Cải thiện trí nhớ bằng rau má

Cây rau má có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng có lẽ ít ai biết được nó còn có tác dụng cải thiện trí nhớ. Vậy tại sao rau má lại có thể ảnh hưởng tốt đến não bộ, và dùng rau má thế nào để tốt cho sức khỏe các bạn có thể xem bài biết dưới đây.

Theo Trung y, loại nước sắc của rau má được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt, tăng cường trí nhớ và giảm stress rất hiệu quả.

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, rau má (hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo) có nguồn gốc từ Australia, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á.



Thân
Thân cây rau má gầy và nhẵn, là loại thân bò lan, màu xanh lục hay llục ánh đỏ, có rễ ở các mấu. Nó có các lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt. Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5–20 cm. Bộ rễ bao gồm các thân rễ, mọc thẳng đứng. Chúng có màu trắng kem và được che phủ bằng các lông tơ ở rễ.
Hoa và lá rau má
Hoa rau má có màu trắng hoặc phớt đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất. Mỗi hoa được bao phủ một phần trong 2 lá bắc màu xanh. Các hoa lưỡng tính này khá nhỏ (nhỏ hơn 3 mm), với 5-6 thùy tràng hoa. Hoa có 5 nhị và 2 vòi nhụy. Quả có hình mắt lưới dày dặc, đây là điểm phân biệt nó với các loài trong chi Hydrocotyle có quả với bề mặt trơn, sọc hay giống như mụn cơm. Quả của nó chín sau 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công.

Một số tác dụng thần kỳ của rau má:

Giúp tăng trí nhớ

Trong rau má có nhiều các vitamin và khoáng chất giúp chống oxy hoá, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, giảm cholesterol, tăng cường khả năng làm việc, giảm căng thẳng

Các nhà thảo mộc học còn cho rằng nó có chứa nhân tố trường thọ gọi là ‘Vitamin X trẻ trung’ có tác dụng bổ dưỡng cho não và các tuyến nội tiết và xác nhận rằng nước chiết từ rau má giúp cải thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da.

Lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3-5 gam sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực.

Giảm stress

Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân. Ngoài ra, trong dân gian các thầy lang đã dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai… Đồng thời, rau má còn có tác dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.

Tác dụng khác
Theo Trung y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, người ta cho rằng nó giúp cho việc duy trì sự trẻ trung. Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Loại nước sắc này cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực). Loại thuốc đắp từ lá cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt. Nó còn được dùng trong điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, eczema hay vẩy nến; giải ngộ độc sắn và lợi tiểu
Một vài báo cáo khoa học cho thấy khả năng của rau má trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Khi điều trị bằng rau má, sự liền sẹo được kích thích bằng việc sản xuất ra các chất keo loại I. Việc điều trị này cũng cho thấy sự giảm sút đáng kể của các tác động viêm nhiễm và việc tạo ra các nguyên bào sợi
Theo Trung y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau có thể ăn hàng ngày, người ta cho rằng nó giúp cho việc duy trì sự trẻ trung, làm đẹp.

Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Loại nước sắc này cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực). Loại thuốc đắp từ lá cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt.

Nó còn được dùng trong điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, eczema hay vẩy nến; giải ngộ độc sắn và lợi tiểu. Một vài báo cáo khoa học cho thấy khả năng của rau má trong việc hỗ trợ làm lành vết thương.

Cách dùng rất đơn giản, có thể ăn rau sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống.

Tốt cho các bệnh tim mạch

Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.

Làm đẹp

Rau má không chỉ mát bổ lại làm đẹp rất hiệu quả. Đặc biệt đối với phái đẹp, rau má có những tác dụng “thần kỳ” đối với làn da của họ. Nước rau má có tác dụng dưỡng ẩm cho da, làm chậm sự lão hóa, cải thiện tuần hoàn và cải thiện trí nhớ… Không chỉ giúp ích cho quá trình thanh lọc cơ thể mà nó còn làm mát da, trị mụn và sẹo trên da.

Trị mụn 

Rau má tươi 30-100g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi hòa đường uống.
Sử dụng rau má thế nào là đúng cách

Mặc dù rau má rất nhiều tác dùng nhưng các chuyên gia đông y khuyên không nên ăn thường xuyên rau má vì nó dễ sinh ra bệnh tật. BS Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội khuyến cáo nên có chế độ sử dụng rau má hợp lý, tránh tác động không tốt đến sức khỏe của chúng ta. Dùng quá nhiều rau má và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận.

Một ngày mỗi người bình thường có thể dùng một cốc rau má (tương đương với khoảng 40 gram rau má) nhưng không nên uống quá một tháng. Nếu muốn dùng đợt tiếp theo phải nghỉ tối thiểu là nửa tháng rồi mới dùng tiếp.

Học viện Y tế tại Hoa Kỳ và châu Âu cũng đã đưa ra khuyến cáo rằng rau má mặc dù an toàn nhưng không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ, những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng…

Lưu ý: Phụ nữ mang thai, người đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, tiền sử bệnh tổn thương da, ung thư hoặc người đang sử dụng một số loại thuốc không nên dùng rau má, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn./.

Cách làm nước ép rau má mát lạnh 

Nước ép rau má là thức uống được nhiều người thích thú đặc biệt là vào mùa hè oi bức. Còn gì tuyệt vời hơn khi chính tay bạn làm nên một cốc nước ép rau má và thưởng thức cùng gia đình hoặc bạn bè. Sau đây xin hướng dẫn bạn cách làm nước ép rau má chỉ với 4 bước đơn giản. 
Nguyên liệu làm nước ép rau má Rau má Nước lọc Đường Đá lạnh Cách làm nước ép rau má 
Bước 1: Bạn hãy ngắt bỏ bớt thân cứng của rau má sau đó rửa sạch thật kĩ và để vào rổ cho ráo nước. 
Bước 2: Bây giờ bạn cho rau má vào máy sinh tố rồi xay cho rau má thật mịn  (thêm một ít nước lọc để khi xay được dễ dàng hơn nhé) 
Bước 3: Sau khi xay xong bạn dùng rây lọc bã rau má để lấy nước cốt rồi tiếp tục xay cho hết phần rau má. 
Bước 4: Rót ra cốc và và thêm một ít đường cho dễ uống. Như vậy là bạn có thể thưởng thức một cốc nước ép rau má ngon tuyệt và đầy hấp dẫn. Thêm một ít đá lạnh nếu muốn nhé (sẽ ngon hơn khi uống lạnh đấy). 
Chỉ với những bước đơn giản như vậy bạn đã có thể tự tay mình làm nên một cốc nước ép rau má bổ dưỡng và đầy hấp dẫn. Những lúc cảm thấy mệt mỏi hoặc căng thẳng hãy nghỉ ngơi và làm cho mình một cốc nước ép rau má. Nó sẽ giúp bạn có được một tinh thần sản khoái đấy. Chúc các bạn thành công!
Sudo Trí nhớ

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *