Dạy cho con cách tự bảo vệ

Trong xã hội hiện đại, trẻ em được coi là trung tâm của gia đình, cha mẹ bao bọc, bảo vệ và giúp trẻ làm mọi việc mà không hề ý thức được rằng chính điều đó sẽ làm hại trẻ. Bậc cha mẹ đã biết cách dạy cho con cách tự bảo vệ mình hay chưa?

Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, người lớn cần hướng dẫn trẻ cách tự bảo vệ bản thân. Tự vệ là bản năng của con người, là một bước quan trọng của quá trình phát triển từ lứa tuổi vị thành niên lên tuổi trưởng thành. Tự bảo vệ, tự hoàn thiện bản thân.

GIÁO DỤC Ý THỨC TỰ BẢO VỆ

Một kết quả nghiên cứu cho thấy, 60% tai nạn trẻ em xảy ra ngay trong nhà hoặc xung quanh nhà. Theo lí thuyết, nhà là nơi an toàn nhất đối với trẻ, nhưng thực tế không hắn như vậy.

Cầu thang, ổn áp, ố điện, rãnh nước, bể chứa… đều là nơi tiềm ấn nguy cơ tai nạn cao. Nếu cha mẹ sớm giáo dục cho trẻ kĩ năng tự bảo vệ, thì có thể tránh được nhiều sự cố đáng tiếc.

Trong cuộc sống hiện nay, đa số trẻ bước vào tuổi vị thành niên đều thiếu các kĩ năng tự bảo vệ. Chúng tự cảm thấy mình đã lớn, không cần cha mẹ bảo vệ, hoàn toàn có thế tự mình làm mọi việc. Tuy cơ thể đã phát triển gần như người trưởng thành nhưng trẻ vẫn thiếu những kiến thức về tự bảo vệ an toàn hoặc ý thức tự vệ. Nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này là do sự giáo dục sai lầm của cha mẹ. Cha mẹ không nên chỉ bảo vệ trẻ mà nên hướng dẫn trẻ cách tự bảo vệ bản thân.

Vậy người lớn nên làm gì để giúp trẻ bồi dưỡng khả năng tự vệ, nâng cao khả năng hoạt động độc lập? Trước tiên, cần hình thành cho trẻ ý thức về sự an toàn, giáo dục trẻ phải làm gì để tự bảo vệ bản thân, thế nào là an toàn…
Dạy trẻ những kiến thức cơ bản về an toàn
Khi trẻ được bốn tuổi, người lớn đã có thể giáo dục cho chúng những kiến thức cơ bản về an toàn, ví dụ, những điều cần chú ý khi dùng điện; cách sử dụng bếp gas; cách tuân thủ luật giao thông; khi đi học cần đi chung với các bạn, tuyệt đối không được đi theo hoặc ăn thức ăn của người lạ; chú ý tránh để cơ thể bị thương, cấn thận khi sử dụng những vật sắc nhọn có khả năng sát thương…

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu những quy tắc an toàn trẻ cần biết:
  • Khi trẻ được 3 tuổi, cần yêu cầu trẻ ghi nhớ những thông tin liên lạc cơ bản như tên cha, mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại nhà….
  • Trước khi ra ngoài cần xin phép người lớn, nói rõ muốn đi đâu, đi với ai, đi làm gì… Khi người lớn đồng ý, trẻ mới được phép ra ngoài.
  • Dạy trẻ rằng, nói chuyện với người lạ là hành động vô cùng nguy hiểm. Nếu người lớn không ớ bên cạnh, tuyệt đối không được nói chuyện với người lạ, không tùy tiện đi theo người lạ
  • Khi để trẻ ớ nhà một mình, cần dặn trẻ khỏa cửa, tuyệt đối không mớ cửa cho người lạ.
  • Tuyệt đối không ăn uống thức ăn của người lạ, bao gồm cả kẹo và đồ ngọt.
  • Không vui chơi ở những nơi vắng vẻ. Khi trẻ còn nhỏ, không nên để trẻ chơi một mình.
  • Dạy trẻ rằng, chỉ có các thành viên trong gia đình, bác sĩ và y tá mới được phép chạm vào cơ thể, nếu người lạ làm như vậy cần từ chối và tìm mọi cách né tránh.
  • Nên nhắc cho trẻ nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của một số họ hàng thân thích, hàng xóm hoặc bạn bè, phòng khi có chuyện xảy ra, trẻ có nhiều cơ hội tìm được sự trợ giúp hơn.
Dạy trẻ cách xử lí khi xảy ra tai nạn
Trong cuộc sống, tai nạn là điều không thế tránh khỏi. Khi tai nạn xảy ra, hướng dẫn trẻ không được hoảng loạn, đồng thời nhanh chóng áp dụng các biện pháp cấp cứu cần thiết như gọi các số điện thoại khẩn cấp 113, 114, 115… Khi phát hiện khí gas bị dò rỉ, cần nhanh chóng khóa nguồn, mở cửa sổ thông gió, tuyệt đối không bật đèn hoặc sử dụng các vật dụng điện tử, tránh gây nổ. Người lớn cũng cần trang bị một số kiến thức y học cơ bản như cách cầm máu, giảm đau… Nếu trẻ bị bât cóc, cần hướng dẫn trẻ tìm cơ hội trốn thoát khỏi nơi giam giữ, tìm đển trụ sở công an hoặc các cơ quan chính phủ, những nơi công cộng đông người để xin được trợ giúp.
Dạy trẻ cách tự kiềm chế
Đa số trẻ đều nắm được kiến thức về an toàn, nhưng do bản tính nghịch ngợm, ham chơi, ham ăn… nên đã quên mất các nguyên tắc cơ bản, gây tốn thương cho bản thân và cả người khác. Nhiều trẻ do không kiềm chế được mình nên đã ăn thức ăn của người lạ, dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên chú ý giáo dục trẻ các kĩ năng tự kiềm chế, hướng dẫn trẻ cách tự bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ bên ngoài.

Mách nhỏ:

Tự vệ là một hình thức có trách nhiệm với những hành vi của bản thân. Kĩ năng tự vệ xuất phát từ ý thức an toàn, điều này cần được xây dựng và bồi dưỡng ngay từ khi còn nhỏ, Người lớn cần giáo dục trẻ những kiến thức về an toàn để trẻ dần hình thành kĩ năng tự vệ, có như vậy chúng mới được an toàn trong suốt quãng đời sau này.

Sudo Mẹ Và Bé

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *