Cách giúp con nhai kĩ khi ăn

Người lớn thường hiểu lầm rằng, trẻ ăn nhanh và ăn nhiều là biểu hiện của việc ăn ngon miệng. Thực ra, cách ăn này không những không có lợi cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn có hại cho dạ dày, gây cảm giác khó tiêu, đầy hơi, đau dạ dày… Người lớn cần đặc biệt chú ý, khi ăn phải hướng dẫn và nhắc nhở trẻ nhai kĩ, giúp trẻ hình thành thói quen nhai kĩ trước khi nuốt, điều này rất có lợi cho sức khỏe.

cach giup con nhai ki khi an
Cách giúp con nhai kỹ khi ăn


Nhai kĩ có tác dụng nâng cao sức khỏe khi quá đói hoặc khi vội, trẻ thường ăn nhiều và nuốt rất nhanh, thậm chí còn nuốt luôn thức ăn mà không cần nhai, thói quen này rất có hại cho sức khỏe. Nhai có thể kích thích xương hàm phát triển, ngăn ngừa các bệnh răng miệng, có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa.

TĂNG CƯỜNG QUÁ TRÌNH TIÊU HÓA VÀ KHẢ NĂNG HẤP THU DINH DƯỠNG

Nhai kĩ tăng diện tích tiếp xúc giữa thực phẩm và khoang miệng, kích thích niêm mạc miệng và cơ quan cảm giác của lưỡi, tác động đến phản xạ của dây thần kinh mặt, tăng tiết nước bọt. Nhai kĩ còn kích thích dạ dày tiết dịch tiêu hóa, nâng cao hiệu quả tiêu hóa và chuyển hóa dinh dưỡng. Ngoài ra, người nhai kĩ có thể hấp thu nhiều hơn 13% protein, 12% chất béo so với người nhai sơ sài. Từ đó có thế thấy, thói quen nhai kĩ rất tốt cho sức khỏe. Nhai sơ sài sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày, dễ gây bệnh đau dạ dày, còn lãng phí rất nhiều chất dinh dưỡng không được hấp thu.

CHỐNG BÉO PHÌ

Các chuyên gia đã tiến hành khảo sát tốc độ ăn trung bình và phát hiện, những người béo phì có thời gian dùng bữa ít hơn khoảng 5 phút so với người có thể trọng bình thường. Sau đó, họ đã tiến hành một thực nghiệm, cho những người béo phì ăn những loại thực phẩm phải nhai kĩ mới có thể nuốt, sau khoảng 5 tháng, thể trọng của họ đã giảm 4-5kg.

CHỐNG SÂU RĂNG

Nhai không những nâng cao cảm giác của răng mà còn khiến răng tiếp xúc và được làm sạch bởi nước bọt, nâng cao sức khỏe răng miệng, giảm tỉ lệ mắc các bệnh răng lợi. Hành động nhai bào mòn bề mặt răng là một hành vi sinh lí bình thường, có thể kích thích máu lưu thông, tăng sức đề kháng trước nhiều loại bệnh, giảm tỉ lệ mắc các bệnh răng miệng.

PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Những kích thích được tạo ra nhờ quá trình nhai có thể giúp não bộ phát triển. Nếu con người không thể nhai thì thông tin từ miệng truyền đển não sẽ suy giảm, đại não dần bị thoái hóa. Hoạt động nhai giúp luyện tập cơ mặt, vừa vận động vừa phát tín hiệu đến não giúp các nơ-ron thần kinh hoạt động thường xuyên, quá trình truyền thông tin diễn ra với tần suất cao, trung khu não dưới phát ra nhiều tín hiệu kích thích, khả năng tư duy và hiệu quả làm việc cũng được cải thiện. Theo các chuyên gia y học Mỹ, những đứa trẻ có thói quen nhai kĩ khi ăn có trí tuệ phát triển hơn so với những đứa trẻ ít nhai.

Người lớn cần kịp thời điều chỉnh thói quen ăn nhanh nuốt vội, giúp trẻ hình thành thói quen nhai kĩ. Chúng ta có thể tham khảo những phương pháp dưới đây:

THƯỜNG XUYÊN NHẮC NHỞ

Hằng ngày, chúng ta có thể giáo dục trẻ những ích lợi của việc nhai kĩ đối với sức khỏe, ví dụ như có lợi cho tiêu hóa, nâng cao hiệu quả hấp thu dinh dưỡng. Nếu nhai không kĩ mà ăn nhiều sẽ dễ dẫn tới béo phì, gây đau dạ dày hoặc chứng khó tiêu. Ngoài ra, chúng ta có thể cùng trẻ khám phá mùi vị của những món ăn khác nhau, đặc biệt là những món ăn ban đầu có vị mặn, nếu nhai kĩ sẽ cảm thấy ngọt hoặc tương tự, trẻ phải nhai kĩ mới cảm nhận được hết mùi vị của món ăn, lâu dần sẽ hình thành nên thói quen nhai kĩ ớ trẻ.

TĂNG CƯỜNG LUYỆN TẬP CƠ HÀM

Một số trẻ không có khả năng nhai kĩ, có thể do cơ quan phụ trách hoạt động nhai không phát triển, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nhai và khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ. Nguyên nhân là do khi còn nhỏ, trẻ đã ăn quá nhiều thức ăn dạng lỏng và mềm nên không có kĩ năng nhai. Luyện tập cơ hàm có thể hình thành thói quen nhai kĩ. Người lớn nên cho trẻ tập nhai những loại thực phẩm cứng như lạc, hạt bồ đào, hạnh nhân, hạt dẻ hoặc những loại bánh quy, bỏng… Những loại thực phẩm này phải nhai kĩ mới có thể nuốt, ăn thường xuyên có thể giúp trẻ dần hình thành thói quen nhai.

BỒI DƯỠNG TÍNH KIÊN NHẪN

Tốc độ ăn quá nhanh thường xuất phát từ tính cách của mỗi đứa trẻ. Người lớn cần chú ý bồi dưỡng tính kiên nhẫn cho trẻ, có thể áp dụng những trò chơi cần sự kiên nhẫn như gỡ vòng sắt, lắp rubik…, từ đó giảm tốc độ ăn, hình thành thói quen nhai kĩ.
Mách nhỏ:: Nếu ăn quá nhanh hay nuốt thức ăn chưa được nghiền nát, dạ dày cần một khoảng thời gian dài mới có thế nghiền nát và tiêu hóa thực phẩm, do đó ăn quá nhanh dễ khiến thực phẩm tiêu hóa không hoàn toàn, gây cảm giác khó tiêu và các bệnh về đường tiêu hóa. Nhai kĩ khiến trung khu đại não phụ trách cảm giác no – đói có đủ thời gian truyền thông tin, tránh việc trẻ ăn quá nhiều dẫn tới béo phì.

Sudo Mẹ Và Bé

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *