Dấu hiệu bị suy giảm trí nhớ

Căn bệnh suy giảm trí nhớ ngày càng trở nên phổ biến, mọi độ tuổi và giới tính đều có thể gặp phải, vậy dấu hiệu, triệu chứng nào cho thấy bạn đang gặp phải chứng suy giảm trí nhớ là gì?

Suy giảm trí nhớ là gìSuy giảm trí nhớ là một tình trạng trí nhớ bị suy giảm do hệ thần kinh tế bào não bị thoái hóa do nhiều tác động gây nên có thể do tuổi tác, di truyền, tai biến mạch máu não , chấn thương, chế độ ăn uống,…Đây là một triệu chứng mà hiện nay chúng ta thường gặp không chỉ ở những người già mà ngay cả những người trẻ cũng đang bị suy giảm trí nhớ nghiêm trọng và ngày gia tăng.


Suy giảm trí nhớ Là một bệnh lý làm ảnh hưởng không nhỏ tới công việc cũng như chất lượng cuộc sống. Người bị suy giảm trí nhớ sẽ vô cùng gặp khó khăn trong việc giải quyết công việc, khó có thể tập trung và mất rất nhiều thời gian để có thể thực hiện và hoàn thành công việc. Ngoài ra, suy giảm trí nhớ còn khiến người bị bệnh có thể quên mốc thời gian, ngày tháng, quên đường đi, hay cảm thấy mơ hồ mọi chuyện, lú lẫn,…nếu suy giảm trí nhớ trở nên nghiêm trọng có thể làm người bị bệnh không thể tham gia vào hoạt động xã hội, làm việc cũng như vào các hoạt động vui chơi hàng ngày.

Hơn nữa, bệnh suy giảm trí nhớ còn làm tậm trạng và tính cách thay đổi theo, người bị suy giảm trí nhớ luôn cảm thấy lo lắng, bối rối, chán nản, đa ghi, sợ hãi và có thể trở nên bực tức hay cáu gắt với người xung quanh.

Suy giảm trí nhớ là dấu hiệu của việc suy giảm tuần hoàn não , não bộ bị ảnh hưởng, bị tổn thương hay lão hóa khiến tình trạng ngày càng tăng và thậm chí có thể dẫn tới mất trí nếu không phát hiện kịp thời và điều trị suy giảm trí nhớ sớm.

8 dấu hiệu cơ bản cho biết bạn đã bị suy giảm trí nhớ

Hiện nay có khoảng hơn 2/3 dân số bị rơi vào hiện tượng suy giảm trí nhớ, tuy nhiên rất nhiều người không có hiểu biết khoa học về bệnh lý này và cho đó là những biểu hiện thông thường vì vậy họ chủ quan nên đã gây ra những hậu quả rất lớn.

Suy giảm trí nhớ là biểu hiện đầu tiên của hiện tượng mất trí nhớ. Nếu như người suy giảm trí nhớ có thể nhớ được hôm qua mình đã nói chuyện với ai nhưng không nhớ mình nói những gì thì người mất trí sẽ không nhớ được cả người mà hôm qua mình đã nói chuyện.
Khi có những biểu hiện sau thì bạn chắc chắn đang bước vào nguy cơ sắp có thể bị mất trí mà giai đoạn đầu tiên là giảm sự minh mẫn trong não bộ của mình.

1. Hay quên, hay lo lắng, than phiền, căng thẳng, hay cáu giận vô cớ, khó tính hơn…

2. Thấy khó khăn về ngôn ngữ: Bạn rất muốn nói về điều gì đó nhưng mà không thể nghĩ ra từ phù hợp hay là nói đúng ý mình.

3. Không thể tập trung trong công việc hoặc làm một việc gì đó.

4. Khả năng tư duy kém: Nếu như trước đây những tình huống như vậy không có gì là khó khăn với bạn nhưng giờ bạn đang rối trí không biết xử lý vấn đề đó ra sao.

5. Khó ngủ và ngủ không sâu giấc

6. Thụ động với tất cả mọi thứ xung quanh.

7. Lú lẫn về thời gian hoặc nơi chốn: Bạn không nhớ được thời gian và nơi bạn đã hoặc sẽ thực hiện một việc gì đó.

8. Choáng váng và hay chóng mặt.

8 dấu hiệu cụ thể trên đây nếu bạn đang mắc phải 3/8 dấu hiệu đó trở nên thì chứng tỏ trí nhớ và khả năng minh mẫn của bạn đang gặp những vấn đề rất lớn, cần có cách khắc phục ngay.

10 dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về não Alzheimer’s

Bệnh Alzheimer’s (AHLZ-high-merz) là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Bệnh Alzheimer’s không phải là bệnh lão khoa thông thường hoặc bệnh thần kinh.Tình trạng suy giảm trí nhớ làm xáo trộn cuộc sống thường ngày không phải là một giai đoạn điển hình của quá trình lão hóa. Nó có thể là triệu chứng của bệnh Alzheimer’s, một bệnh lý về não có thể dẫn đến tử vong, gây ra sự suy giảm từ từ về trí nhớ, suy nghĩ và kĩ năng suy luận.

Mỗi người bệnh có thể trải qua một hoặc nhiều biểu hiện ở các mức độ khác nhau. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào, vui lòng đến gặp bác sĩ. Tìm hiểu về cách thức bệnh Alzheimer’s ảnh hưởng đến não và tiến hành Tham dò não.

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh Alzheimer’s là suy giảm trí nhớ, đặc biệt là quên đi các thông tin vừa mới tìm hiểu. Các vấn đề khác bao gồm quên các ngày tháng hay sự kiện quan trọng; hỏi đi hỏi lại cùng một thông tin; phụ thuộc vào các công cụ hỗ trợ trí nhớ (như thiết bị điện tử hoặc giấy ghi chú) hoặc các thành viên gia đình trong những việc mà họ thường có thể tự giải quyết.

Đâu là sự thay đổi điển hình liên quan đến tuổi tác? Đôi khi quên tên hoặc cuộc hẹn, nhưng một lúc sau sẽ nhớ lại được.

Gặp khó khăn khi lập kế hoạch hay giải quyết vấn đề

Một vài người có thể biểu hiện những thay đổi trong khả năng phát triển và theo đuổi một kế hoạch hoặc khi làm việc với số liệu. Họ cũng có thể gặp rắc rối trong việc nắm bắt các cách làm quen thuộc hoặc theo dõi hóa đơn hàng tháng. Họ gặp khó khăn trong việc tập trung và tốn nhiều thời gian hơn để thực hiện các công việc họ đã làm trước đây.

Đâu là sự thay đổi điển hình liên quan đến tuổi tác? Thỉnh thoảng phạm một số lỗi khi quyết toán chi phiếu.

Gặp khó khăn khi hoàn thành các công việc quen thuộc ở nhà, tại nơi làm việc hay khi vui chơi

Người bệnh Alzheimer’s thường gặp khó khăn khi hoàn thành các công việc thường ngày. Đôi khi, họ cũng gặp rắc rối khi lái xe đến một địa điểm quen thuộc, quản lý ngân sách ở công ty hay ghi nhớ luật lệ của trò chơi yêu thích.

Đâu là sự thay đổi điển hình liên quan đến tuổi tác? Thỉnh thoảng cần giúp đỡ để thiết lập các chế độ của lò vi sóng hay thu lại chương trình TV.

Lú lẫn về thời gian hoặc nơi chốn

Người bệnh Alzheimer’s có thể không nhớ được ngày tháng, các mùa trong năm và mốc thời gian. Họ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu một điều gì đó khi điều đó không xảy ra ngay lập tức. Đôi khi, họ quên mất mình đang ở đâu hay làm sao họ đến được nơi đó.

Đâu là sự thay đổi điển hình liên quan đến tuổi tác? Cảm thấy mơ hồ về các ngày trong tuần nhưng sẽ nhớ ra sau đó.

Gặp khó khăn trong việc hiểu các hình ảnh trực quan và mối quan hệ trong không gian

Với vài người, gặp vấn đề về thị giác chính là dấu hiệu của bệnh Alzheimer’s. Họ gặp khó khăn khi đọc, phán đoán khoảng cách, xác định màu sắc hay sự tương phản. Trong nhận thức, họ nhìn xuyên qua gương và nghĩ rằng có ai khác đang ở trong phòng. Họ có thể không nhận ra mình trong gương.
Đâu là sự thay đổi điển hình liên quan đến tuổi tác? Sự thay đổi về thị giác liên quan đến bệnh đục thủy tinh thể (cườm mắt).

Phát sinh những khó khăn mới về từ ngữ khi nói hoặc viết

Người bệnh Alzheimer’s có thể gặp vấn đề khi theo dõi hay tham gia trò chuyện. Họ có thể dừng lại giữa cuộc nói chuyện và không biết cách nào để tiếp tục hoặc cứ lặp đi lặp lại. Họ vật lộn với từ vựng, gặp khó khăn trong việc tìm đúng từ hay gọi sai tên vật dụng (như gọi “đồng hồ treo tường” là “đồng hồ đeo tay”).

Đâu là sự thay đổi điển hình liên quan đến tuổi tác? Đôi khi gặp khó khăn trong việc tìm đúng từ.

Đặt đồ vật nhầm chỗ và mất khả năng hồi tưởng lại các bước

Người bệnh Alzheimer’s có thể đặt đồ vật ở những nơi không quen thuộc. Họ có thể làm mất đồ vật và không thể nhớ các bước để tìm lại chúng. Đôi khi, họ buộc tội người khác ăn cắp. Việc này có thể xảy ra thường xuyên hơn theo thời gian.

Đâu là sự thay đổi điển hình liên quan đến tuổi tác? Thỉnh thoảng đặt đồ vật nhầm chỗ, ví dụ như kính hoặc điều khiển từ xa (remote control).

Giảm khả năng phán đoán hay đánh giá kém

Người bệnh Alzheimer’s có thể gặp những thay đổi trong việc phán đoán và ra quyết định. Ví dụ, họ có thể đánh giá kém khi giải quyết vấn đề liên quan đến tiền, như trao khoản tiền lớn cho người tiếp thị qua điện thoại. Họ cũng ít chú ý đến việc ăn mặc chỉnh tề hay giữ cho mình sạch sẽ.

Đâu là sự thay đổi điển hình liên quan đến tuổi tác? Đôi khi đưa ra quyết định tồi.

Rút lui khỏi công việc hay các hoạt động xã hội

Người bệnh Alzheimer’s có thể bắt đầu tự rút lui khỏi các sở thích, hoạt động xã hội, dự án công việc hay các môn thể thao. Họ gặp không theo kịp đội thể thao yêu thích hay không nhớ được cách thức hoàn thành sở thích riêng của mình. Họ cũng tránh tham gia hoạt động xã hội do những thay đổi họ gặp phải.

Đâu là sự thay đổi điển hình liên quan đến tuổi tác? Đôi khi cảm thấy chán nản với công việc, gia đình hay các nghĩa vụ xã hội.

Tâm trạng và tính cách thay đổi

Tâm trạng và tính cách của người bệnh Alzheimer’s có thể thay đổi. Họ trở nên bối rối, đa nghi, chán nản, sợ hãi hay lo lắng. Họ có thể dễ dàng bực tức khi ở nhà, tại nơi làm việc, với bạn bè hay ở những nơi mà họ không cảm thấy thoải mái.

Đâu là sự thay đổi điển hình liên quan đến tuổi tác? Thực hiện công việc theo cách thức rất khác biệt và trở nên cáu kỉnh khi thói quen bị phá vỡ.

Cách khắc phục hiệu quả cho bệnh duy giảm trí nhớ

Để làm giảm tình trạng suy giảm trí nhớ cũng như phục hồi lại trí nhớ, chúng ta cần quan tâm tới sức khỏe của mình bằng cách tạo thói quen sinh hoạt hàng ngày theo lịch trình khoa học, luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày, ăn ngủ và làm việc điều độ, cân đối giờ giấc cụ thể.

Cải thiện dần dần cũng như triệt để tình trạng trên thì bạn nhất thiết phải tuân theo đồng thời những biện pháp khoa học sau đây:

1. Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tránh những thực phẩm và thói quen gây hại cho hệ thần kinh như ngủ ít, ăn nhiều đồ ngọt, mỡ, bia, rượu…

2. Chế độ nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý, nên tham gia các hoạt động xã hội thường xuyên không nên nhốt mình trong nhà mãi.

3. Để đồ đạc đúng nơi quy định và ghi thời gian biểu các công việc cần làm, đặt lịch báo hoặc nhờ người xung quanh nhắc nhở. Khi nhớ cần làm ngay không để lâu.

Phòng tránh suy giảm trí nhớ:

Ngoài ra để phòng bệnh suy giảm trí nhớ thì cần tránh mọi căng thẳng, stress trong cuộc sống, công việc, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, minh mẫn và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Đồng thời, không nên để não bộ bị trì trệ mà cần tham gia các hoạt đông liên quan đến não bộ để não bộ hoạt động, phát triển thông qua các trò chơi logic, đố vui, nói chuyện với bạn bè, đọc sách, đi du lịch,…từ đó không những làm giảm tình trạng suy giảm trí nhớ mà còn giúp phòng và ngăn ngừa bệnh hiệu quả, giúp hiệu quả công việc được hoàn thành tốt, nhanh và cuộc sống tốt đẹp.

Sudo Trí Nhớ

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *