Nguyên nhân viêm xoang tái phát và cách trị hiệu quả

Theo các chuyên gia y tế, viêm xoang là một trong những bệnh khó chữa dứt điểm và có nguy cơ tái phát rất cao nếu người bệnh không có các biện pháp phòng ngừa thích đáng.

Môi trường bất lợi

Theo các bác sỹ chuyên khoa, người bệnh xoang rất nhạy cảm với các tác động của nhiệt độ và độ ẩm trong không khí. Những trường hợp nóng – lạnh đột ngột là một tác nhân rất bất lợi làm tổn thương miên mạc mũi cho người có tiền sử viêm xoang.

Vì vậy, để tránh bệnh tái phát, người bệnh cần luôn luôn giữ ấm vùng mặt và mũi khi trời lạnh và trời mưa. Đối với những bệnh nhân làm việc hoặc sinh hoạt trong môi trường có điều hòa thì cần tránh để mũi đối diện trực tiếp với luồng gió của điều hòa, nên để nhiệt độ trong phòng khoảng 26 độ và có máy phun hơi hoặc một chậu nước để tạo độ ẩm.

Không khí ô nhiễm cũng là một trong những yếu tố kích thích có hại cho xoang mũi, làm tăng khả năng tái phát bệnh. Vì vậy, người bệnh cần phải tránh tiếp xúc hoặc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm như khói thuốc lá, khói bụi, các chất hóa học và các dị nguyên gây dị ứng khác bằng cách đeo khẩu trang khi làm việc hoặc di chuyển.

Đặc biệt, người bệnh cần vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý để loại bỏ những dị nguyên xâm nhập vào mũi.

Những thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt

Khi làm việc quá sức, lo lắng nhiều, căng thẳng, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Xoang mũi là cơ quan lọc không khí trước khi đưa vào cơ thể nên có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Vì vậy, sự điều tiết các hoạt động khi làm việc và thể dục đúng mức sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể điều hòa, tránh bệnh xoang tái phát hiệu quả.

Người bệnh cũng cần có một chế độ ăn khoa học, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong đó, nước, rau xanh và trái cây là những thực phẩm rất tốt cho người bệnh xoang. Uống nhiều nước sẽ làm miên dịch loãng hơn giúp sự dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh được sự ứ đọng bụi bẩn và vi khuẩn. Còn trái cây và rau xanh lại cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống oxy hóa và vitamin, giúp hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh.

Ngoài ra, người bệnh nên tránh các thực phẩm hoặc đồ uống làm mềm miên mạc mũi xoang gây phù nề khiến xoang dễ tái lại như bia, rượu, thuốc lá, đồ lạnh, đồ cay, đồ nóng….

Bên cạnh đó, để tránh tái phát hiệu quả, người bệnh xoang có thể sử dụng các loại thuốc Nam được bào chế từ các thảo dược như tân di, bạch chỉ, phòng phong, thăng ma…. với liều phòng ngừa và khoảng cách mỗi đợt uống là từ 3-4 tháng.

Đặc biệt, khi bị cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng…, nên tích cực điều trị các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi… của các bệnh này nhằm tránh xoang mũi tái phát do bội nhiễm bằng các loại thuốc xịt mũi và thuốc uống đặc trị. Để an toàn và tránh các tác dụng không mong muốn, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc xịt có thành phần từ các loại thảo dược như tân di hoa, thương nhĩ tử hoặc ngũ sắc.

Ngoài ra, người bệnh phải xì mũi thường xuyên, tránh để có dịch nhầy trong mũi gây nhiễm khuẩn và không ngoáy mũi làm tổn thương miên mạc mũi, vỡ mạch máu, chảy máu mũi.
Viêm xoang là bệnh rất phổ biến ở nước ta. Nguyên nhân chủ yếu do viêm mũi, cảm cúm, đôi khi do viêm họng; do tắm, chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay, dị vật ở mũi, do biến chứng của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn… Niêm mạc vùng xoang bị viêm, sung huyết, tăng tiết chất nhầy làm tắc nghẽn sự lưu thông của xoang. Sau đây là một số cách chữa viêm xoang đơn giản tại nhà:

Hít hơi nóng: nấu nước lá bạc hà xông cả người hoặc múc ra 1 bát nước lớn xông tỏa hơi, hít hơi nóng tỏa lên, đầu phủ một khăn tắm lớn. Có thể thay thế bó lá xông bằng nhỏ vài giọt dầu gió hoặc dầu có bạc hà, quế vào bát nước sôi để xông; cũng có tác dụng tương tự.

Cach don gian tu chua viem xoang

Day bóp miết hai bên sống mũi.

Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý: rửa mũi xoang bằng nước muối sinh lý 0,9% có bán tại các hiệu thuốc hay tự pha 1 thìa cà phê muối vào 2 tách nước ấm kèm theo 1 nhúm bicarbonate. Rót nước muối vào 1 bát đủ rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Đổi bên lỗ mũi và cũng làm tương tự. Xỉ mũi phải đúng cách, nên xỉ mỗi lần từng bên lỗ mũi, không nên xỉ hai bên lỗ mũi cùng một lúc vì sẽ làm tăng áp suất ở tai trong, đưa ngược vi khuẩn vào sâu hơn trong xoang.

Xoa bóp hai bên sống mũi: dùng ngón cái, ngón trỏ day bóp hai bên đầu xương sống mũi, bấm huyệt nghinh hương, thái dương và rãnh nhân trung từ 5-10 phút. Huyệt nghinh hương ở phía ngoài chân cánh mũi cách mũi 0,5cm; huyệt thái dương nằm ở chỗ lõm 2 bên thái dương cách 2 bên đuôi mắt khoảng 1,5cm.

Các món cháo, canh thuốc tốt cho người viêm xoang:

Cháo lá dâu, hoa cúc: lá dâu 9g, hoa cúc 6g, hạnh nhân ngọt 9g, gạo tẻ 60g. Lá dâu, hoa cúc cho vào nước nấu thành canh rồi bỏ bã, cho gạo đã vo sạch và hạnh nhân ngọt vào nấu thành cháo. Ngày dùng một lần, liên tục 2-3 ngày. Trị viêm xoang mũi mạn tính do phong nhiệt.

Đầu cá mè nấu hoa hiên: đầu cá mè 100g, hoa hiên 30g, táo tầu 15 quả, bạch truật 15g, ké đầu ngựa 10g, bạch chỉ 10g, gừng sống 3 lát. Đầu cá rửa sạch, bắc chảo đun sôi mỡ, rán qua 2 mặt, cho vào nồi. Táo lọc bỏ hạt rửa sạch cho tất cả các thứ vào nồi cùng với đầu cá nấu canh. Ăn cá uống canh, kèm trong bữa cơm Tác dụng: phù chính trừ tà thông khiếu, trị viêm xoang mũi thuộc dạng co hẹp.

Nước mai rùa, thục địa: mai rùa 5g, thục địa 9g, trần bì 6g, mật ong liều lượng thích hợp. Cho các vị thuốc vào ấm sắc rồi uống với mật ong, mỗi ngày một thang, liền trong 4-5 ngày.

Nước cây cứt lợn: chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát vắt lấy nước, dùng bông tẩm nước thuốc nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang mũi chảy ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng.Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp. Tác dụng: chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.

(ST)

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *