Chuột rút khi mang thai và cách giảm đau nhanh

Bạn đang mang thai và thường bị chuột rút mà không hiểu nguyên nhân tại sao? Với những cách đơn giản dưới đây, mẹ bầu sẽ không phải thức giấc giữa đêm vì chuột rút.

Bi chuot rut khi mang thai
Chuột rút khi mang thai ở người mẹ

Chuột rút khi mang thai là gì?

Chuột rút khi mang thai là triệu chứng phổ biến khi mang thai đặc biệt với những mẹ mang bầu giai đoạn 2, 3 của thai kỳ. Triệu chứng này ảnh hưởng đến khoảng 50% mẹ bầu, chủ yếu bị ở chân. Nguyên nhân là do quá trình lưu thông máu giảm vì tăng cân nhiều, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, mất nước, áp lực về sự phát triển của thai nhi ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu…

Nguyên nhân

+ Do các cơ chân phải làm việc quá sức để nâng đỡ hết trọng lượng tăng lên trong thai kỳ của cơ thể.
+ Do tử cung ngày càng to ra làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chi dưới đến tim và những dây thần kinh từ tủy sống đến chi dưới.
+ Do thiếu hụt canxi, magie hoặc dư thừa phốt pho.
+ Do tuần hoàn máu kém…

Thật may là có rất nhiều cách để điều trị và phòng ngừa chứng chuột rút, mời các mẹ tham khảo:

Cách điều trị chuột rút khi mang thai

Tập luyện với chân thường xuyên
Mẹ tập trung vào những bài tập khởi động ở chân thường xuyên trước và sau khi tập thể dục sẽ giúp giảm nguy cơ bị chuột rút bất cứ lúc nào trong thai kỳ.

Uống đủ nước

Cach giup me bau khong bao gio bi chuot rut  2
Cần uống đủ nước để tránh chuột rút
Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu mẹ làm việc nặng nhọc hoặc tập thể thao nhiều.

Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày

Cach giup me bau khong bao gio bi chuot rut  3
Tập thể dục mỗi ngày
Tập thể dục nhẹ nhàng là cách cải thiện lưu thông máu trong cơ thể hiệu quả và làm giảm chứng chuột rút ở chân khi mang thai. Những môn thể dục mẹ dễ dàng thực hiện là đi bộ nhẹ nhàng, bơi, yoga.

Nâng cao chân

Cach giup me bau khong bao gio bi chuot rut  4
Cần nâng cao chân lúc nằm nghỉ
Khi nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ, mẹ có thể kê chân kê cao hơn một chút với chiếc gối mềm.

Thay đổi vị trí thường xuyên

Cach giup me bau khong bao gio bi chuot rut  5
Thay đổi vị trí tránh ngồi một chỗ
Mẹ bầu tránh đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ bị chuột rút. Tốt hơn hết hãy để đôi chân được vận động và nghỉ ngơi thường xuyên bằng cách đi bộ nhẹ nhàng trong giờ làm. Hãy dành những thời gian nghỉ ngơi ngắn giữa giờ cho đôi chân bớt mỏi nếu công việc mẹ phải đứng nhiều.

Massage

Cach giup me bau khong bao gio bi chuot rut  6
Lưu thông máu hiệu quả với massage
Massage có thể giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn và làm giảm sưng phù, giúp mẹ bớt bị chuột rút.

Có quần sản phẩm hỗ trợ bụng bầu

Cach giup me bau khong bao gio bi chuot rut  7
Cần sản phẩm hỗ trợ khi bụng bầu
Mẹ bầu nên sử dụng những chiếc đai giữ bụng bầu hoặc tất đi chân để giảm phù nề cũng như giúp tăng tuần hoàn máy ở chân và mắt cá chân… từ đó giúp chị em bớt nguy cơ bị chuột rút.

Chữa chuột rút khi mang thai

Chuột rút thường xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút gây nguy hiểm khi đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, khi đang lái xe…
Triệu chứng chuột rút khi mang thai

+ Đau cứng bắp chân.
+ Bàn chân và 5 ngón chân tê cứng.
+ Chân không cử động được…

Phụ nữ khi mang thai thường bị chuột rút

Chuột rút thường xảy ra vào thời gian nào của thai kỳ?
+ Vào quý 2 và quý 3 của thai kỳ.
+ Chuột rút thường xảy ra vào ban đêm.
Khi bị chuột rút phải làm gì?

+ Để thẳng chân.
+ Kéo gót chân, cổ chân, ngón chân lại rồi hướng lên trên.
+ Xoa bóp các cơ bắp bị co rút.
+ Đi bộ quanh nhà trong vài phút…
Khi bị chuột rút cần kéo gót chân, ngón chân hướng lên trên rồi xoa bóp

Lưu ý: Nếu hiện tượng chuột rút xảy ra thường xuyên đi kèm các hiện tượng sưng tấy, bầm, đau đớn ở chân thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay.
Phương pháp cải thiện chứng chuột rút khi mang thai

+ Không nên đứng quá lâu hay ngồi vắt chéo chân.
+ Khi nghỉ nằm thẳng và hơi nhấc cao chân, ngón chân hướng lên phía trước để các cơ thịt ở ống chân được thoải mái, vừa hạn chế phù nề lại giảm chuột rút.
+ Đi bộ thường xuyên khoảng 30 – 40 phút mỗi ngày.
+ Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như duỗi bàn chân về phía trước sau đó co lại rồi xoay mắt cá chân.,,
+ Ngâm chân bằng nước ấm có pha một chút gừng và muối trong vòng 10 phút (trước khi đi ngủ) sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
+ Phụ nữ mang thai khi ngồi hai đầu gối song song, không vắt chéo chân
+ Khi ngủ cần đảm bảo chân ấm, không để gió hoặc không khí lạnh thổi trực tiếp vào chân.
+ Khi nằm thai phụ cần nghiêng về bên trái để cải thiện máu lưu thông đến và đi từ bàn chân, giảm triệu chứng chuột rút.
+ Kê chân trên một chiếc gối cao, tránh duỗi các ngón chân về phía trước khi ngủ.
+ Sử dụng túi giữ nhiệt để giữ ấm chân là phương pháp hữu hiệu để tránh chuột rút.
+ Uống đủ nước sẽ giúp máu vận chuyển oxy tới các cơ, giúp cơ vận động bình thường.
+ Chế độ ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất.
+ Bổ sung các thực phẩm dồi dào can xi: cá, sữa, trứng, gà, đậu, rau cải, vừng, các loại rong biển, tía tô… và các thực phẩm giàu magie như dưa lê, su su…. vào chế độ ăn hàng ngày.
Bổ sung thực phẩm giầu can xi, magie có trong các loại rau xanh …

Lưu ý: trường hợp thai phụ phải sử dụng các loại thuốc bổ sung canxi, magie, photpho… cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Kết luận

Chuột rút trong thời kỳ mang thai là hiện tượng thường gặp, xảy ra vào giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ. Nguyên nhân gây chuột rút do các cơ chân phải làm việc quá sức để nâng đỡ trọng lượng tăng lên của cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai. …

Để hạn chế bị chuột rút, các thai phụ cần bổ sung canxi, magie…có trong các thực phẩm: cá, sữa, trứng, gà, đậu, rau cải, vừng, các loại rong biển, tía tô, dưa lê, su su su…. vào chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, cần uống đủ nước, giữ chân luôn ấm, tránh giói lùa, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng cho chân…để hạn chế hiện tượng chuột rút.

Nhiều phụ nữ dễ mắc chứng chuột rút khi mang thai. Không có cách nào chắc chắn để ngăn chặn chứng chuột rút, nhưng có một số điều bạn có thể làm để giảm thiểu số lần chứng bệnh này xảy ra hoặc giúp giảm bớt sự khó chịu khi chúng xảy ra.

Có một số gợi ý sau: nhẹ nhàng duỗi cơ bắp chân; tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng; khi chân bắt đầu bị chuột rút, nhẹ nhàng đưa bàn chân về phía trước; ăn nhiều thực phẩm giàu canxi; hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng các viên bổ sung canxi.

Sudo Chuột Rút

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *