Thai lưu, có thể bé đã “không còn”…

Thai lưu là điều không bà mẹ nào mong muốn. Bằng linh cảm của một người mẹ, không ít mẹ đã lo lắng với những biểu hiện bất thường của thai kỳ. Và những bất thường dưới đây phần nào phản ánh tình trạng sức khỏe bất ổn của thai nhi.
Không nghe được tim thai: Tim thai bắt đầu được “nghe” thấy một cách rõ ràng khi thai ở tuần thứ 5 trở đi. Mẹ cũng có thể nghe được nhịp tim thai của con khi bác sĩ khám định kỳ hàng tháng. Thỉnh thoảng, việc đo tim thai sẽ gặp khó khăn khi không “dò” đúng vị trí. Nhưng nếu các bác sĩ đã cố gắng lắng nghe và dò tìm cũng không thấy được tim thai, thì có thể bé đã không còn tồn tại ở trong bụng mẹ nữa.

Tử cung ngừng phát triển: Mỗi lần khám thai, các bác sĩ vừa đo nhịp tim thai vừa đo chiều dài tử cung và lưu lại trong sổ khám thai. Bé lớn lên từng ngày nên tử cung của mẹ cũng phải phát triển theo. Nếu bé ngừng cuộc sống, tất nhiên tử cung của mẹ không phát triển nữa. Tử cung của mẹ nếu không theo kịp tốc độ phát triển của thai kỳ thì chắc có trục trặc nào đó. Hoặc khi thăm khám, bác sĩ chỉ nhìn thấy túi ối mà không thấy âm vang thai (hình ảnh túi ối rỗng), càng chắc chắn về tình trạng thai hơn nếu túi ối méo mó, không đều. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa kết luận cuối cùng về việc tại sao tử cung ngừng phát triển.

Bé cưng ơi, mẹ mong con bình an trong bụng mẹ đến ngày khai hoa nở nhụy, bé nhé! (Ảnh: Internet)

Thai ngừng chuyển động: Khoảng từ tuần thai thứ 16, thai đã có những chuyển động sớm. Ban đầu chỉ là những cú trườn nhẹ, những lần di chuyển tử bên này qua bên kia thành bụng. Sau đó sẽ là những cú máy và đạp mạnh mẽ của bé. Từ lúc 22 tuần trở đi, nhất là giai đoạn 30 tuần, bác sĩ sẽ luôn dặn dò mẹ theo dõi cử động thai để nắm bắt sức khỏe của bé. Để đếm số lần thai chuyển động, mẹ nằm nghiêng về một bên và đếm bất kỳ chuyển động nào của bé mà mẹ cảm nhận được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 tiếng). Thỉnh thoảng bé ngủ nên sẽ nằm im re, nhưng mẹ thay đổi tư thế nằm là bé sẽ cựa mình. Nếu mẹ nhận thấy chuyển động của bé ít dần đi thì đó có thể là một dấu hiệu của việc bé không khỏe. Nếu mẹ không còn thấy bé cử động, ngay cả khi mẹ ăn hay uống chút nước mát thì có thể mẹ phải nói lời tạm biệt với con yêu.

Giảm và mất hết cảm giác nghén: Nếu mẹ đang nghén, bỗng thấy mất cảm giác nghén ngẩm như không ói, không sợ mùi, không ngán sữa… Ngoài ra, mẹ thấy bụng nặng và hơi tức, ngực đang căng tức bỗng mềm đi thậm chí còn tiết sữa non… Một số mẹ thấy tâm trạng bồn chồn, bất thường, hay lo lắng. Đó là những triệu chứng mà mẹ có thể cảm nhận nếu bé không còn sức sống trong cơ thể mẹ.

Những bất thường khác: Ngoài những dấu hiệu trên, nếu thai lưu còn khiến mẹ tự nhiên ra máu ở âm đạo ít một, máu sẫm màu, thử máu thấy sinh sợi huyết giảm, siêu âm bụng thấy nước ối ít, thậm chí không còn kèm theo dấu hiệu hai vòng ở xương sọ thai do da đầu bị bong ra. Nếu thai phụ có một số bệnh kèm theo như nhiễm độc thai nghén, bệnh tim… thì thấy bệnh thuyên giảm, dễ chịu hơn.

Bất cứ người mẹ nào cũng muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông. Thai lưu là một nỗi sợ hãi thầm kín của mẹ suốt cả thai kỳ. Nếu mẹ đã chăm sóc con kỹ lưỡng, kiêng cữ và thực hiện những điều cấm kỵ để đảm bảo an toàn cho bào thai mà con vẫn không ở lại với mẹ, thì có thể chữ duyên chưa trọn thôi. Mẹ hãy dũng cảm đối mặt với thực tế, vượt qua nỗi mất mát lớn lao này để em bé sớm siêu thoát. Ngoài ra, mẹ cần bồi bổ, giữ sức khỏe để sẵn sàng cho một thời kỳ thai nghén an toàn sau này.

Theo www.webtretho.com
Từ khóa tìm kiếm: thai luu, thai ky, nhung bat thuong, nhung trieu chung, tim thai, nhip tim thai, bac si, thi co the, bung me, nua, cung ngung phat trien, cung cua me, bac si se, nhung cu, the me, cam giac nghen, ngoai ra me, neu me da,

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *