, cho ăn dạng viên khi gà dưới 2 tháng tuổi. Ngoài ra, trong quá trình ấp nở, con nào bị biến dị sẽ phải loại ngay.

“Riêng gà chọn làm cảnh rất hiếm. Trong số hàng nghìn con giống thường chỉ chọn nuôi được khoảng 80-100 con. Nhưng nếu trong quá trình phát triển, gà không đẹp sẽ phải chuyển sang chăm sóc theo chế độ gà thịt. Số đạt yêu cầu chỉ khoảng 50 con”, bà Quỳnh cho biết thêm.

Bi kip nuoi ga Dong Tao tien vua lai 400 trieu dong moi nam hinh anh 2
Gà con vừa nở 100.000 đồng/con, đắt gấp 3-4 lần so với gà thông thường.

Gà Đông Tảo thương phẩm 2 năm mới được xuất, trong khi cách một tháng con mái mới đẻ trứng một lần, tỷ lệ trứng nở do con mái ấp tự nhiên rất thấp. Do đó, để duy trì được số lượng gà thuần chủng cố định khoảng 200 gà giống, 50 gà thương phẩm trong một tháng, bà Quỳnh phải cho ấp máy hoặc nhờ “máy ấp” của gà ta, sau đó nuôi theo kiểu gối đàn. Đặc biệt để phục vụ gà cho Tết, bà phải chuẩn bị con giống và điều chỉnh số lượng đàn từ 1 năm trước.

Gà Đông Tảo quen chạy nhảy, không quen nuôi nhốt nên chuồng càng rộng càng tốt, gà sẽ nhanh lớn và thịt đảm bảo chất lượng hơn. Có nhiều năm kinh nghiệm nuôi gà đông tảo dòng thuần, bà Quỳnh cho biết, nếu nhà vườn biết cách chăm sóc, một năm cặp gà có thể đẻ được 3 lứa, mỗi lứa đẻ 8-9 trứng. Nhờ biện pháp ấp ứng bằng máy hoặc ấp bằng gà ta, tỷ lệ trứng nở thành công có thể lên đến 95%.

“Năm nay, mặc dù nhuận 1 tháng, việc chuẩn bị gà Tết không bị cập rập như mọi năm nhưng do thời tiết nóng lạnh thất thường, ẩm nhiều nên bệnh dịch thường xuyên, khiến số lượng giảm hơn so với mọi năm. Vì thế, còn cách Tết âm lịch nửa tháng, nhà tôi đã không còn gà thương phẩm để bán”, bà nói.

Bi kip nuoi ga Dong Tao tien vua lai 400 trieu dong moi nam hinh anh 3
Những con gà Đông Tảo để làm cảnh được chủ vườn chọn lọc kỹ càng ngay từ khi còn nhỏ.

Theo bà Quỳnh, thực chất nuôi gà thịt, làm cảnh không kinh tế bằng nuôi gà giống. Do gà thương phẩm giá cả lên xuống thất thường, lâu cho thu hoạch trong khi gà giống số lượng ổn định, giá bán có chiều hướng tăng theo các năm. Ngoài bán con giống cho các tỉnh miền Bắc lân cận, bà Quỳnh còn xuất đi các nơi như Đồng Nai, Biên Hòa, Cần Thơ, TP HCM. Bà cho biết, nhu cầu mua gà giống ở khu vực miền Trung, Nam ngày một cao nên dự tính trong năm tới, bà sẽ tăng số lượng con giống gấp đôi.

“Nuôi gà Đông Tảo không nặng nhọc, ‘đầu tắt mặt tối’ như làm nông, cấy lúa mà cho thu nhập cao lại được tiếng thơm nuôi gà tiến vua. Tuy nhiên, người nuôi phải chấp nhận bỏ nhiều thời gian và tâm huyết bởi cần luôn túc trực để theo dõi bệnh tình của chúng. Chỉ cần sơ sảy một chút là coi như đi tong cả mấy chục triệu đồng”, bà Quỳnh nói.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có những kinh nghiệm chăn nuôi gà đông tảo đạt hiệu quả.

Sudo Vật Nuôi

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *