Nên làm gì khi chán nản?

Có một ngày bạn không muốn làm gì, không muốn nghĩ gì, và không muốn gặp ai. Bạn thấy chán nản và mệt mỏi, bạn không biết nên làm gì?

Bỗng có một ngày bạn cảm thấy sự chùng chân mỏi gối, mọi thứ trở nên mông lung, xa vời, không biết là có nên đi tiếp hay dừng lại.

Chẳng phải bạn cảm thấy mình già rồi hay sức khỏe yếu kém đi, nhưng thật sự bạn có cảm giác những việc mình làm đang quá tải, mà kết quả mang lại không mong muốn dù đã nỗ lực điên cuồng. Thế rồi bạn rơi vào trạng thái không biết mình đang ở đâu.

Đôi khi bạn cảm thấy chán chường, chẳng thích gì, chẳng muốn làm gì. Có thể chỉ đơn giản là bạn đang chán và muốn làm gì đó nhưng lại ko biết phải làm gì, tệ hơn cả là chẳng biết mình thích gì, vô cảm với mọi thứ… Điều này rất nguy hiểm, nó là tiền đề của cảm giác chán đời, bất cần đời, và dẫn đến sự buông thả, sa sút… 
Mệt mỏi, chán nản. Ừ! Thì đôi lúc bạn chỉ muốn giải phóng bản thân, thoát khỏi những điều thường nhật, làm những việc mình yêu thích, không bận tâm thế sự công việc tại cơ quan, hoặc những lo toan trước mắt trong cuộc sống. Bạn thật sự muốn tạm vờ quên một lúc để đầu óc bớt quay cuồng. Bạn cần một động lực mới, đủ để giúp bạn vững bước tiếp tục trên con đường xa.

nen lam gi khi chan nan
Nên làm gì khi chán?

Đôi lúc trong cuộc sống bạn được phép mệt mỏi, chán nản. Con người ta ai cũng có những giây phút mông lung, tự viễn hoặc chính bản thân mình, rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp thôi. Chắc ngày mai có ông bụt hay bà tiên hiện ra và hỏi làm sao con thất thần thế (cũng có thể làm sao con khóc!), có cần ông hay bà giúp gì cho không? Thế là được dịp bao lo lắng phiền muộn sẽ được trút ra như thác đổ, kiểu lâu ngày không giải tỏa được.
Giá mà con có thật nhiều tiền…

Giá mà cuộc sống của con đủ đầy hơn…

Giá mà điều đó không bao giờ xảy ra…

Giá mà con đã không cư xử trẻ con thế…

Giá mà mọi người đừng làm tổn thương lẫn nhau…

Giá mà con được sinh ra trong một môi trường khác…

Giá mà mọi người đều hiểu, yêu thương và lo lắng cho con…

Giá mà…!!!

Lúc nào bạn cũng giá mà… ! kiểu than thở , nhưng hỡi ơi thế gian này nào có ông bụt, bà tiên đâu! Vì vậy bạn không thể sống với suy nghĩ giá mà suốt…!!! Bạn phải hành động, và làm ngay một điều gì đó có ý nghĩa ít nhất đối với bạn.

Cuộc sống đâu phải lúc nào cũng màu hồng có kèm theo cả cục tẩy của Doremon để xóa đi những điều đã xảy ra không mong muốn. Cuộc sống cũng đâu có cỗ máy thời gian như hộc bàn của Nobita đưa chúng ta đến tương lai và xem trước những điều sẽ xảy ra. Cuộc sống có lẽ ở nơi nào cũng như nhau thôi. Con người dù ở trong hoàn cảnh nào cũng vượt qua hết. Con người dũng cảm lắm. Cũng có một số người quỵ ngã, nhưng đó là số ít. Và họ sẽ bị nhiều chỉ trích, thương cảm hơn là được đồng cảm.

Những suy nghĩ tích cực vẫn hơn là những suy nghĩ tiêu cực. Những tấm gương vượt khó vẫn hơn là những hình ảnh bê tha chán đời. Chắc chắn đâu đó trong trái tim chúng ta vẫn vang lên một giọng nói tha thiết: hãy cố gắng lên, còn nước còn tát, thời gian còn dài, đường đời dù chông gai nhưng vẫn còn nhiều tia hy vọng. Chúng ta phải tin điều đó thôi.

Niềm tin vào cuộc sống. Rồi bạn sẽ có một vài sự lựa chọn. Chúng đến bất ngờ vào cái thời điểm tưởng chừng không còn chút gió để thở hay không còn chút nắng để thấy ấm áp hơn. Đó chính là những tia hy vọng dành cho sự nỗ lực bền bỉ của bạn. Tất nhiên, không phải sự lựa chọn mới nào cũng đúng, cũng tốt hơn sự lựa chọn mà bạn đang dấn thân. Nhưng những sự lựa chọn mới mang đến cho bạn một chỗ dựa về niềm tin, động lực và tinh thần. Bạn sẽ lại cảm thấy tim mình nở hoa.
Cuộc sống là một chuỗi những bất ngờ. Thế mới gọi là cuộc sống

chan nan trong cuoc song
Cuộc sống luôn đầy bất ngờ thú vị
Dù có khó khăn gì chúng ta cũng phải mỉm cười. Mọi sự không mong muốn có thể đến bất ngờ. Hoa có thể nở giữa mùa Đông. Mây có thể bay giữa trời mưa gió. Con người có thể khóc trong niềm hạnh phúc trào dâng. Một người con gái có thể biến thành con trai và ngược lại. Mọi sự phi lý đều có lý. Bạn có thể thất bại trên đỉnh vinh quang. Chúng ta có thể chinh phục ngọn núi cao nhất thế giới.
Hãy bớt mơ mộng hóa những điều xa xôi. Hãy khiêm tốn khi có một chút thành công. Hãy sẵn sàng đối mặt với những điều tồi tệ nhất.

Vậy làm sao để thoát khỏi tâm trạng chán nản? 

Cuộc sống không chỉ toàn hoa hồng. Có những lúc bạn cảm thấy thật sự chán nản và thất vọng, đó là khi công việc của bạn tồi tệ nhất, khi bạn không còn một xu dính túi hay khi bạn cãi vã với người yêu. Thế nhưng đôi khi bí quyết để vượt qua thời khắc khó khăn đó lại là những việc làm hết sức bình thường.

1. Trò chuyện với một người bạn.

Alo cho một người bạn. Bạn không cần phải luôn luôn chịu đựng trong im lặng- một giọng ân cần ở đầu kia điện thoại có thể an ủi bạn rất nhiều. 

Hãy nói chuyện với bạn bè, nhất là với những người biết lắng nghe, tham khảo họ xem bạn nên làm gì. Hoặc bạn cũng có thể nói chuyện, thảo luận với đứa bạn về vấn đề mà cả hai cùng quan tâm, hứng thú. Dù họ có cho bạn lời khuyên được hay không thì bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều khi được trò chuyện. Nghiên cứu cho thấy những người hay trò chuyện, tán ngẫu cùng người thân sẽ giảm được đáng kể nguy cơ bị stress và các bệnh tâm lý.  Còn nếu bạn ko có ai để trò chuyện? Hãy gọi cho tổng đài tâm lý, họ sẽ lắng nghe và cho bạn một lời khuyên bổ ích.

2. Bạn không phải là trung tâm của vũ trụ
Tất cả chúng ta đều nghĩ mình là trung tâm của vũ trụ, nhìn mọi vật theo cách chúng tác động tới chúng ta như thế nào. Điều này mang tới những “tác dụng phụ”, chúng ta cảm thấy có lỗi với bản thân khi mọi việc không đúng như kế hoạch, hoặc nghi ngờ bản thân khi chúng ta không hoàn hảo.
Vì vậy, sáng nay, thay vì lo lắng thái quá về bản thân mình, hãy nghĩ về những người cần sự giúp đỡ. Giúp đỡ người khác giúp bạn thoát khỏi những ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và không còn đắm mình trong sự tự thương hại bản thân nữa. Bắt đầu nghĩ về những thứ mọi người đang cần. Không nghi ngờ bản thân vì câu hỏi bản thân có đủ tốt hay không không còn quan trọng nữa. Điều quan trọng bây giờ là mọi người xung quanh đang cần gì.
Vì vậy, hãy nghĩ về người khác chứ không phải bản thân, điều đó sẽ giúp bạn thoát khỏi cảm giác chán nản và thất bại.
3. Kháng cự lại những gì gây đau khổ cho bạn
Hãy nhớ rằng hạnh phúc cho phép bản thân bạn trở nên hoàn hảo với những gì bạn có hơn là những gì bạn ước muốn. Một phần cong người bạn đang tranh cãi với cuộc sống, nghĩ dưng lại và suy nghĩ trong một phút, bạn sẽ nhận ra rằng đau khổ chỉ đến với bạn khi bạn chống lại mọi thứ trong thực tại.
Mặc dù bạn không thể điều khiển mọi thứ theo ý muốn của mình, bạn có thể điều khiển cách mà bạn phản ứng với chúng. Cách đáp trả chính là sức mạnh của bạn.

4. Làm bất cứ một việc gì có ích.

Dù bạn đang không hứng thú với việc gì cả, không muốn làm gì cả nhưng hãy cứ thử làm một việc gì đó có ích, cứ xem như để giết thời gian (nhưng thực ra bạn đang tận dụng thời gian đấy). Trong quá trình làm, bạn sẽ dần dần chú tâm vào công việc hơn và quên mất những chán chường khi nãy. Cách này thường được áp dụng rất thành công ở những người phải chịu những cú shock tức tối. Sau khi “hoàn hồn” sau cú shock đó, họ thường lao vào làm việc để quên đi cú shock và dẫn đến những thành công ngoài sức tưởng tượng. Nhưng ở đây, bạn đang chán, vậy thì hãy xem như bạn làm việc đó chỉ để giải trí cho đỡ chán thôi há. Làm thế vừa đỡ chán vừa có lợi, một công đôi chuyện!

5. Giúp đỡ ai đó.

Có thể là về mặt vật chất, tinh thần hay chỉ đơn giản là giúp những việc lặt vặt. Mua giúp em nhỏ tấm vé số. Biếu bà lão ăn xin vài đồng. Giảng cho đứa bạn bài mà nó chưa hiểu. An ủi một người thân đang buồn…. Bạn sẽ thấy mình thực sự hữu ích, có rất nhiều người cần đến bạn. Và từ đó, bạn sẽ tìm được tìm vui và động lực để tiếp tục làm việc/ học tập.

6. Vẽ

Bạn đang rất ngạc nhiên: ở trên vừa bảo làm một việc gì đó mà thấy có ích, thế sao bây giờ lại bảo vẽ vời vô bổ như thế? Vậy bạn nghĩ vẽ ko có ích ư? Lầm to rồi đấy. Vẽ, thứ nhất, sẽ giúp bạn bồi dưỡng tính sáng tạo. Đây là một yếu tố cần thiết để thành công. Thứ hai, khi vẽ, não trái của bạn sẽ vận động và tạm thời làm não phải -nơi đảm nhận sự lo lắng – nghỉ ngơi. Có thể bạn vẽ ko khá, nhưng vấn đề đó ko quan trọng, chỉ là bạn đang giải trí thôi mà, hãy nhớ như vậy. Với tâm trạng thoải mái thì tính sáng tạo mới phát huy tối đa được.

7. Nghĩ về tương lai.

Thử tưởng tượng ra viễn cảnh của bạn trong tương lai, đó có thể là những gì bạn mong muốn hay quan ngại.

Lúc đó bạn như thế nào? Khỏe mạnh hay yếu đuối? Hình dáng của bạn sẽ ra sao? Công ăn việc làm thế nào? Gia đình,người thân và những người bạn quen biết thì sao? Thử lý giải cho những tưởng tượng của bạn. Ví dụ nếu bạn tưởng tượng sau này mình làm nghề gì, chức vụ nào thì hãy tự hỏi làm sao để đạt được điều đó, nó đòi hỏi những gì, bạn đã có hay chưa có những nền tảng gì để thực hiện nó… hoặc nếu bạn tưởng tượng sau này mình… thất nghiệp thì hãy tự hỏi tại sao, nguyên nhân nào và phải làm sao để ko bị như vậy…

Khi bạn có cái nhìn bao quát hơn về tương lai, bạn sẽ phần nào thấy rõ hơn mục tiêu và trách nhiệm của mình, nhanh chóng thoát khỏi vũng lầy chán nản mà bạn đang mắc phải để đi tiếp chặng đường.

8. Nhớ về quá khứ.

Chẳng ai có tương lai mà ko hề có quá khứ. Dù đã qua nhưng quá khứ là nền tảng cho hiện tại và hiện tại lại là nền tảng cho tương lai. Dĩ nhiên, chẳng ai có quá khứ hoàn vui hay hoàn toàn buồn. Và dù cho đó là vui hay buồn thì bạn hãy ngẫm nghĩ về nó, nhớ lại xem mình đã trải qua như thế nào. Những kỉ niệm vui sẽ giúp bạn tìm lại niềm vui và tiếp thêm sinh lực cuộc sống. Những kỉ niệm buồn sẽ giúp bạn nhớ cách phải vượt qua như thế nào. Trừ khi quá khứ của bạn có những điều khủng khiếp mà bạn ko muốn nhớ tới, nếu ko, hãy nghĩ về quá khứ với sự trân trọng và nâng niu như những trang sách hay đã khép lại. Bạn đã sống, đã tồn tại trong khoảng thời gian đó như một sự kỳ diệu của tạo hóa. Và bây giờ, trong hiện tại và trong một tương lai nhất định, bạn vẫn sống. Bạn cần phải viết tiếp những trang đời của mình để đó sẽ là một quyển sách hay và bổ ích.

9. Tập thể dục

Tập thể dục sẽ làm tăng nhịp tim, đồng thời tăng lượng serotorin (hormone giúp bạn cảm thấy vui vẻ). Vì thế, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khá hơn.

tap the duc song khoe
Tập thể dục

10. Đọc sách  hay l
à ăn một cái gì đó 
Một chiếc bánh ngọt, một cốc trà hay một ít hoa quả có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn ngay lập tức.

Một câu truyện hay là liều thuốc lý tưởng đưa sự chú ý của bạn ra khỏi những rắc rối của chính mình. Có thể mượn sách của bạn bè hay tìm trong thư viện- và nhớ đừng đánh giá một quyển sách qua cái bìa của nó nhé!
11. Bạn có nhiều hơn một thứ
Trong đầu mỗi chúng ta đều vẽ lên một bức tranh – đó là ý tưởng  phản ánh chúng ta là loại người nào. Khi ý tưởng bị đe dọa, chúng ta sẽ phản ứng phòng thủ. Con người có thể tự hỏi chúng ta có làm tốt hay không, điều này đe dọa tới việc chúng ta trở thành con người quyền lực, chúng ta giận dữ hoặc bị tổn thương bởi những lời chỉ trích. Một người nào đó buộc tội chúng ta vì một điều gì đó và đe dọa tới ý tưởng chúng ta là người tốt, sau đó chúng ta giận dữ và tấn công người khác. Khi bạn không làm việc hiệu quả, bạn bắt đầu lo lắng vô thức rằng bạn không tốt như bản thân vẫn nghĩ.
Bạn không phải lúc nào cũng làm việc hiệu quả. Không phải lúc nào cũng có động lực, đôi khi cảm thấy lười biếng. Và tất nhiên không phải lúc nào cũng có những ý tưởng tuyệt vời – bởi vì đó là điều không thể. Không sao cả nếu người ta nói bạn làm việc không tốt bởi vì không phải lúc nào cũng vậy. Bạn phạm lỗi, bạn không hoàn hảo, đó mới chình là sự chấp nhận tốt nhất.
12. Phàn nàn chỉ làm cho vấn đề xấu hơn

Khi phải sống trong sợ hãi, người ta có khuynh hướng phàn nàn mọi thứ với những người xung quanh, tất nhiên là nó chẳng giúp ích gì. Và ngay khi làm điều đó,  bạn đã buộc bản thân mình rẽ sang một hướng khác.
Điều quan trọng là bạn không bao giờ đến được nơi mình muốn bằng cách phàn nàn về nơi bạn đang ở. Mỗi bước đi trong cuộc sống là sự chuẩn bị cho những thứ sau này. Phàn nàn không phải là một chiến lược. Thời gian và năng lượng của chúng ta là có giới hạn. Thời gian mà chúng ta giành để kêu ca chẳng thể giúp chúng ta đạt được điều gì đáng giá, và nó cũng chẳng làm cho chúng ta hạn phúc hơn bất kỳ ai.
Nếu bạn lấy 10% năng lượng giành cho việc phàn nàn của bạn sang để giải quyết công việc thì bạn sẽ thấy bất ngờ với việc những vấn đề đó được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả như thế nào.
13. Cảm giác chán nản và thất bại cho thấy rằng đó là thời gian để thay đổi

Nó có thể làm thay đổi trái tim bạn, thay đổi quan điểm của bạn hoặc thay đổi các thói quen của bạn. Nhưng điều quan trọng là cách mà bạn đang làm việc không còn hiệu quả nữa.
Khi chúng ta chán nản và thất bại, bản năng đầu tiên và điển hình đó là tìm ra một người hay một thứ gì đó để đổ lỗi. Trên thực tế, chúng ta phải xem xét chúng ta đang cảm thấy như thế nào, đang nghĩ gì và kế hoạch ứng phó sẽ như thế nào.
Cuộc đời bạn do bạn chịu trách nhiệm. Khi bạn không thể thay đổi cuộc sống bên ngoài thì bạn có thể thay đổi cách mà bạn nhìn nhận chúng. Và điều thú vị là khi bạn thay đổi cách nhìn về một thứ nào đó thì nó cũng sẽ tự mình thay đổi, nó mở đường cho những hành động tích cực.
14. Ngay cả những bước đi nhỏ nhất cũng sẽ giúp bạn tiến bộ
Thật khó khăn để di chuyển nếu bạn dị mắc kẹt. Đó là cảm giác khi bị mắc kẹt ng một vết lún sâu sau khi gặp thất bại, mất đi một người thân bị bệnh hay công việc.  Thật khó để thúc đẩy bản thân khi không nghĩ mình có đủ sức mạnh để tiến về phía trước, cảm giác điên cuồng và có lỗi với bản thân. Tuy nhiên hãy tiến từng bước nhỏ mỗi ngày, sau đó bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.

15. Hòa mình với thiên nhiên

Leo núi, tắm biển, đi dạo trong một khu rừng gần đó – hay chỉ loanh quanh một cồn cát nhỏ ( tùy theo nơi bạn sống) là những việc đó có thể làm bạn phấn chấn hơn.

16. Dành thời gian bên người bạn yêu quý

Và bạn luôn có những người thân yêu ở cạnh bên. Bạn hoàn toàn có thể trải lòng cùng họ và cầu cứu sự giúp đỡ khi cần thiết. Họ chắc chắn sẽ lắng nghe bạn. Giả dụ họ không thể giúp được gì, nhưng chúng ta cũng chỉ cần có thế, một người chăm chú lắng nghe ta trải lòng, để biết được trong thế giới này,

Không gì tuyệt bằng được ở bên một người yêu quý và quan tâm đến bạn. Hãy chia sẻ với người đó vấn đề của bạn, nhưng hãy nhớ nói cả các chủ đề khác nữa.

Hẹn gặp người “cố vấn “của bạn Chỉ cần hẹn gặp đã làm bạn cảm thấy yên tâm hơn nhiều rồi. Hãy nói chuyện với những người có kinh nghiệm và đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống hoặc gọi cho dịch vụ tư vấn, ở đó có những tư vấn viên được đào tạo thường trực 24 giờ một ngày.

17. Mua cho mình cái gì đó

Không cần phải mất một khoản tiền lớn, chỉ cần một quyển tạp chí hay một thỏi sô cô la có thể tạo nên điều kỳ diệu. Hãy chiều bạn thân một chút !
18. Khóc thật to  hay đi ngủ một chút 
Thường thì chỉ cần một giấc ngủ ngắn đã có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn rồi. Khi bạn gặp rắc rối, bạn sẽ khó ngủ đủ giấc, vì thế, hãy thử ôm lấy cái gối của bạn.

Không có gì xua tan đau buồn hữu hiệu bằng khóc thật to. Đừng cố nhịn làm gì, nó chỉ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn mà thôi.

19. Hôm nay là một ngày vô giá
Chỉ còn một số ngày sống trên Trái đất, không biết nó là bao nhiêu nhưng biết nó là một con số có giới hạn.
Biết mỗi ngày trong chuỗi ngày đó có thể là một món quà, một quyển kinh hay một phép màu kì diệu. Và nếu bạn phung phí điều kỳ diệu đó thì đó là một tội lỗi, là sự thiếu nhận thức tồi tệ. Và vậy nên hãy tự nhắc nhở bản thân mình vào mỗi buổi sáng, đó là một ngày thật giá trị và cần phải làm những điều tốt đẹp nhất cho nó. Đó không có nghĩa là bạn cường điều hóa giá trị bản thân mà là nên làm điều gì đó cho xứng đáng.
Đôi khi, dừng lại để nuôi dưỡng tâm hồn bạn cũng là một hành động quan trọng bởi vì nó giúp bạn tập hợn lại tất cả những hành động có ý nghĩa của mình. Ngồi một chỗ và tự thương xót bạn thân sẽ chẳng mang lại lợi ích gì, vì vậy hãy đứng dậy làm những điều mình thích, và quay trở lại với những cảm giác tốt hơn.
Blogsudo 

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *