Nguyên nhân và cách phòng bệnh hôi chân

Mùi hồi chân là nỗi ám ảnh của nhiều người, vậy nguyên nhân gây hôi chân là gì và phòng tránh thế nào để không bị hôi chân. Hôi chân khó chịu được sản sinh ra bởi vi khuẩn trên bề mặt chân như biểu bì tụ cầu khuẩn và vi khuẩn hình que liên kết với nhau tạo nên chất gây ra mùi hôi chân.

Mùi hôi chân khó chịu liên quan đến các tế bào da chết trên chân.

– Những vi khuẩn này ăn những tế bào da chết và phát triển rất nhanh nếu tế bào da chết nhiều, dày đặc và làn da chân có nhiều nếp gấp. Sự phát triển vượt trội của những tế bào trên sản sinh ra mùi hôi chân cực kỳ khó chịu. Tuyến nội tiết sản sinh ra 200 ml mồ hôi/ ngày và tuyến nội tiết trên lòng bàn chân tăng lên khi nhiệt độ cao ( khi chân đi giày kín, nóng nhất là trong mùa hè).

– Khi đeo giày, chân không được thở và trở nên ngột ngạt, đây là môi trường tốt cho vi khuẩn định cư và phát triển mạnh. Khi vi khuẩn lớn mạnh, mùi hôi càng tăng và thậm chí còn làm hôi cả giày của bạn. 

Chứng hôi chân thoát ra mùi hôi rất khó chịu. 
– Khi mang giày, chân đổ mồ hôi nhiều hơn, kết quả là vi khuẩn càng được “chiêu đãi” lượng thức ăn dồi dào.

– Mùi hôi ở chân còn có thể xuất phát từ việc chân bị nhiễm nấm mà không được chữa trị đúng cách.

– Những người bị tiểu đường hay mắc bệnh tim và những người lớn tuổi thường có xu hướng bị nhiễm trùng ở chân và khiến cho đôi bàn chân “có mùi” vì khả năng lưu thông máu ở chân kém.

– Những người có bàn chân bị hôi thường là những người có tuyến mồ hôi hoạt động quá mức ở bàn chân. Mặt khác do luôn có các vi khuẩn phân huỷ cư trú ở ngay lớp tế bào sừng, khi mồ hôi tiết ra nhiều làm lớp tế bào sừng ngoài cùng luôn bị thấm đẫm trong mồ hôi, các tế bào này càng bị ngâm trong mồ hôi lâu thì các vi khuẩn phân huỷ càng hoạt động mạnh, gây ra mùi hôi.

– Có thể bạn đã bị lây do đi giày dép chung với người khác

– Do đến phòng tắm công cộng, hồ bơi, đi tập thể dục thể hình, nơi mà nấm, bụi, vi khuẩn từ những đôi bàn chân có mùi phát tán ra môi trường.

Việc loại bỏ tế bào da chết trên chân giúp giải quyết tận gốc môi trường sống của vi khuẩn vì vậy vi khuẩn trên chân bạn sẽ không thể phát triển và gây ra mùi hôi chân khó chịu nữa.

Phòng bệnh hôi chân:

Sự tương tác giữa mồ hôi và vi khuẩn phát triển mạnh trong giày và vớ tạo ra mùi hôi.Vì vậy bạn muốn dứt điểm hôi chân bạn phải khắc phục được cả 2 vấn đề nêu trên.
Đôi chân bốc mùi hoặc ra mồ hôi quá mức cũng có thể được gây ra bởi một bệnh di truyền, gọi là hyperhidrosis mà chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới.Tuy nhiên bàn chân có mùi có thể được kiểm soát với một loại thuốc xịt trị hôi chân tố kết hợp với một số biện pháp phòng ngừa sau :
– Tránh mặc vớ nylon hoặc giày nhựa. Thay vào đó, mang giày làm bằng da, vải, lưới, hoặc các vật liệu khác để chân bạn thoáng khí.
–  Luôn giữ chân sạch sẽ rửa chân hàng ngày bằng nước ấm, sử dụng xà phòng nhẹ. Lau khô.

– Hằng ngày phải rửa chân từ 2 lần trở lên, nhất là đối với người đã nhiễm bệnh. Chú ý kỳ cọ sạch các ngón, nhất là các khe ké. Sau khi rửa, phải lau thật khô bằng khăn bông thấm nước, dùng khăn mềm để không làm sây sát da chân.

– Thay đổi vớ và giày ít nhất một lần một ngày.
– Kiểm tra các bệnh nhiễm trùng nấm giữa các ngón chân và lòng bàn chân của bạn. Nếu bị đỏ hoặc da khô, da loang lổ được được phát hiện hãy điều trị ngay lập tức.
– Không nên đeo một đôi giày hai ngày liên tiếp. Nếu bạn thường xuyên đi giày thể thao hãy thay giày thường xuyên và làm khô chúng. Hãy cho đôi giày của bạn ít nhất 24 giờ để thông thoáng trước khi tiếp tục sử dụng nó. Nếu tình trạng hôi chân ngày càng nặng thêm thì cách duy nhất là loại bỏ những đôi giày.
– Vệ sinh tốt để giữ chân luôn sạch sẽ và thoáng khí.
– Không đi chân đất ở những nơi công cộng có khả năng lây nhiễm bệnh cao.
– Những đôi tất dùng lâu ngày là lý do khiến “mùi hương” đặc biệt đó có nguy cơ bùng phát. Hãy thay tất thường xuyên, nên dùng tất vải vì nó hút ẩm tốt hơn nhiều so với tất sợi tổng hợp.

– Có thể cùng một lúc đi hai đôi tất, tất vải bên trong và tất len bên ngoài để giảm bớt ra mồ hôi và khoảng trống giữa hai lớp tất làm tăng mát mẻ cho chân.

– Đi loại tất thấm hút tốt. Mùa hè cần đi giày có lỗ thoáng hoặc dép.
– Khi đã mắc bệnh hôi chân, cần khám để xác định có phải nấm không rồi mới dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

– Nếu có thuốc chống hôi chân, thuốc chống nấm, cần rắc hay xịt vào bàn chân, khe kẽ các ngón chân, vào bít tất và giày.

– Nếu bị nấm ăn các khe kẽ chân, phải khám và điều trị triệt để; vệ sinh giày; tất sau khi giặt cần là kỹ, hoặc luộc trước khi giặt.

– Đi xăng đan hoặc giày hở mũi: Đi giầy kín sẽ làm gia tăng mồ hôi chân, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, càng làm tăng thêm mùi hôi. Nếu thuận lợi, hãy giữ cho chân luôn thoáng mát.

Một số cách để giảm hôi chân như sau:

  • Lá trà xanh vốn có công dụng hấp thụ và khử mùi rất hữu hiệu. Bạn có thể dùng nước trà xanh đã được đun sôi, thêm chút muối để ngâm chân. Cách này không chỉ giúp khử mùi, mà còn có thể diệt vi khuẩn. Ngoài ra, bã cà phê, bã trà cũng có công dụng tương tự. Bạn cũng có thể bỏ bã cà phê, bã trà vào trong giầy để khử mùi.
  • Dùng 150g đậu nành, 1 lít nước, đun với lửa nhỏ trong 20 phút, để nước đủ ấm dùng ngâm chân. Cách này trị mùi hôi chân rất hiệu quả, lại giúp bảo vệ da chân. Thông thường ngâm rửa liên tục 3-4 ngày sẽ thấy công hiệu.
  • Giấm cũng có công dụng hấp thụ mùi và diệt trừ vi khuẩn. Tuy nhiên, khi dùng cách này bạn phải pha loãng giấm vào nước ấm. Thông thường, 1 chậu nước chỉ nên cho 5-10ml giấm, để chân vào không có cảm giác nhức nhối khó chịu là được.
  • Lá lô hội tươi, rửa sạch, vò lấy chất nhờn từ lá lô hội xoa lên lòng bàn chân rồi để khô tự nhiên có tác dụng trị mùi hôi rất tốt. Mỗi lần dùng 1 lá cho 1 chân. Mỗi tuần làm 2-3 lần.
  • Lấy vài lá sung đun với nước trong khoảng 10 phút, đợi nước đủ ấm, dùng ngâm chân trong 10 phút. Mỗi ngày 2 lần, thông thường 3-5 ngày sẽ hết mùi hôi.
  • Trước khi đi tất, bạn có thể xoa bột bắp trên chân. Bột bắp để giúp hấp thụ mồ hôi, giảm mùi hôi. Hãy chắc chắn rằng bàn chân của bạn khô hoàn toàn trước khi xoa với bột bắp và không quên bôi cả vào các kẽ ngón chân.
  • Nước súc miệng (nước súc miệng) không chỉ có thể làm cho hơi thở thơm tho mà còn có thể sử dụng để giữ cho đôi chân bạn không có mùi khó chịu. Hãy ngâm chân vào nước pha với nước súc miệng mỗi ngày một lần. Nước súc miệng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn từ bàn chân của bạn giống như giết chết vi khuẩn trong miệng.
  • Chanh cũng có tác dụng rất lớn trong việc loại bỏ mồ hôi chân. Bạn nên dùng chanh chà xát chân mỗi ngày để bàn chân không có mùi hôi.
  • Dưỡng ẩm có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho bàn chân và giúp bàn chân không có mùi. Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày sau khi rửa chân để đôi chân bạn luôn được chăm sóc đúng cách.
Lưu ý: Nếu chân có tổn thương hở hoặc vùng da bị tổn thương không được áp dụng các phương pháp trên. Khi chân có mùi hôi ngày càng nặng do lở loét, nấm, viêm da… nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị thích hợp. Để phòng chứng hôi chân, cần giữ gìn vệ sinh bàn chân sạch sẽ, giữ da luôn khô ráo, thông thoáng, thường xuyên thay tất và đi các loại giày, dép thoáng khí…
Blogsudo Tổng Hợp

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *