Vì sao trí nhớ kém?

Trí nhớ kém có rất nhiều nguyên nhân. Những bệnh mất trí nhớ không chỉ xảy ra với người lớn tuổi mà ngay cả người trẻ. Vì sao lại như vậy. Thói quen nào tác động xấu đến bộ não là suy giảm trí nhớ. Các bạn có thể tìm ra câu trả lời ở bài viết dưới đây.

Khoa học đã khám phá ra rất nhiều nguyên nhân suy giảm trí nhớ. Hãy cùng tìm hiểu để có cách phòng tránh và điều trị hợp lý.


Giảm trí nhớ bình thường do tuổi tác

Số lượng tế bào não và lượng chất dẫn truyền thần kinh bắt đầu giảm dần một ít từ 20 tuổi. Khi tuổi càng lớn, sự thay đổi càng nhiều hơn. Bạn có thể nghĩ khá lâu mới nhớ được  tên  một  người  bạn,  có  thể  quên  đi  việc  mình  đang  định  làm,… nhưng ở một thời điểm khác bạn có thể nhớ lại. Thật là rất khó chịu khi trí nhớ công việc trở nên kém chính xác và chậm chạp, nhưng điều đó không phải là biểu hiện bắt đầu bệnh lý thoái hóa não, và cũng không phải là không thể điều trị.

Bệnh lý thoái hóa não.

Nguyên nhân hàng đầu của nhóm bệnh này là bệnh Alzheimer. Giảm trí nhớ là một trong nhiều triệu chứng của bệnh Alzheimer và ngày càng tăng dần. Các dấu hiệu sau đây có thể là biểu hiện sớm của bệnh:

– Quên nhiều hơn những điều mà trước đây vẫn thường quên.
– Hỏi lặp đi lặp lại một câu hỏi.
– Khó khăn trong việc tìm từ hoặc dùng sai từ để diễn tả.
– Không thể hoàn thành tốt những công việc quen thuộc như nấu ăn.
– Đặt đồ vật sai chỗ trầm trọng như bỏ cái ví trong tủ lạnh.
– Lạc đường ở những nơi quen thuộc.
– Trở nên thay đổi cảm xúc hoặc hành vi mà không có lý do rõ ràng.

Các nguyên nhân khác.

Một số bệnh lý khác có thể gây tổn thương não và gây giảm trí nhớ như chấn thương đầu, tai biến mạch máu não, u não, viêm não siêu vi, nghiện rượu. Ngoài ra các bệnh lý như bệnh gan, bệnh tuyến giáp, … cũng có thể gây giảm trí nhớ.

Một số loại thuốc có thể gây giảm trí nhớ như thuốc gây mê, thuốc gây nghiện, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm.

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ 

Những rối loạn về trí nhớ không chỉ xảy ra đối với người cao tuổi mà ở những người trẻ cũng xảy ra hiện tượng này, do sự tác động của nhiều bệnh lý khác nhau. Sự suy sụp trí nhớ của người trẻ tuổi không chỉ gây khó khăn cho chính bệnh nhân mà còn khiến gia đình và người thân lo lắng, thất vọng. Với những biện pháp điều trị hiện nay các rối loạn này hoàn toàn có thể chữa trị được.

Chấn thương tâm lý do stress, trầm cảm, mất ngủ, làm việc căng thẳng gây kém tập trung là những nguyên nhân thường gặp gây giảm trí nhớ của người trẻ.

Suy giảm trí nhớ nếu không có phương pháp điều trị phù hợp có khả năng dẫn đến mất trí nhớ và sa sút trí tuệ (Alzheimer).

Trái với suy nghĩ của số đông cho rằng trí nhớ kém là vấn đề của tuổi già, trên thực tế, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết một số trẻ em có xu hướng hay quên nếu chúng phải sống trong môi trường căng thẳng triền miên. Đây là vấn đề không nên xem nhẹ. Cho dù ở tuổi 16 hay 60, bạn phải đấu tranh để không bị suy giảm trí nhớ. Quan trọng là hiểu được nguyên nhân làm cho trí nhớ của bạn giảm đi, từ đó bạn sẽ biết cách ngăn chặn trước khi tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Các nhà khoa học đúc kết 11 nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm trí nhớ, thậm chí có thể dẫn đến giảm chức năng nhận thức như sau:

1. Trầm cảm

Khi một người đang chán nản, sẽ rất khó khăn để tập trung và nhớ lại nhiều thứ vì mối bận tâm của họ hiện tại là những cảm xúc tiêu cực kia. Trên thực tế, không ai có thể miễn nhiễm với trầm cảm. Trầm cảm có thể xảy ra ngay cả với trẻ con nếu chúng phải thường xuyên tiếp xúc với các tình huống căng thẳng.

Một số trường hợp có thể làm cho con người bị trầm cảm, chẳng hạn cái chết của người thân yêu, thiếu sự quan tâm từ gia đình và một vài lý do khác. Cảm xúc tiêu cực bao gồm cả sự giận dữ, sợ hãi và lo âu cũng có thể làm cho bạn mau quên, mất khả năng tập trung.

2. Làm nhiều việc cùng lúc

Đa phần chúng ta có thói quen làm nhiều việc cùng lúc với hy vọng hoàn thành được nhiều việc càng nhanh càng tốt. Trong khi nhiều người nghĩ điều này là tốt nhưng thói quen này về lâu dài có thể dẫn đến rối loạn tâm thần, căng thẳng và giảm trí nhớ. Thậm chí, vào thời điểm tâm trí của bạn bị quá tải với những việc cần làm có thể dẫn đến rối loạn tâm thần.

Nếu bạn có dấu hiệu tâm trí rối loạn, trí nhớ kém, điều duy nhất có thể làm để khắc phục là học cách tập trung vào một việc duy nhất tại một thời điểm. Hãy nhớ rằng bộ não của bạn chỉ có thể hoàn thành tốt một vấn đề trong một thời điểm. Điều này có nghĩa là việc tiếp xúc cùng lúc với nhiều ý tưởng có thể dẫn đến “ô nhiễm tinh thần”, làm suy giảm trí nhớ.

3. Che giấu cảm xúc thật

Có những người luôn rèn luyện bản thân để che giấu cảm xúc thật của mình khỏi sự sợ hãi, xấu hổ hay tự hào. Họ có xu hướng bỏ qua khía cạnh tình cảm trong cuộc sống, vì vậy họ không còn gắn kết cảm xúc với suy nghĩ của bản thân. Như thế sẽ giúp người đó thực hiện tốt công việc hoặc nghiên cứu ngay cả khi cuộc sống của họ đang ở trong tình trạng hỗn độn. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với trí nhớ của chính họ.

Não được tạo thành từ 2 phần: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Phần bên trái của não bộ điều khiển tư duy logic trong khi bên phải tạo điều kiện cho hoạt động nghệ thuật và cảm xúc. Khi một người sử dụng cả 2 mặt của não bộ thường xuyên, họ sẽ có được một cảm giác cân bằng trong cách suy nghĩ. Điều này cho thấy một bộ nhớ tốt đồng nghĩa với việc tăng cường hoạt động của cả 2 bán cầu não.

Để cuộc sống được cân bằng, bạn không nên chỉ phát triển tư duy logic mà hãy cải thiện cả khả năng sáng tạo của mình. Bằng cách đó, bạn có thể trở thành một người toàn diện với chức năng nhận thức tuyệt vời.

4. Lạm dụng chất gây nghiện (đặc biệt là ma túy)

Một số loại thuốc bị đưa vào danh mục cấm bởi một lý do rõ ràng là chúng không mang lại bất kỳ lợi ích nào mà còn gây hại cho sức khỏe. Có những người đã bị nghiện sau vài lần dùng thử chất ma túy. Một khi cơ thể đã trở nên quen với những chất này, họ dần đánh mất những thói quen tốt của mình.

Bên cạnh vấn đề về thể chất và tâm lý, lạm dụng chất gây nghiện có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ vì các chất này ảnh hưởng đến vùng hippocampus và một phần của não đảm nhận chức năng nhận thức. Kết quả là trí nhớ sẽ kém dần đi.

giamtrinho2aada188091404271552jpg
5. Uống quá nhiều rượu

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy lạm dụng rượu có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và tâm thần, bao gồm suy giảm trí nhớ. Nghiện rượu có thể dẫn đến trí nhớ kém hoặc mất trí nhớ tạm thời bởi khi rượu được hấp thụ vào cơ thể sẽ ngăn chặn khí oxy lưu thông lên não, đặc biệt là ở khu vực có chứa cồn. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây ra tác động tiêu cực trên toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương.

6. Thiếu Thiamine (sinh tố B1)

Thiamine là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Ngoài ra, vitamin B1 có trách nhiệm đảm bảo các chức năng bình thường của hệ thống thần kinh. Theo các chuyên gia, một lượng lớn vitamin này nằm trong bộ não, chúng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người.

Những người không nhận được đủ lượng thiamin từ chế độ ăn uống có thể bị hội chứng Wernicke-Korsakoff, một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy bổ sung đủ lượng thiamine trong ngày, tối đa 1,2 mg cho người lớn (nam là 1,4 mg, nữ là 1 mg).

7. Thiếu ngủ

Giấc ngủ giúp “refresh” cơ thể và tâm trí của bạn, là thời gian cho các tế bào và mô được phục hồi. Bên cạnh đó, sóng não được tạo ra khi bạn ngủ, đây là cơ chế quan trọng trong việc lưu trữ những kỷ niệm trong bộ não. Các sóng não cũng có thể chuyển những kỷ niệm này đến vỏ não trước trán, đó là nơi lưu trữ giống như các “cửa hàng ký ức” trong thời gian dài.

Khi bạn không ngủ đủ giấc (thiếu ngủ), những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, tình trạng này dẫn đến sự lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn. Vì vậy, người lớn nên dành ít nhất 7-8 giờ mỗi ngày để ngủ nhằm cải thiện trí nhớ và ngăn chặn sự suy giảm nhận thức.

8. Sau chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não là một hình thái tổn thương sọ não ngoại sinh. Sau chấn thương sọ não, hệ thần kinh có thể được hồi phục hoàn toàn, nhưng cũng có thể mang di chứng.

Rối loạn tâm thần do chấn thương sọ não bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn cấp tính và giai đoạn muộn. Các rối loạn tâm thần là hậu quả muộn của chấn thương sọ não có thể kéo dài đến 6 tháng.

9. Do các bệnh nhiễm khuẩn

Các bệnh lý hay gặp là viêm não, viêm màng não do vi khuẩn hoặc virút, viêm màng não lao, sốt rét ác tính thể não, giang mai não, HIV/AIDS…

10. Do nhiễm độc

Các chất độc thâm nhập vào cơ thể tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây ra tổn thương thần kinh và các rối loạn tâm thần cấp tính hoặc kéo dài.

Các triệu chứng rối loạn tâm thần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: loại chất độc, liều lượng, thời gian, mức độ nhiễm độc và các yếu tố mang tính cá thể như nhân cách, thể tạng, sức đề kháng…

11.. Chế độ sinh hoạt

Áp lực công việc và cuộc sống là tác nhân ngoại sinh tạo ra các gốc tự do. Mặt khác, chế độ ăn với nhiều đồ ngọt, thực phẩm chiên xào, đồ hộp chứa chất bảo quản và phụ gia, đường hóa học… dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây suy giảm nhận thức và trí nhớ của não bộ.

Hầu hết mọi người có thói quen làm nhiều việc cùng lúc. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến rối loạn tâm thần, căng thẳng và suy giảm trí nhớ.

Bạn để quên chìa khóa xe ở nhà nhiều lần? Bạn hầu như không nhớ những món mình đã ăn trong buổi tối hôm trước? Bạn hay quên cuộc hẹn với người khác? Nếu những điều này xảy ra dường như mỗi ngày, mà tuổi của bạn chỉ dưới 40 thì không nên xem thường.

12 Thói quen gây suy giảm trí nhớ

Có những thói quen vô tình trong cuộc sống đang dần dần làm suy giảm sự hoạt động của não bộ mà con người lại không nhận ra. Bạn có đang làm tổn thương não của chính mình bởi những thói quen sau đây không?

1. Lười động não

Có một quy luật là “não càng dùng càng tinh nhạy”. Vận dụng não một cách khoa học, hợp lí có thể kéo dài ra sự lão hóa hệ thần kinh, và thông qua hệ thần kinh có thể sinh ra tác dụng chế tác và điều tiết đối với chức năng cơ thể, từ đó đạt được mục đích có một bộ não khỏe mạnh và tăng thêm tuổi thọ. Nếu bạn lười biếng không muốn động não thường xuyên thì không chỉ riêng bộ não, mà đối với sức khỏe của cả cơ thể đều gây ra ảnh hưởng bất lợi.

2. Uống ít nước

Uong it nuoc
Các tế bào não giống như các tế bào khác trong cơ thể là phụ thuộc rất nhiều vào nước. Nếu không có nước, các tế bào não sẽ co lại gây khó khăn cho não bộ trong việc thực hiện các chức năng của mình. Một nghiên cứu cho thấy 85% não là nước, nếu não thiếu nước, con người rất dễ tử vong. Hơn nữa, khi cảm thấy thiếu nước, não thường “rút” nước từ các bộ phận khác trong cơ thể về não để nuôi sống nó và điều đó khiến các bộ phận khác trục trặc.

3. “Dùng” não nhưng lại suy nghĩ lung tung

Câu “não càng dùng càng tinh nhạy” được xây dựng trên cơ sở động não khoa học, còn nếu như “dùng não” cho những âu lo căng thẳng quá độ, hoặc có những tư tưởng tiêu cực thì sẽ dẫn đến tác dụng hoàn toàn ngược lại.

4. Bắt não “làm việc” lúc bệnh tật

nao bo
Khi cơ thể có bệnh hoặc ở trạng thái không tốt thì việc cố gắng duy trì việc học tập hoặc làm việc không những hiệu quả giảm thấp mà còn dễ gây ra tổn thương cho não và bất lợi cho khả năng hồi phục sức khỏe.

5. Động não khi đang đói

Có người thức dậy muộn không kịp ăn sáng, thậm chí là có thói quen không ăn sáng, điều này có nghĩa là họ sẽ có cả một buổi sáng trong tình trạng bụng đói, lượng đường huyết thấp hơn mức bình thường, như thế sẽ dẫn đến việc cung cấp dinh dưỡng cho não không đủ. Nếu như thường xuyên như vậy thì chắc chắn sẽ gây tổn hại đến sự khỏe mạnh của não và năng lực tư duy.

Các học giả của Mỹ đã từng làm một cuộc thí nghiệm chứng minh, thành tích học tập của những đứa trẻ có bữa ăn sáng nhiều protein rõ ràng tốt hơn lúc chúng ăn sáng với những thức ăn dạng chay; còn những đứa trẻ không ăn sáng thì thành tích học tập của chúng đều rất kém.

6. Chất lượng giấc ngủ kém

Người trưởng thành bình thường phải ngủ từ 7 tiếng trở lên và phải đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt. Nếu thời gian ngủ không đủ hoặc chất lượng ngủ không cao thì đó sẽ là một kích thích không tốt cho não vì não không được nghỉ ngơi đúng cách. Tình trạng này sẽ làm tăng sự mệt mỏi của bộ não, khiến những tổn thương ở não khó mà phục hồi, dễ dẫn đến lão hóa sớm.

7. Trùm kín đầu khi ngủ

Có người khi ngủ quen dùng chăn trùm kín đầu, ngủ như thế sẽ khiến nồng độ carbonic tăng cao và nồng độ oxy không ngừng giảm xuống khiến cho lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị thiếu. Nếu trùm kín đầu khi ngủ trong thời gian dài sẽ có hại đến sức khỏe não bộ.

8. Ăn quá nhiều

Suy nghĩ khi dạ dày quá no cũng sẽ ảnh hưởng đến não. Vận động não khi no không chỉ làm cho dạ dày bị đau mà còn khiến cho các dây thần kinh ở não bị ảnh hưởng.

9. Ăn thực phẩm Glycemic cao

Ăn thực phẩm chế biến hoặc ăn thức ăn có chỉ số glycemic (chỉ số đường huyết) cao sẽ làm tăng đường huyết nhanh và hủy hoại trí nhớ cũng như khả năng tiếp thu. Ngoài tác hại gây ra cho não, nhiều nghiên cứu còn cho biết việc ăn những thức ăn có chỉ số glycemic cao sau một thời gian dài, còn có thể gây ra sự kháng insulin trong cơ thể, dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh béo phì.

10. Uống rượu

Các tế bào não co lại khi tiếp xúc với rượu. Phát hiện này được nêu ra sau khi các nhà khoa học tiến hành đo độ co giãn của não dưới tác động của rượu. Rượu gây ra sự thiếu hụt thiamine (còn gọi là vitamin B1, một thành phần dinh dưỡng chủ yếu của tất cả các mô, kể cả não) có thể dẫn đến một chứng rối loạn não bộ nghiêm trọng được gọi là bệnh não Wernicke.

Các triệu chứng của bệnh này bao gồm: lú lẫn, liệt các dây thần kinh vận nhãn và khó khăn trong việc phối hợp cơ. Khoảng 80 – 90% người nghiện rượu mắc bệnh não Wernicke với đặc điểm rối loạn trí nhớ. Các nhà khoa học ước lượng khoảng 100.000 tế bào não bị giết chết khi uống một ly rượu. Trong một cơn say rượu con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10 triệu.

11. Ăn nhiều đồ ngọt

Sự phát triển của bộ não con người cần được hỗ trợ đầy đủ protein và vitamin. Nếu chúng ta hay ăn các thực phẩm ngọt, sự thèm ăn có thể bị ảnh hưởng để làm giảm hấp thu protein và vitamin. Như vậy, có thể gây ra suy dinh dưỡng ra và sự phát triển của não có thể bị ảnh hưởng.

12. Im lặng

Ngôn ngữ được quản lý bởi một phần nhất định trong não. Vì vậy, nói chuyện có thể đẩy nhanh sự phát triển của não và tăng cường các chức năng của não. Nếu mọi người luôn luôn giữ im lặng, não không thể được kích thích.

Sudo Trí Nhớ

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *