Cách học nhanh và lâu quên bài

Có cách nào học tiếp thu nhanh và lâu quên bài luôn là thắc mắc của không chỉ học sinh sinh viên mà cả những bậc phụ huynh khi muốn nâng cao kiến thức cho con em mình. Sau đây chúng tôi xin gợi ý cho bạn một số phương pháp có thể áp dụng trong thực tiễn.

7 kĩ năng đơn giản giúp bạn học bài nhanh thuộc, nhớ lâu 

Rất nhiều bạn cứ than thở rằng “sao mình học mãi vẫn không thuộc bài” và đôi khi vào phòng thi hồi hộp quá nên “chẳng nhớ gì”.

Để học tập đạt kết quả cao, bên cạnh trí thông minh, sự chăm chỉ, chịu khó thì những kỹ năng cũng đóng một vai trò rất quan trọng.

Mỗi một môn học yêu cầu những kỹ năng khác nhau, nhưng đối với tất cả các môn học, đặc biệt là những môn học xã hội điển hình như văn, sử, địa,… thì kỹ năng để học bài sao cho nhanh thuộc mà nhớ lâu đóng một vai trò quan trọng.

hocbaijpg

           

1. Hiểu rõ nội dung vấn đề bạn cần học thuộc

Đây là vấn đề đầu tiên và tiên quyết giúp bạn thuộc bài nhanh hơn. Nếu bạn không hiểu vấn đề thì bạn thuộc bài cũng chỉ như “học vẹt” mà thôi, suốt ngày cứ ê a “rắn là một loại bò, sát không chân” thì không những không đạt hiệu quả mà còn mất thời gian. Chính vì vậy, khi ở trên lớp, hãy cố gắng tiếp thu kiến thức được thầy cô truyền đạt, nắm rõ, hiểu đúng bản chất, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại ngay và ghi chép cẩn thận. Làm như thế là bạn đã tiết kiệm được 50% thời gian học thuộc bài rồi đấy.

2. Trước khi học, hãy đọc một lượt nội dung từ trên xuống dưới, gạch dưới những từ, những ý quan trọng, có thể soạn lại bài và trình bày theo sở thích của bạn sao cho dễ học, dễ nhớ

Nắm được nội dung bài học một cách toàn diện và khái quát như thế sẽ giúp bạn học bài nhanh thuộc hơn rất nhiều vì trong đầu bạn đã hình dung ra được kết cấu, những kiến thức trọng tâm cần nắm.

3. Chia nội dung bài học thành những mục nhỏ

Có một điều chắc chắn rằng việc bạn phân bài học thành những mục nhỏ tương ứng với nội dung cụ thể sẽ giúp bạn học thuộc bài nhanh hơn và tập trung được nhiều thời gian cho những phần khó thuộc, khó nhớ. Đây chính là phương pháp “chia nhỏ mục tiêu”, bạn sẽ thấy sau khi học thuộc được 1 mục, 1 ý bạn sẽ có thêm động lực, sự hào hứng để học tiếp những phần khác.

4. Vừa học vừa liên hệ thực tế để khắc sâu kiến thức

Đặc biệt là những sự kiện, ngày tháng năm trong các môn lịch sử hay những đặc trưng cơ bản của các vùng địa lý. Bạn có thể liên tưởng các sự kiện lịch sử gắn với những sự kiện mà bản thân bạn đã thuộc nằm lòng, hay nhớ về những chuyến du lịch, những ấn tượng mạnh mẽ của bạn về một vùng đất nào đó, nếu bạn ở Huế thì những đặc điểm về khí hậu, kinh tế, con người của vùng Bắc Trung Bộ là quá đơn giản với bạn rồi phải không nào, thêm vào đó những liên hệ thực tế còn cho bạn những ví dụ minh họa sinh động và sắc nét trong quá trình vận dụng làm bài nữa đấy.

5. Kết hợp vừa học vừa ghi

Đây là phương pháp giúp bạn nhớ bài vừa nhanh, vừa sâu, vừa có hệ thống, vừa tăng cường khả năng tập trung. Đối với những đoạn dài bạn vừa nhẩm bài vừa ghi ra nháp những chữ mang tính chất nội dung trọng tâm thôi nhé. Riêng những công thức, những định nghĩa bạn nên ghi lại từ 2-3 lần, có thể nhiều hơn để nhớ lâu, nhớ sâu hơn nhé.

giupbanchuabenhlauthuocbaijpg

6. Tưởng tượng lại toàn bộ nội dung bài học sau khi học xong

Một khi đã thuộc bài bạn sẽ nhớ được rất rõ những đặc điểm về thứ tự cách sắp xếp các ý, thậm chí cả dấu chấm, dấu phẩy, ngắt câu nữa đấy. Chính vì vậy, việc bạn tưởng tượng lại toàn bộ nội dung bài học chỉ lấy đi của bạn vài phút nhưng lại giúp bạnnhớ kiến thức một cách sâu sắc hơn, đây chính là cứu cánh rất hữu hiệu trong những trường hợp do bạn quá hồi hộp khi làm bài thi, bài kiểm tra mà quên mất đi những gì đã học. Một khi đã nhớ ra được hình ảnh bài học trong tưởng tượng ấybạn sẽ lần lượt nhớ lại từng câu từng chữ trong bài rất hiệu quả.

7. Không gian học đóng vai trò rất quan trọng

Đối với những môn học bài, một không gian học tập trung, không có người ra vào, yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ đóng một vai trò rất quan trọng. Để học bài nhanh thuộc bạn cần có sự tập trung cao độ, vừa nắm nội dung chính toàn bài, vừa nhẩm bài, vừa ghi chép, vừa khắc sâu những kiến thức quan trọng, nếu không gian học quá ồn ào, người ra vào liên tục, thiếu ánh sáng bạn sẽ mất tập trung và học mãi…nhưng chẳng thuộc chữ nào.

Rất nhiều bạn cứ than thở rằng “sao mình học mãi vẫn không thuộc bài” và đôi khi vào phòng thi hồi hộp quá nên “chẳng nhớ gì”, áp dụng 7 kỹ năng trên đây sẽ giúp bạn giải quyết được hiệu quả vấn đề, thuộc bài nhanh hơn và nắm kiến thức sâu sắc hơn. Chúc bạn áp dụng thành công nhé.

Mẹo học nhanh nhớ lâu những môn học thuộc

Đối với học sinh cuối cấp, việc học thuộc lòng càng khó khăn hơn vì họ gặp nhiều áp lực, lại hạn chế về mặt thời gian. Vậy có cách nào mau chóng thuộc bài mà không khiến ta nhàm chán?
Bạn hãy cùng tham khảo một số phương pháp đơn giản sau đây nhé!

Việc thuộc bài nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm bạn chọn để học và thời điểm bắt đầu học.

Phòng học, bàn học yên tĩnh:

Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng, nhưng đừng quá im lặng vì có thể tạo sự căng thẳng và dễ gây buồn ngủ. Có thể là công viên, vườn cây, phòng riêng… Nơi học gọn gàng và trong lành cũng sẽ giúp bạn mau thuộc bài hơn. Có thể học thuộc trong khi đứng, ngồi, nằm, đi qua đi lại…, miễn là cách đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng tránh đổi tư thế liên tục (ví dụ đang ngồi thì lại nằm), việc này gây cảm giác mất tập trung và mệt mỏi, dễ mất hứng khi học và bị gián đoạn suy nghĩ.
Thời gian:

Nhiều bạn cho rằng buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để học nên thường để “nước tới chân mới nhảy”, tức là nếu sáng mai có bài kiểm tra thì tối hôm nay ngủ sớm để sáng dậy sớm học bài… Đúng là đầu óc sẽ rất minh mẫn vào sáng sớm, thuộc bài rất dễ nhưng quên cũng rất mau. Có thể bạn thuộc ngay nhưng đến trưa hoặc chiều sẽ rất khó khăn khi nhớ lại. Còn học buổi tối mất thời gian hơn một chút nhưng sáng dậy bạn sẽ nhớ rất kĩ và thời gian nhớ kéo dài. Thời điểm thích hợp nhất để học là buổi tối (7h – 12h). Nên lưu ý chọn thời gian thoải mái (bạn không bị kẹt công việc hoặc lịch học khác), như thế mới dễ tập trung học hơn.

Tinh thần thoải mái:

Cái quan trọng nhất khi bắt tay vào học bài là tinh thần của bạn được thoải mái tuyệt đối, không lo âu và phiền muộn về bất cứ một vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học và hiệu quả sẽ được nhân lên rất nhiều đấy! Còn nếu như khi học mà bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu, mà nếu như có thuộc thì cũng “ba chữ bên Tây, ba chữ bên Tàu” mà thôi!

Khi học bài bạn cũng không nên xem TV hoặc nghe nhạc nhé! Nếu không các bạn sẽ bị “tẩu hỏa nhập ma” và việc học cứ kéo dài lê thê mà chẳng vô được chữ nào.

Một chút gì đó tẩm bổ cho cơ thể trước khi bắt tay vào học bài cũng là cách nâng cao khả năng tiếp thu đấy bạn. Thử dành cho mình một ly sữa hay một ly nước mát xem sao. Hiệu quả lắm đấy!

Khi đã đặt mục tiêu thì các bạn phải nhất quyết làm cho được và khi đó bài vở cứ việc đi sâu vào trí nhớ của bạn một cách dễ dàng, yên tâm được chút rồi nhé!
Không nên quan trọng độ dài nội dung
Nhiều bạn thường nhìn vào số lượng trang phải học, rồi lắc đầu ngán ngẩm: “Nhiều như thế thì làm sao mình có thể học hết được cơ chứ”, thế rồi nản… Hoặc chỉ học được một vài trang rồi buông…
Đừng nhìn vào số trang mình phải học, hãy nhìn vào số trang mình đã học được. Hãy bắt đầu học với một tâm trạng thoải mái nhất có thể, và tự nhủ: “Mình sẽ thuộc ngay thôi ấy mà”. Tâm lý có ảnh hưởng rất nhiều đấy nhé, do vậy, nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ học thuộc, thì thời gian sẽ rút ngắn hơn và bạn sẽ tập trung hơn.
Ngoài ra, phải biết cách lược bỏ những nội dung không cần thiết, chỉ nắm các ý chính theo các kiểu câu đơn giản, bỏ đi những từ không ảnh hưởng đến nội dung bài học, tô đậm các ý quan trọng. Và học theo kiểu liệt kê thành từng ý chính, tránh học theo kiểu cả đoạn văn, dễ gây nản và khó nuốt.
Hiểu, liên tưởng, kết hợp các giác quan
Nên nắm vững 5 quy tắc này. Chỉ cần nắm vững, bạn sẽ học thuộc bài một cách dễ dàng.
* Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay.
* Khi học phải biết liên tưởng và hình dung trong đầu.
* Suy nghĩ đến thứ khác thì chẳng bao giờ bạn thuộc bài được.
* Trước khi học phải có động lực (điểm cao, được giải trí sau khi học…)
* Sẽ rất tốt nếu bạn kết hợp nghe, đọc, ghi chép… Hiệu quả sẽ tăng lên gấp 3 lần.
Cách học thuộc sẽ theo trình tự sau:
* Bố trí không gian và thời gian thích hợp, đảm bảo rằng tư tưởng của bạn không vướng bận hoặc có cảm xúc mạnh. Bạn phải ở trong tâm trạng bình thường và đầu óc không suy nghĩ, không mệt mỏi.
* Đọc đi đọc lại 3 lần nội dung cần học, liên tưởng và bắt đầu thâu tóm nội dung quan trọng để nhớ. Việc này không mất quá nhiều thời gian.
* Bắt đầu học sơ sơ. Việc học lướt sẽ tạo cho bạn cảm giác rằng bạn đã nắm vững một số nội dung, nên sẽ kích thích bạn tập trung hơn, hăng hái hơn.
* Liên tưởng, lược bỏ, liệt kê… Bạn bắt đầu học kĩ và kết hợp ghi chép nếu muốn. Hãy diễn đạt theo cách của bạn, không nên thuộc từng chữ một trong sách.
* Nếu cảm thấy đau đầu hoặc “nhét” chữ không vào nữa thì bạn có thể dành thời gian để…đọc lại nội dung bài học. Việc đọc như thế cũng rất ích lợi.
* Nên dò lại 3 lần sau khi đã học xong.
Lưu ý, có thể không cần học theo thứ tự cũng được.
Những điều cần nhớ
Đầu tiên là phải nhớ thật kỹ cái tựa bài cần học vì tựa bài là bao hàm cả một bài học, bạn cần nắm bắt tựa bài thì mới khái quát được bài mà mình cần học. Tiếp đến là những con số La Mã hoặc ý chính được gạch đầu dòng thể hiện ý chính của bài học. Khi nắm được khung sườn của bài thì bạn sẽ an tâm và dễ dàng đi vào bài học hơn.
Điều quan trọng là học phần nào phải dứt điểm phần đó! Tránh tình trạng chưa học hết phần này đã tham lam nhảy qua phần kia. Khi đó bạn sẽ không chắc chắn được phần đầu mà phần sau cũng không đi vào đâu! Khi đã học thuộc bài học cần ôn lại hai ba lần để củng cố, tránh việc mới học xong một lần đã quẳng vở vào xó rồi đi ngủ hay đi xem phim thì ngày mai sẽ quên tất tần tật hết!
Gạch dưới những ý chính cần thiết nhất để học cũng là một cách giúp bạn nắm ý nhanh hơn, cách này dùng cho các bạn thi trắc nghiệm và các bạn học Sử vì có các cột mốc ngày tháng chi chít khó nhớ!
Điều nên tránh
Điều tuyệt đối nên tránh khi học bài là đang học môn này thì nhảy qua môn khác học liền vì như thế sẽ chẳng ăn thua vào đâu cả. Môn nào thì học dứt điểm môn đó! Nếu như bạn quá ôm đồm thì hậu quả là bạn sẽ chẳng thuộc được gì mà nhiều khi còn lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia” thì nguy!
Không nên vừa ăn nhóp nhép vừa học vì việc này vừa mất lịch sự vừa làm mất tập trung! Gia đình bạn nào có có ông bà lớn tuổi  thì càng nên tránh việc này kẻo không bị rầy thì chẳng còn tâm trí đâu mà học nữa!
Không nên học bài khi bạn đang có cuộc hẹn vì khi đó bạn chắc chắn sẽ lo ra và chỉ học qua quít cho xong, kết quả chẳng khả quan là mấy!
Chúc bạn học tốt!

5 bí quyết giúp bạn học bài nhớ lâu

Bí quyết học bài nhớ lâu, bi quyet hoc bai nho lauĐối với hầu hết các bạn học sinh, sinh viên, để có thể đạt được kết quả cao trong học tập, bên cạnh trí thông minh, sự cần cù, siêng năng, chăm chỉ, khả năng chịu khó thì những kỹ năng, bí quyết cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Làm thế nào để có thể học bài nhớ lâu, khắc sâu kiến thức, khi cần có thể lấy ra sử dụng ngay vẫn luôn là một đề tài được rất nhiều bạn quan tâm, đặc biệt là những bạn sinh viên năm cuối với áp lực bài vở rất lớn, vậy bí quyết là gì, cách thức thực hiện chúng như thế nào, trithuc9.com sẽ tư vấn cho các bạn 5 bí quyết giúp bạn học bài nhớ lâu đơn giản như sau nhé.
Ăn uống đủ chất giúp bạn học bài nhớ lâu
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự hoạt động của não bộ, bộ não chỉ có thể hoạt động tốt, hiệu quả khi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, chính vì vậy để có thể học bài nhớ lâu, bạn cần cung cấp cho cơ thể một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, đặc biệt cần bổ sung thêm những thực phẩm giúp bộ não làm việc hiệu quả hơn như cá, trứng, hàu, ngũ cốc, các loại quả mọng, rau lá xanh, thực phẩm chứa nhiều omega 3 (cá hồi, các loại hạt, súp lơ trắng, quả óc chó, bắp cải, đậu phụ,…).
Ăn uống đủ chất giúp bạn học bài nhớ lâu, an uong du chat giup ban hoc bai nho lau
Ngủ đủ giấc là điều cần thiết
Vì khi ngủ đủ giấc, trí óc bạn mới minh mẫn, não bộ mới có đủ sức khỏe và năng lượng để xử lý các thông tin được tiếp cận giúp bạn học bài nhớ lâu hơn. Chính vì vậy đừng cố thức đêm để học vì khi ấy dù cố gắng bạn cũng khó có thể ghi nhớ tốt kiến thức, hãy ngủ đủ giấc mỗi ngày ít nhất từ 6-8 tiếng để bộ não làm việc hiệu quả hơn, khắc sâu kiến thức tốt hơn nhé.
Nhiều bạn có thói quen sử dụng các thực phẩm chứa cafein (cà phê, trà đặc,…) để có cảm giác tỉnh táo mà học bài nhưng đây là việc làm hoàn toàn sai lầm, thật ra những thực phẩm này có tác dụng khiến bạn tỉnh táo một thời gian nhất định ngay sau khi sử dụng nhưng rồi bạn lại cảm thấy mệt mỏi hơn, uể oải hơn và bạn tin không, những gì bạn học lúc đầu óc “căng như dây đàn” do tác dụng của những thực phẩm này sẽ không bao giờ có thể học bài nhớ lâu được đâu đấy, bạn chỉ có thể nhớ ngay lúc ấy rồi lại quên ngay. Chính vì vậy, hãy tránh xa phương pháp này nhé.
Tập hít thở sâu giúp bạn học bài nhớ lâu
Nghe thật lạ phải không, nhưng đây lại là sự thật đấy nhé bởi não bộ chỉ có thể làm việc hiệu quả, phát huy tốt khả năng ghi nhớ của nó khi được cung cấp đầy đủ khí oxy, đây là một loại dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với bộ não, chính vì vậy hãy tập hít thở sâu mỗi ngày ở những nơi không khi trong lành, mát mẻ, cứ 3 phút học bài bạn lại thư giãn, hít thở sâu 5 phút, đảm bảo bạn sẽ học bài nhớ lâu hơn rất nhiều đấy nhé.
Không suy nghĩ lo lắng quá nhiều để học bài nhớ lâu hơn
Đừng để việc học gây áp lực cho bạn, đừng để điểm số, thành tích khiến bạn đau đầu, đừng để những chuyện buồn bực trong cuộc sống khiến bạn lo âu, căng thẳng,… hãy gạt bỏ hết tất cả, giữ cho mình một tinh thần thoải mái, thư giãn để có thể tiếp thu kiến thức tốt hơn, học bài thuộc nhanh hơn và nhớ bài lâu hơn nhé.
Sudo Trí Nhớ

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *