Những điều cần ghi nhớ khi gặp khó khăn trong cuộc sống

Chúng ta đều đã gặp và trải qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, có những người làm điều đó tốt hơn những người khác. Vậy bí quyết của họ là gì? Điều mà hầu hết mọi người làm chính là thay đổi tâm trạng. Đây là 13 điều bạn cần nhớ khi cuộc sống của mình trở nên khó khăn:

1. Chuyện gì qua, cho qua.

Đức Phật có một câu nói rất nổi tiếng : ‘Sự kháng cự của bản thân với những gì xảy ra xung quanh tạo nên sự đau khổ của bạn ‘. Dành một chút thời gian để nghĩ về điều này. Nó có nghĩa là sự đau khổ của chúng ta chỉ xảy ra khi chúng ta cố gắng chống lại bản chất của mọi việc. Nếu bạn có thể thay đổi điều gì thì hãy hành động ngay đi! Hãy thay đổi nó! Nhưng nếu bạn không thể thay đổi được thì bạn có 2 sự lựa chọn: một là chấp nhận và để nó đi, hoặc hai là tự làm cho cuộc sống trở nên khổ sở và bị ám ảnh bởi điều đó.


2. Nó chỉ là vấn đề nếu bạn nghĩ nó là một vấn đề.

Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta chính là kẻ thù nguy hiểm nhất của chính mình. Nếu bạn nghĩ điều gì đó là một vấn đề thì suy nghĩ và cảm xúc của bạn sẽ trở nên tiêu cực. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể học hỏi được từ điều đó, ngay lập tức nó sẽ chẳng còn là một vấn đề nữa.

3. Nếu bạn muốn mọi việc thay đổi, bạn cần bắt đầu với việc thay đổi bản thân.

Lời nói ra chính là sự phản ánh thế giới nội tâm của bạn. Bạn không biết rằng mọi người trên thế giới đều đang sống hỗn độn và căng thẳng sao? Và chẳng phải nó to tát bởi vì trong lòng họ đang hỗn loạn cả sao? Phải, chính là như thế. Chúng ta thích cái suy nghĩ rằng sự thay đổi của hoàn cảnh sẽ thay đổi con người. Nhưng nhìn theo chiều ngược lại – chúng ta cần thay đổi bản thân trước khi hoàn cảnh thay đổi.

4. Không có thất bại – chỉ có những cơ hội học hỏi.

Bạn nên xóa ngay từ ‘ thất bại ‘ ra khỏi từ điển của mình đi. Tất cả những người vĩ đại từng đạt được bất cứ thành tựu nào đều đã từng thất bại hết lần này đến lần khác. Thực tế thì tôi nhớ Thomas Edison đã từng nói như thế này: ‘ Tôi không thất bại 10000 lần, tôi chỉ biết được 10000 cách mà nó không hoạt động ‘. Nắm lấy cái gọi là ‘ thất bại ‘ của bạn và học hỏi từ nó. Hãy học cách làm nó tốt hơn ở lần sau.

5. Nếu bạn không có được điều bạn muốn, có nghĩa là cái gì đó tốt đẹp hơn đang đến.

Tôi biết rằng điều này thì đôi lúc thật là khó tin. Nhưng đó là sự thật. Thường thì khi bạn nhìn lại cuộc đời mình, bạn sẽ thấy được tại sao một vài điều không thành hiện thực đôi khi lại là chuyện tốt. Có thể công việc mà bạn không được nhận sẽ lấy đi của bạn rất nhiều thời gian dành cho gia đình nhưng công việc bạn được nhận đã cho bạn một quỹ thời gian linh hoạt hơn. Hãy cứ tin rằng mọi việc diễn ra theo cái cách chính xác nó được cho rằng sẽ diễn ra.

6. Trân trọng khoảnh khắc hiện tại.

Khoảnh khắc này sẽ không bao giờ quay lại và mỗi khoảnh khắc đều chứa đựng điều gì đó quý giá. Vì thế đừng để nó qua đi mà bạn không hề để ý! Nó sẽ sớm chỉ còn là một ký ức. Mọi khoảnh khắc dù không vui vẻ nhưng một ngày nào đó nhìn lại bạn sẽ cảm thấy nhớ chúng. Giống như lời của một bài hát đồng quê của Trace Akins ‘Bạn sẽ nhớ điều này… Bạn sẽ muốn điều này quay lại. Bạn sẽ ước những ngày này đã không trôi qua quá nhanh như thế…Bây giờ có thể bạn không biết đâu, nhưng một ngày nào đó bạn sẽ nhớ nó…’

7. Từ bỏ những ao ước.

Hầu hết mọi người sống với ‘suy nghĩ gắn bó’. Điều này có nghĩa là họ gắn mình với những mong muốn và khi họ không đạt được, cảm xúc của họ rơi tụt xuống mức bi quan. Thay vào đó, cố gắng luyện tập một ‘suy nghĩ không lệ thuộc’. Điều này có nghĩa là khi bạn muốn điều gì đó, bạn vẫn sẽ cảm thấy vui vẻ kể cả khi bạn có đạt được nó hay không. Bạn vẫn giữ được cảm giác vui vẻ hay ít nhất là bình thường.

8. Hiểu và biết ơn những nỗi sợ.

Nỗi sợ có thể là một người thầy. Và vượt qua những nỗi sợ hãi có thể còn khiến cho bạn cảm nhận được mùi vị của sự chiến thắng. Ví dụ, khi tôi còn ở đại học, tôi sợ phải nói trước đám đông (một trong 3 nỗi sợ của tất cả mọi người). Vì thế bây giờ tôi cảm thấy thật là hài hước khi tôi không chỉ nói trước một nhóm người mỗi ngày như là một giảng viên mà tôi còn giảng dạy môn nói trước đám đông! Chúng ta chỉ cần luyện tập để vượt qua nỗi sợ hãi. Sợ hãi thực sự chỉ là ảo giác thôi. Nó tùy thuộc vào mỗi người.

9. Cho phép bản thân mình trải nghiệm niềm vui.

Bạn có thể tin có thể không, nhưng tôi biết rất nhiều người không có phép bản thân được tận hưởng niềm vui. Và họ thậm chí không biết là làm thế nào để trở nên vui vẻ. Một vài người thì gắn bản thân quá chặt với những vấn đề và sự hỗn độn của mình đến nỗi mà họ thậm chí không thể biết được họ sẽ là ai nếu không có những thứ ấy. Vì thế hãy cố gắng cho phép bản thân được tận hưởng niềm hạnh phúc! Ngay cả khi đó chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi thì tập trung vào niềm vui thay vì sự gian khổ của bản thân là điều vô cùng quan trọng.

10. Đừng so sánh bản thân với những người khác.

Nhưng nếu bạn so sánh bản thân mình, hãy so sánh mình với những người có hoàn cảnh kém hơn bạn. Bạn đang thất nghiệp? Hãy tỏ ra biết ơn vì bạn đang được sống ở một đất nước có trợ cấp thất nghiệp (bối cảnh ở Mỹ) bởi vì hầu hết mọi người trên thế giới sống dưới mức 750 đô-la một năm . Vì thế, nếu bạn không giống Angelina Jolie? Tôi cá rằng có nhiều người không giống hơn là những người giống cô ấy. Và bạn thì chắc chắn là ưa nhìn hơn nhiều người rồi. Hãy tập trung vào  điều đó.

11. Bạn không phải là một nạn nhân.

Bạn cần phải ra khỏi con đường của mình. Bạn chỉ là một ‘nạn nhân’ của những suy nghĩ, lời nói, hành động của riêng mình. Chẳng ai làm gì bạn cả. Bạn là người tự tạo ra kinh nghiệm cho mình. Nhận trách nhiệm về bản thân và nhận ra rằng bạn không thể vượt qua được những giai đoạn khó khăn. Bạn chỉ cần bắt đầu với việc thay đổi những suy nghĩ và hành động của mình. Hãy từ bỏ tâm lý nạn nhân và trở thành người chiến thắng. Từ nạn nhân thành NGƯỜI CHIẾN THẮNG.

12. Vạn vật có thể thay đổi và luôn thay đổi.

“Và điều này sẽ nhanh qua đi’ là một trong những câu nói mà tôi yêu thích. Khi chúng ta bị bế tắc ở một tình huống xấu, chúng ta nghĩ rằng sẽ không có lối thoát. Chúng ta nghĩ rằng sẽ không có gì thay đổi. Nhưng đoán thử xem? Nó sẽ thay đổi! Không có gì là vĩnh viễn trừ cái chết. Vì thế hãy thoát ra khỏi lối mòn của suy nghĩ rằng mọi thứ sẽ mãi mãi như thế này. Chúng sẽ không như thế. Nhưng bạn cần phải làm gì đó để thay đổi mọi thứ. Nó sẽ không tự xảy ra một cách kỳ diệu đâu.

13. Mọi thứ đều có thể.

Những điều kỳ diệu xảy ra mỗi ngày. Thực sự là như thế. Tôi ước rằng có đủ không gian để tôi viết ra những điều kỳ diệu xảy ra với những người mà tôi biết – từ việc chữa được ung thư giai đoạn 4 một cách tự nhiên đến việc thấy bạn tri kỷ xuất hiện từ đâu đó. Tin tôi đi: những chuyện như thế xảy ra suốt ngày. Bạn chỉ cần tin rằng nó sẽ xảy ra. Một khi bạn làm được như vậy, bạn sẽ chiến thắng trận đấu.

Các phương pháp giải quyết vấn đề lúc bạn gặp khó khăn

1. Bạn có vui vẻ hay không?

Điều quan trọng nhất chính là làm đúng theo con tim của mình.

Trước đây, tiêu chuẩn để đưa ra quyết định của mình lúc nào cũng là “Mình làm vậy có đúng hay không?” Đúng, có nghĩa là phải kết hợp với các tiêu chuẩn khác đã được đề ra và ngầm được mọi người công nhận là đúng. Chúng ta luôn so sánh việc mình làm với các tiêu chuẩn đó để phán quyết. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, làm vậy bản thân các bạn có cảm thấy thoải mái, có vui vẻ với quyết định đó không, hay chỉ cần ĐÚNG là được?<br />
Mình đã dần dần thay đổi suy nghĩ của mình, bởi mình cũng không rõ cái nào THẬT SỰ ĐÚNG. Có thể chuyện này đối với A thì đúng, nhưng với B là sai. Có thể bạn khen A dễ thương, A rất vui nhưng không chắc rằng bạn nói cùng 1 câu đó với B thì B sẽ vui vẻ.

Mình đã chọn làm những việc mang lại niềm vui cho mình, và từ đó cuộc sống của mình cũng thay đổi, theo chiều hướng tích cực hơn xưa rất nhiều.

2. Chuẩn bị nhiều lựa chọn

Nếu chỉ có 1 quyết định, việc lựa chọn sẽ vô cùng khó khăn, vì nếu lỡ kết quả không như ý muốn thì làm thế nào?<br />
Ví dụ như bạn muốn trở thành ca sỹ chuyên nghiệp, bạn khăn gói từ dưới quê lên thành phố thi Đại Học, bạn rất quyết tâm ôn luyện và học hỏi. Đó là 1 điều tốt, nhưng nếu thất bại thì sao? Đó là lúc bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình các lựa chọn thứ 2, thứ 3. Như không vào được đại học thì có thể học Cao Đẳng, không thì học Trung Cấp. Không đủ tiền đi học thì có thể xin 1 chân làm part-time, xin đi hát cho các quán cafe, vừa học vừa phát triển,….. Biết đâu 1 ngày bạn lọt vào mắt xanh 1 ông bầu nào đó và được nâng đỡ; hoặc tài năng của bạn sẽ được công nhận bởi chính các khán giả yêu thích giọng hát của bạn.

3. Chọn cái mình ít ghét hơn

Có khi nào bạn làm 1 chuyện được cho là đúng đắn, nhưng bản thân các bạn lại thấy khó chịu, không thoải mái chưa?<br />
Ví dụ như bạn đến 1 quán nước, bạn muốn uống sinh tố, nhưng quán chỉ có bán trà và cafe, bạn buộc phải chọn giữa 2 món đó. Vậy thì cứ chọn món nào mình ít ghét hơn, có thể nhâm nhi mà không cảm thấy bực bội khó chịu trong lòng.

4. Từ bỏ hoặc dấn thân

Mình sẽ lấy việc đi shopping làm ví dụ cho việc Từ bỏ. Ví dụ như ngày hôm đó bạn muốn mua 1 cái bình đựng nước có hình gấu Pooh thật dễ thương, nhưng đi hết các siêu thị vẫn không tìm đúng cái mình mong muốn, hãy từ bỏ lúc này, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy vào 1 ngày nào khác.

Trong công việc, bạn lúc nào cũng muốn việc mình làm được thành công, thành tích của mình được công nhận. Bạn ngưỡng mộ anh A chị B vì thành tích họ quá rực rỡ. Nhưng hãy tìm hiểu họ xem, ai đạt được thành công cũng đều phải trải qua nhiều lần thất bại cả. Từ đó rút kinh nghiệm và làm tốt hơn. Phải biết dấn thân, thử nghiệm.

Vì vậy đừng phí nhiều thời gian cho việc ngồi suy tính thiệt hơn, cứ làm thử đi, thất bại cũng không sao cả. Thất bại là mẹ của thành công mà.

5. Nghĩ đến kết quả sau đó

Ví dụ như bạn được đề bạt lên chức Trưởng phòng, bạn cảm thấy rất sung sướng và hãnh diện. Nhưng hãy suy nghĩ kỹ lại những hệ lụy sẽ kéo theo sau đó : bạn phải làm việc nghiêm chỉnh hơn, càng bị nhiều người soi hơn, phải có trách nhiệm với công việc hơn, công việc sẽ nhiều hơn,….; bạn sẽ được tăng lương, sẽ được hãnh diện, sẽ được tự do điều khiển người khác,….. Sau khi cân nhắc giữa lợi và hại hãy đưa ra quyết định phù hợp với mình bạn nhé!

6. Xem trọng BẢN THÂN

Khi phải quyết định 1 điều gì đó, hãy đặt lợi ích bản thân lên để xem xét.

Ví dụ như ngay từ nhỏ cha mẹ đã hướng bạn theo học ngành Y, trở thành 1 bác sỹ tài giỏi, làm nở mặt gia đình. Nếu bản thân các bạn cũng muốn trở thành bác sỹ thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu bản thân các bạn muốn trở thành giáo viên, thành ca sỹ, hướng dẫn viên du lịch,…. chẳng hạn, tại sao không làm cái mình muốn?<br />
Vâng, câu trả lời của 1 số bạn có thể là chữ HIẾU. Nhưng hãy nghĩ xem, khi làm 1 việc mình không thích bạn có hạnh phúc không? có vui vẻ không? Không hạnh phúc, không thoải mái, không vui vẻ thì có làm lâu dài được không? có làm tốt được không? Những người thân của bạn khi nhìn vào đó có cảm thấy vui vẻ theo được không khi bản thân bạn cũng không vui vẻ?<br />
Nếu bản thân mình không vui thì chắc chắn mình không thể mang lại niềm vui cho ai được hết. Để làm người khác hài lòng, bản thân mình phải hài lòng về mình trước đã. Để yêu thương người khác, phải yêu thương bản thân mình trước đã.

Một số thông tin được dịch bởi Ánh Tuyết từ bài viết của CAROL MORGAN (Lifehack)

Blogsudo Tổng Hợp

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *