Bí quyết giữ gìn sức khỏe cho người cao tuổi

Qua năm tháng con người ngày càng già đi. Làm sao để giữ gìn sức khỏe lúc cao tuổi luôn là thắc mắc của nhiều người. Sau tuổi 50, chức năng các bộ phận trên cơ thể con người dần lão hóa và suy giảm đáng kể.

Thế nhưng, nếu biết áp dụng những bí quyết tăng cường sức khỏe, người lớn tuổi vẫn có thể duy trì những tháng ngày dẻo dai, để tận hưởng một cuộc sống vui khỏe bên con cháu.

Càng ngày cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, tuổi thọ con người ngày càng được nâng cao, tỷ lệ dân số ngày càng già đi, tuy nhiên cùng với nó là sự xuất hiện của rất nhiều bệnh tật như đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch, béo phì, mỡ máu,…. Chính vì vậy việc tìm hiểu biện pháp duy trì tuổi thọ và sức khỏe cho người cao tuổi đóng một vai trò rất quan trọng.
Đặc điểm của người cao tuổi rất dễ bị mắc bệnh
– Người cao tuổi thường ít vận động, có sức đề kháng và sức khỏe hạn chế hơn chính vì vậy khả năng thích nghi với các thay đổi trong môi trường sống cũng kém hơn. Do đó người cao tuổi rất dễ bị bệnh khi thời tiết hay môi trường sống thay đổi;
– Các cơ quan trong cơ thể của người cao tuổi dần dần bị suy thoái, hoạt động kém hiệu quả, hệ tiêu hóa yếu, dịch vị không được tiết đầy đủ do đó khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng kém.
1. Giữ môi trường sống trong sạch với những hoạt động lành mạnh
Đây là một trong những yếu tố cần thiết để duy trì sức khỏe tốt cho tất cả chúng ta đặc biệt là người cao tuổi. Môi trường trong sạch giúp con người giảm được nhiều bệnh tật, nâng cao sức đề kháng, tăng tuổi thọ;
Người cao tuổi cũng nên thường xuyên vận động như: tập thể dục, đi bộ những nơi có cây xanh, không khí trong lành, thoáng mát, giúp máu lưu thông một cách dễ dàng.
Xây dựng một nếp sống lành mạnh, cởi mở, vui tươi, ăn ngủ – tập luyện điều độ sẽ giúp cơ thể người lớn tuổi luôn trong trạng thái được thư giãn, định tâm, an thần. Người lớn tuổi cũng nên từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống bia rượu…; thường xuyên trao đổi với bác sĩ, để hiểu rõ những thay đổi của cơ thể mình lúc về chiều, nhằm đáp ứng tốt theo những thay đổi này.

Chẳng hạn như ở người lớn tuổi, do hệ tiêu hóa đã kém dần nên cần tránh ăn nhiều vào bữa tối. Bữa tối nên cách xa giờ ngủ. Trước giờ ngủ khoảng 1 tiếng, nên dùng vài lát bánh quy không đường cùng một ly sữa ấm. Những cách thức đơn giản này giúp cơ thể người lớn tuổi bền bỉ hơn trước ảnh hưởng của tuổi tác, thời gian.

2. Vận động, tập thể dục đều đặn

Hoạt động rèn luyện sức khỏe đều đặn, nhẹ nhàng rất tốt cho hệ tuần hoàn ở người lớn tuổi.

Ngoài ra, việc vận động thường xuyên còn giúp tăng cường sức đề kháng, làm chậm lại quá trình lão hóa của cơ thể, giúp cơ xương khớp dẻo dai hơn. Tuy nhiên, lưu ý rằng do đặc điểm thể chất, người lớn tuổi cần có chế độ tập luyện phù hợp với tuổi của mình. Những môn thích hợp là tập dưỡng sinh, đi bộ, đạp xe đạp với tốc độ thong thả, bơi lội nhẹ nhàng… Các hoạt động này cũng chỉ nên kéo dài khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày và nên cách giờ ngủ ít nhất 3 tiếng để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi.

Chế độ vận động ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, đặc biệt là ở người cao tuổi. Nếu vận động sai cách sẽ khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn. Vậy người cao tuổi nên vận động sao cho an toàn?
Đi bộ: Đi bộ được các bác sỹ và chuyên gia khuyên người già nên áp dụng. Chúng là những môn thể thao ít rủi ro đối với người cao tuổi. Đi bộ đem lại sự dẻo dai và tươi tắn cho cơ thể. Đi bộ cũng là một bài tập tuyệt vời để dành thời gian cho chính bản thân mỗi người. Bài tập đơn giản này không chỉ giúp đôi chân trở nên dẻo dai, mà còn tránh ảnh hưởng lên các cơ như các bài tập thể dục nặng khác.
Chạy bộ: Việc chạy bộ có thể được thực hiện trong nhà và ngoài trời tùy vào điều kiện thời tiết và sở thích. Đây là một bài tập thể dục rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, vì cao tuổi, không nên chạy quá sức.
Yoga: Đây là một hoạt động tuyệt vời để phát triển sức mạnh, tăng cường cơ bắp, và tăng sức chịu đựng tim mạch, đặc biệt người có tuổi. Yoga tăng tính linh hoạt và dẻo dai của cơ thể, làm giảm đau nhức (đặc biệt là đau lưng).
Yoga tăng tính linh hoạt và dẻo dai của cơ thể, làm giảm đau nhức cho người cao tuổi
Đứng trên một chân: Đây là bài tập rất hữu ích trong việc ngăn chặn chứng đột quỵ, bởi tư thế này làm tăng khả năng giữ thăng bằng khi đứng. Thời điểm bắt đầu bài tập, hãy dùng hai tay vịn ghế và giữ thăng bằng trên một chân, sau vài phút bạn đổi chân. Khi khả năng giữ thăng bằng tăng dần, bắt đầu vịn ghế bằng một tay và sau đó tiến dần đến việc giữ thăng bằng không cần vịn ghế. Tuy nhiên, khi tập cần có người ở bên cạnh không nên tập một mình để phòng ngừa tai nạn đáng tiếc.
Bên cạnh những bài tập này, các thiết bị y học cũng giúp người cao tuổi có cảm giác thoải mái như ghế massage… Cùng với niềm lạc quan, yêu cuộc sống sẽ là động lực giúp con người sống lâu, sống khỏe.

3. Tăng cường Vitamin và khoáng chất thiết yếu

Vitamin và khoáng chất tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng lại đóng vai trò rất lớn đối với các hoạt động của cơ thể. Chẳng hạn như Vitamin A rất quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Vitamin E nếu được bổ sung đủ lượng sẽ giảm nguy cơ phát triển bệnh tim. Bổ sung Magie và Kẽm hợp lý có thể phòng chống suy nhược, giúp ăn ngon ngủ sâu, tăng cường miễn dịch. Các vi chất như Canxi và Vitamin D khi được cung cấp một lượng cân đối mỗi ngày cũng giúp hệ xương chắc khỏe và làm chậm quá trình mất xương ở người lớn tuổi.v.v.

Để cung cấp cho cơ thể lượng Vitamin và Khoáng chất thiết yếu đầy đủ, hợp lý, người lớn tuổi rất cần một chế độ dinh dưỡng phong phú. Ví dụ như cần ăn nhiều củ quả có màu đỏ, vàng, cam như cà rốt, cà chua, gấc… để cung cấp đủ lượng Vitamin A. Bữa ăn nên có quả bơ, bông cải xanh, dầu thực vật (chứa nhiều Vitamin E); các loại đậu, củ cải trắng, ngũ cốc, các loại hạt (chứa nhiều Kẽm, Megie, Selen.v.v.) Đặc biệt, đừng quên bổ sung những ly sữa vào chế độ dinh dưỡng của người lớn tuổi, vì sữa chính là nguồn cung cấp nhiều Vitamin, Khoáng chất đa dạng cho cơ thể.

4. Duy trì một tinh thần khỏe mạnh
– Một cuộc sống khỏe luôn tồn tại song song với một tinh thần khỏe mạnh vì suy nghĩ tạo nên chất lượng cuộc sống: Chính vì thế, người cao tuổi nên tạo cho mình một cuộc sống tốt với những suy nghĩ tích cực, luôn vui vẻ yêu đời, yêu thương mái ấm gia đình, tham gia các hoạt động xã hội và luôn cập nhật kiến thức cho mình;
– Người cao tuổi cần có một cuộc sống an nhàn, tĩnh lặng với những suy nghĩ lành mạnh, hạn chế những lo âu, căng thẳng, phiền muộn. Có như thế họ mới có thể sống vui, sống khỏe, sống có ích và duy trì tuổi thọ khỏe mạnh, không bệnh tật.
5. Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi
Người cao tuổi nhu cầu năng lượng giảm so với lúc trẻ, chức năng hệ tiêu hóa, gan, thận đều suy giảm, hay kèm những bệnh mãn tính thường gặp như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, loãng xương, thoái hóa khớp… Khi xây dựng thực đơn của người lớn tuổi cần chú ý:
Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng, tùy thể trạng từng người, nên giữ cân nặng ở mức lý tưởng (bằng chiều cao (cm) – 105), ví dụ một người có chiều cao 155cm, cân nặng lý tưởng nên có là 155 – 105 = 50 kg.
+ Do người cao tuổi tiêu hóa kém, chính vì thế bạn nên ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít cho dễ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Đặc biệt phải chú trọng ăn nhiều vào buổi sáng;
+ Trong chế độ ăn đảm bảo tính đa dạng, hợp lý các loại thực phẩm và dinh dưỡng, đủ về số lượng, đảm bảo về nhu cầu dinh dưỡng. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, người cao tuổi cần được cung cấp 1.800kcal/ngày để cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động đồng thời duy trì và nâng cao tuổi thọ;
Cân đối đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng:
+ Chất bột đường: chọn gạo không chà xát quá kỹ nên còn cám, gạo lức phải nấu thật mềm, khoai, đậu xanh, đậu đen… là những món cung cấp tinh bột và chất xơ rất tốt cho người cao tuổi.
+ Chất đạm: người cao tuổi tiêu hóa hấp thu Protein kém, khả năng tổng hợp đạm của cơ thể cũng giảm rất dễ bị thiếu đạm. Nên ăn đạm từ cá, đạm thực vật, giảm ăn thịt.
+ Chất béo: hoạt động của men tiêu hóa mỡ giảm dần theo tuổi nên người lớn tuổi dễ bị rối loạn chuyển hóa mỡ, nên ăn dầu thực vật, lạc, vừng, đậu nành… hạn chế mỡ động vật.
+ Vitamin và chất khoáng là thành phần không thể thiếu, nên ăn nhiều rau, trái cây tươi, nên chế biến món canh, các món rau dạng trộn như salat, nộm, thêm dầu ăn, vừng lạc, rau thơm tạo cảm giác ngon miệng.

+ Bên cạnh chế độ ăn, bạn cũng nên bổ sung cho người cao tuổi các loại viên uống, thực phẩm chức năng để bổ sung dinh dưỡng khi cần thiết.
+ Người cao tuổi nên ăn giảm các loại tinh bột như gạo, ngô, khoai, ngũ cốc,… trung bình không quá 300g/người/ngày;
+ Ăn đủ các loại rau, củ, tái cây tươi, ưu tiên các loại chứa nhiều chất xơ, trung bình không quá 300g/người/ngày;
+ Ăn vừa phải thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt: Mỗi tuần tối thiểu 3 bữa cá, ăn không quá 1,5kg thịt/tháng;
+ Chế biến nhiều thức ăn từ đậu tương: Từ 2-3kg/tháng;
+ Ăn có mức độ các chất béo: Chú ý ăn thêm dầu thực vật, tăng cường ăn vừng, lạc, hạn chế mỡ động vật;
+ Ăn ít đường: Dưới 15g/ngày;
+ Nên ăn nhạt, hạn chế ăn muối: Dưới 8g/ngày;
+ Nên uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất là 1,5-2 lít/ngày dù người cao tuổi thường rất ít khi có cảm giác khát;
+ Uống sữa: Nên chọn loại ít béo, ít đường, uống nhiều sữa đậu nành. Vì sữa vừa bổ dưỡng lại có đầy đủ các dưỡng chất bổ sung canxi để phòng chống loãng xương;
+ Phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn bằng xà phòng diệt khuẩn dịu nhẹ để ngăn chặn các căn bệnh lây qua đường tiêu hóa.
+ Không nên: Nhịn ăn sáng, ăn quá no vào buổi tối trước khi đi ngủ, uống quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ăn quá mặn bởi đó là những nguyên nhân gây nên các căn bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi.
Hạn chế ăn chất ngọt như bánh, kẹo, đường… Cần giảm muối trong chế độ ăn dưới 5g/ngày, nếu suy thận, cao huyết áp cần giảm nhiều hơn theo chỉ định của bác sĩ. Hạn chế những chất kích thích như trà đặc, cà phê, bia rượu,…
Nên tạo thói quen xây dựng thực đơn, ăn uống có kế hoạch để giữ gìn sức khỏe cho người cao tuổi.
Người cao tuổi muốn duy trì tuổi thọ với một sức khỏe tốt, không bệnh tật cần có sự cân đối giữa tinh thần và vật chất, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một đời sống tinh thần khỏe mạnh, một chế độ luyện tập phù hợp, một môi trường sống trong lành sẽ là chìa khóa quan trọng để duy trì và nâng cao tuổi thọ một cách khỏe mạnh. 
Su Tổng Hợp

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *