10 món ăn chữa đau đầu tốt nhất

Bạn có biết, những món ăn hàng ngày có tác dụng chữa đau đầu hiệu quả, cung cấp chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và không gây tác dụng phụ.

Đau đầu, thiên đầu thống, rối loạn tiền đình là do ngoại tà phạm lên trên, hoặc do đàm ẩm, ứ huyết, âm hư, hoả vượng, tinh khí không đưa được lên não gây ra. Triệu chứng thường gặp là đau đầu, cứng cổ gáy, đau mình mẩy hoặc đau một bên đầu, tinh thần không tỉnh táo, bụng đầy, ngực tức, hoa mắt, chóng mặt, đôi khi có tiếng ve kêu trong tai.

Chữa đau đầu do thiên đầu thống bằng món ăn, bài thuốc là cách chữa an toàn, hiệu quả.


1. Các món ăn từ óc lợn: Nghe có vẻ hơi ghê nhưng đây là món ăn chữa đau đầu cực tốt nhé.

Óc lợn, thiên ma:
Lấy óc lợn 1 bộ, thiên ma 10 – 30g (thái lát) hầm nhỏ lửa thành dạng canh rồi bỏ bã, uống vài lần trong ngày. Cũng có thể lấy óc dê 1 bộ, rửa sạch huyết rồi hầm trong 30 phút, thêm gia vị ăn trong ngày.

Óc lợn hầm: Óc lợn 1 bộ, dùng nước sôi để nguội rửa sạch huyết, đem hầm kỹ trong 30 phút rồi ăn trong ngày, một liệu trình kéo dài 7 ngày.

Hoặc: Óc lợn 100g, hành 20g, gừng tươi 10g, rượu vang 10g, dầu vừng 10g, tỏi 20g, xì dầu vừa đủ. Óc lợn rửa sạch, loại bỏ gân máu, hành thái nhỏ, gừng và tỏi giã nát. Đặt óc lợn lên một cái đĩa cùng gừng và hành, vay rượu vang lên trên rồi đem hấp cách thuỷ chừng 30 phút, sau đó chế thêm dầu vừng, tỏi, xì dầu, trộn đều, ăn trong ngày.

Tác dụng: Chữa phong huyễn não minh (Tây y gọi là thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình). Triệu trứng: Hoa mắt, chóng mặt, kèm theo có những âm thanh bất thường trong đầu như tiếng ve kêu, tiếng xay lúa.

Óc lợn, trứng gà: Óc lợn 1 bộ, trứng gà 1 – 2 quả, óc lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, đánh đều với trứng gà rồi tráng chín ăn trong ngày.

Hoặc: Óc lợn 1 bộ, nhục thung dung 12g, thỏ ty tử 12g, thục địa 12g, kỷ tử 15g, các vị thuốc sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước rồi cho óc lợn vào đun chín, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

Tác dụng: Chữa hội chứng suy nhược thần kinh, đau đầu.

Óc lợn, thiên ma, kỷ tử: Óc lợn 1 bộ, thiên ma 9g (thái lát) kỷ tử 15g. Óc lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, hấp cách thuỷ cùng thiên ma và kỷ tử, chế thêm gia vị ăn trong ngày. Hoặc óc lợn 1 bộ, thiên ma 10g, gạo tẻ 250g, đem gạo và thiên ma nấu thành cháo rồi cho óc lợn vào đun chín, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Tác dụng: Chữa di chứng chấn thương sọ não, đau đầu.

Óc lợn, mộc nhĩ đen: Óc lợn 1 bộ, mộc nhĩ đen 15g. Óc lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu. Mộc nhĩ ngâm nước lạnh 15 phút rồi rửa sạch, cho vào chảo xào trong 30 phút với 1 thìa dầu thực vật. Cho thêm một thìa rượu vang, muối, gia vị vừa đủ và một chút nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào, chế thêm một bát nước nhỏ rồi đun nhỏ lửa trong 40 phút nữa. Khi ăn, có thể cho thêm hạt tiêu và các gia vị khác.

Tác dụng: Chữa rối loạn thần kinh chức năng gây đau đầu.

Óc lợn, đông trùng hạ thảo: Óc lợn 1 bộ, rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu; đông trùng hạ thảo 10g rửa sạch, để ráo nước. Hai thứ đặt lên đĩa, cho thêm một thìa rượu vang, 2 thìa nước lạnh và một chút muối ăn rồi hấp cách thuỷ, ăn trong ngày.

Hoặc: Óc lợn 1 bộ, tiểu mạch 30g, đại táo 1 quả. Cho tiểu mạch vào 2 bát nước to, sắc kỹ tiểu mạch bằng lửa nhỏ trong nửa giờ rồi bỏ bã, lấy nước. Cho đại táo và óc lợn (đã ngâm kỹ bằng nước ấm) vào cùng với 2 thìa đường trắng, nửa thìa rượu vang, hầm kỹ trong 30 – 60 phút là được. Chia ăn 2 lần trong ngày.

Tác dụng: Chữa rối loạn tiền đình do tổn thương tai trong.

Óc dê, kỷ tử: Óc dê 1 bộ, kỷ tử 50g, óc dê rửa sạch, hấp cách thuỷ cùng kỷ tử rồi chế thêm gia vị ăn trong ngày.

Hoặc: Óc lợn 1 bộ rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, hoài sơn 15g, kỷ tử 15g. Tất cả đem hấp cách thuỷ rồi chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

Lưu ý: Các loại óc động vật có tác dụng tương tự như nhau, tuỳ theo điều kiện có thể linh hoạt sử dụng. Tác dụng: Chữa chứng chậm phát triển trí tuệ của trẻ em, làm tăng trí nhớ và khả năng hoạt động của não bộ.

2. Món ăn từ bí đỏ
Từ lâu, bí đỏ được coi là thuốc quý trong việc chữa đau đầu. Có nhiều món ăn chế biến từ bí đỏ không những cung cấp vitamin A cần thiết cho cơ thể mà còn trị chứng đau đầu.
Canh bí đỏ: Đây là món ăn dễ làm, có thể dùng trong bữa cơm hàng ngày của gia đình bạn. Nguyên liệu: Bí đỏ khoảng 500gam, thịt nạc – 200gam, hành khô, các loại gia vị. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng khoảng 3cm. Thịt xay nhỏ, xào cùng hành khô. Sau đó cho nước và bí đỏ nấu sôi cho đến khi bí mềm. Nêm thêm gia vị vừa ăn, có thể dùng rau mùi, hành tươi để trang trí.
Chè bí đỏ: Trong những ngày hè nóng bức, chè bí đỏ là món ăn được ưa chuộng vì không chỉ giải nhiệt mà là thuốc chữa đau đầu hữu hiệu.
3. Canh hạt sen
Ngoài bí đỏ, hạt sen có tác dụng chữa đau đầu tốt. Bạn có thể nấu canh hạt sen với cùi nhãn, bột đao – món ăn giải nhiệt ngày hè và làm giảm nhưng cơn đau đầu.
4. Món ăn từ rau cải cúc
Đây cũng vị thuốc quý chữa đau đầu mà ít người biết. Cải cúc có thể luộc hoặc nấu canh, dùng hàng ngày đều có tác dụng nhất là đối với những người bị đau đầu kinh niên.
Nhân hạt bí đao: Nhân hạt bí đao 500g. Phơi, sấy hạt bí đao cho khô, nghiền thành bột. Mỗi lần uống 10g, ngày uống 2 lần.Có tác dụng chữa nhức đầu, chóng mặt.
5. Rễ mướp hầm thịt nạc Rễ mướp 300g, thịt lợn nạc 200g, muối vừa đủ. Rễ mướp rửa sạch, cắt khúc. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng móng. Cho rễ mướp vào nồi nước sôi nấu chín, cho tiếp thịt lợn nạc, nêm muối hầm kỹ là được. Có tác dụng chữa nhức đầu.
6. Dưa chuột nấu trai

Dưa chuột 1 –  2 quả, thịt trai 60g, muối vừa đủ. Cho thịt trai vào nồi, đổ nước nấu chín. Dưa chuột rửa sạch, thái nhỏ cho vào nấu cùng. Nêm muối vừa miệng là được.Ngày uống 2 lần có tác dụng chữa váng đầu.

7. Các món chế biến từ rau cần:

Rau cần xào trứng gà: Rau cần 100g, trứng gà 1 quả. Rau cần rửa sạch, thái đoạn. Cho rau cần vào chảo xào, đập trứng trộn lẫn, đảo tiếp đến khi chín. Ngày ăn 2 lần, chữa nhức đầu.

Nước sinh tố nho, rau cần: Nho 100g, rau cần 100g. Rau cần rửa sạch, thái đoạn nhỏ. Nho rửa sạch, cho cùng rau cần vào máy xay sinh tố xay nhuyễn để uống. Khi uống cho thêm ít nước ấm, ngày uống 3 lần, chữa váng đầu chóng mặt.

8. Trà cà rốt, vỏ trứng

Cà rốt 200g, vỏ trứng gà 20g, đường phèn 15g. Cà rốt, vỏ trứng rửa sạch, thái vụn. Cho cả vào nồi, chế đủ nước, ninh kỹ, cuối cùng cho đường phèn vào. Có tác dụng chữa chứng đau nửa đầu.

9. Nước lõi cải trắngLõi cải trắng 1 chiếc, gừng tươi 3 lát, đường đỏ 60g. Lõi cải trắng thái mỏng, cho vào nồi nước nấu chín. Cho đường đỏ vào cùng nấu kỹ. Chữa đau đầu do phong hàn (gió lạnh).
10. Trà gừng, đường đỏGừng tươi 1 củ (20g), đường đỏ 30g. Gừng tươi cạo vỏ, thái con chì. Cho gừng vào cốc, bỏ đường đỏ vào, rót nước sôi hâm trong 15 phút rồi uống. Chữa say tàu xe, nôn mửa.

Bên cạnh các món ăn hàng ngày, để chữa đau đầu, bạn nên có chế độ nghỉ ngơi – làm việc hợp lí, tránh những căng thẳng, không sử dụng các chất kích thích, cung cấp đủ nước cho cơ thể

Ms. Su Tổng Hợp

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *