Cách nuôi cá kiếm sinh sản nhanh

Cá kiếm còn có tên gọi khác là cá đuôi kiếm, cá hồng kim là loại cá dễ nuôi và sinh sản, sau đây mình xin giới thiệu kỹ thuật nuôi, cách nuôi cá đuôi kiếm sinh sản các bạn có thể tham khảo.

cach nuoi ca kiem sinh san
Cách nuôi cá kiếm sinh sản

Thông tin chung cá đuôi kiếm

Cá kiếm được tìm thấy lần đầu tiên ở Áo bởi nhà động vật học Johann Jakob Heckel. Nó thuộc họ cá khổng tước thuộc bộ cá chép. Tên loài ‘helleri’ được đặt tên theo nhà thực vật học người Áo Karl Bartholomaeus Heller (1824-1880) đã thu thập các mẫu vật loại.

Tên chi Xiphophorus theo tiếng tiếng Hy Lạp ‘xiphos’ có nghĩa là thanh kiếm và ‘pherein’ Hy Lạp có nghĩa là để thực hiện. Có tên khoa học khác là Xiphophorus guntheri Jordan & Evermann, 1896; Xiphophorus jalapae Meek, 1902; Xiphophorus brevis Regan, 1907; Xiphophorus strigatus Regan, 1907; Xiphophorus rachovii Regan, 1911. Nó không được liệt kê trong sách đỏ IUCN như các loài bị đe dọa.

Cá đuôi kiếm là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới phổ biến nhất. Nó cũng được gọi là cá hoàng kim, cá đốm. Nó có nguồn gốc ở đông nam Mexico. Sống ở các sông, suối, suối nước nóng, kênh rạch, ao hồ với các khu vực đông sinh dưỡng. Những chú cá trưởng thành thích tụ tập ở những vùng nước trong và sâu, trong khi cá con lại thích vùng yên tĩnh.

Cá kiếm có một cơ thể thon dài với mõm cùn. Cơ thể có màu ô liu trong suốt kết hợp với sọc màu đỏ, màu vàng hoặc nâu dọc theo đường bên. Vây lưng là một màu vàng-xanh trong kết hợp với một hoặc nhiều hàng chấm màu đỏ và đôi khi có đốm ở phần đuôi. Vây lưng có từ 11-14 tia mềm trong khi vây hậu môn có 4-10 tia mềm. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra cá đuôi kiếm đực bởi thanh kiếm dài rũ từ thùy bụng ở vây đuôi trong khi cá cái có vây hậu môn thường được mở rộng và thiếu thanh kiếm ở vây đuôi. Cá  kiếm đực có ‘thanh gươm’ là màu vàng với viền đen cạnh bên dưới. Trong thời gian trưởng thành vây ở phần hậu môn của cá đực biến đổi thành cơ quan giao phối hẹp.

Cá kiếm cái lớn hơn cá đực với cơ thể mạnh mẽ chiều dài có thể đạt đến 16 cm, trong khi cá đực có phần nhỏ hơn và chỉ có thể phát triển chiều dài cơ thể lên 14 cm.

Loài này có xu hướng trải qua chuyển đổi giới tính trong điều kiện môi trường nhất định. Nó có thể sống tới 5 năm hoặc nhiều hơn với việc chăm sóc thích hợp.

Tóm tắt lại : 

– Tên khoa học: Xiphophorus hellerii Heckel, 1848

– Bộ: Cyprinodontiformes (bộ cá sóc)
– Họ: Poeciliidae (họ cá khổng tước)
– Tên tiếng Việt khác: Hồng kiếm; Đuôi kiếm; Cá Song Kiếm, Cá Song Kiếm Mắt Đỏ
– Tên tiếng Anh khác: Red swordtail; Green swordtail.
– Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 50, hiện đã sản xuất giống phổ biến trong nước
Đuôi của cá kiếm ko có ý nghĩa như 1 vũ khí mà chỉ là vật dùng để trang trí và là đặc điểm nổi bật để con cái chọn lựa con đực, những con cái thường lựa chọn con đực có chiếc kiếm to, mầu sặc sỡ cho việc giao phối.
Trong tự nhiên cá kiếm sinh sống ở một số vùng châu Mỹ và châu Phi, những nơi có nguồn nước ngọt hơi có tình kiềm một chút (pH: 7,0 – 8,3)
Cá kiếm có màu đỏ dài gần gấp 3 lần cá hòa lan khi trưởng thành tính luôn chiều dài đuôi có thể đạt 12 – 16 cm. Cá kiếm thích hợp nuôi trong bể trồng nhiều cây thủy sinh và có không gian rộng vì cá hoạt động tích cực.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá đuôi kiếm cơ bản

– Thể tích bể nuôi (L): 100 (L)
– Hình thức nuôi: Ghép
– Nuôi trong hồ rong: Có
– Yêu cầu ánh sáng: Vừa
– Yêu cầu lọc nước: Trung bình
– Yêu cầu sục khí: Trung bình
– Chiều dài bể: 80 cm
– Nước: Hồ nuôi bằng nước mưa thì rất tốt cho cá (nước mưa đã được để lâu). Trường hợp nuôi cá bằng nước máy thì ngâm độ 2 ngày để nước giảm lượng Clo.

Nuôi ghép với các loại cá cảnh thủy sinh khác 

Cá đuôi kiếm không gây sự đánh nhau với các loại cá thủy sinh khác tuy nhiên những con cá đuôi kiếm đực thường hay đánh nhau để giành cá mái, bạn có thể giải quyết bằng cách nuôi khoảng 4 con đực trong hồ thủy sinh rộng chung với khoảng trên 5 con cá mái là OK.

Cá kiếm, là loài dễ nuôi và hiền, có thể nuôi chung với các cá cảnh khòa như phượng hòang, tứ vân, cánh buồm, thần tiên, hắc kim…

Thiết kế bể cá cảnh nuôi cá kiếm

– Các đuôi kiếm là loài cá khỏe mạnh và khá dễ nuôi cá phù hợp nuôi trong bể cá thủy sinh có nhiều loài. Nó dễ chăm sóc và đòi hỏi nhiều không gian cho việc bơi lội. Bể nuôi nên thông thoáng giàu oxy, độ kiềm phù hợp kết hợp bộ lọc mạnh để duy trì nồng độ oxy cao. Nước nên cứng vừa phải cần dao động từ 15-30 dGH. Cá đuôi kiếm là loài cá thích hoạt động có khả năng nhảy xa nên bể phải được che chắn bằng nắp thích hợp để ngăn cá nhảy ra ngoài. Bể cá cũng cần thay nước thường xuyên là 25% lượng nước trong bể từ 2 -4 tuần. Được xem là loài cá có tính hiền lành có thể sống chung với nhiều loài cá khác. Nhưng trong thời gian giao phối con đực có thể hung hăng thậm chí đánh nhau nhau để tranh giành cá cái khi trong bể có nhiều hơn một chú cá cái.

Cá  kiếm là cá loài cá dễ chịu nó có thể sống trong các hồ cá nhà bạn mà không cần quan tâm đặc biệt

– Thể tích bể nuôi (L): 100 (L)

– Chiều dài bể: 80 cm
– Thiết kế bể: Bể trồng nhiều cây thủy sinh và có không gian rộng vì cá hoạt động tích cực. Cá đực thường hay đánh nhau. Cá cũng thích hợp trong bể nuôi chung.
– Bể nuôi: Chỉ cần có lu, hủ vừa hay hồ kiếng nhỏ là có thể nuôi một căp cá. Trường hợp ta nuôi nhiều khỏang 5-6 cặp trở lên và cho sinh sản, thì thường hồ dài 0.8m, rộng 0.5, cao 0.5m là thích hợp, chỉ sau vài tháng nuôi là có một hồ đầy ắp cá hồng kim. Còn nuôi ít cặp có thể xây bể có chiều cao hơn vì cá kiếm rất lanh và phóng rất tài.
– Nước nuôi cá kiếm : Nhiệt độ nước (C): 18 – 28, độ cứng nước (dH): 9 – 25, pH: 7,0 – 8,3.

Chăm sóc cá và cho ăn

– Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, ưa môi trường nước hơi cứng và kiềm, ở môi trường nước mềm và axít cá dễ bị bệnh thối đuôi và nấm.
– Thả rong, bèo: Hồ cá nhỏ thì thả rong hoặc một, hai cọng bèo cái, nó là cỏ thủy sinh, sinh sản rất nhanh. Hồ cá lớn thì thả nhiều hơn, hay thả lục bình (Bèo Nhật Bản, bèo tây) để che nắng, che mưa và cũng là thức ăn cho cá.
– Trị bệnh cá kiếm: Cá kiếm rất khỏe, dễ nuôi, ít bệnh, cá ưa môi trường nước hơi cứng và kiềm. Ở môi trường nước mềm và axít cá dễ bị bệnh thối đuôi và nấm, khi cá bệnh (tức nguồn nước ô nhiễm rất nặng làm tăng tính axit của nước), lúc này bạn cần thay nước (nước mới đã để ngoài không khí 3 ngày) và cho một ít muối vào bể, cá sẽ tự khỏi bệnh.

– Về thức ăn: Cá đuôi kiếm là loài ăn tạp và thức ăn ngoài tự nhiên của nó bao gồm các nguồn thực vật, sâu, động vật giáp xác, giun, côn trùng cùng với thực vật phù du và một số tảo vĩ mô. Trong điều kiện nuôi nhốt nó thường ăn tất cả các loại thực phẩm tươi sống, đông lạnh . Nó cần được cung cấp nguồn thức ăn cân bằng, chế độ ăn uống có chất lượng tốt kết hợp sản phẩm tươi và khô cùng với những thức ăn sống và ấu trùng chironomid. Cá đuôi kiếm không phải là một loại cá kén ăn nhưng nó cần được cho ăn một chế độ ăn đa dạng nhiều lần hàng ngày với một lượng nhỏ.

– Ngòai ra, ta có thể cho cá ăn bánh mì, lấy phần ruột của ổ bánh mì đem phơi nắng ,sau đó ta bóp nhuyễn cho cá ăn ,cá rất phát triển, tránh cho ăn quá nhiều mà thối nước. Kích cỡ trung bình của cá khoảng ngón tay út người lớn, nếu nuôi tốt lâu năm cá lớn khoảng 3 – 3.5cm.

– Cho sinh sản: Cá hồng kim không sinh sản trứng rồi nở như cá lia thia, mà sinh sản trực tiếp ra cá con. Thường cá thích đẻ vào ban đêm, đợt đầu tiên cá sinh sản khoảng 12-13 con, các đợt sau vài chục con, cá con được sinh ra màu vàng bơi lội khắp hồ. Hai, ba ngày đầu không cho cá ăn vẫn sống ,thức ăn cho cá con là trứng nước hoặc bánh mì phơi khô đều tốt.

Phân biệt giới tính cá kiếm

– Rất dễ dàng để phân biệt cá đuôi kiếm cái và cá đuôi kiếm đực. Cá đực nhỏ hơn và mỏng hơn so với cá cái và sở hữu một điểm nổi bật là vây đuôi dài như một thanh kiếm cũng như vây đuôi thấp hơn. Cá cái có một vây hậu môn dài hơn với cơ thể tròn.

– Cá hồng kim hay cá kiếm có màu đỏ đậm, có cá lai giữa màu đỏ và đen. Cá trống khác cá mái là đuôi cá trống có phần đặc biệt: cá trống dài hơn cá mái (do phần dưới đôi cá trống dài ra , nhọn) trông như một cây kiếm. Ngoài còn có cá song kiếm: trên dưới đuôi đều dài ra, trông rất uy.

– Cá kiếm trống có bụng thon và cái đuôi nhọn khi trưởng thành, cá mái có thân hình tròn và cái đuôi tròn (giống cá hòa lan)

Cá kiếm đẻ con và sinh sản rất nhanh

– Quá trình sinh sản: cá đẻ tự nhiên, tập tính đẻ theo đàn. Chọn 2 con cái khoẻ mạnh và 1 con đực to khoẻ, cho chúng vào hồ nuôi chung.

– Thức ăn cho cá bố mẹ: trùng chỉ, cá con và thức ăn chế biến sẵn, cá con là bo bo, actemia.

– Cơ thể cá cái hoàn thiện và phát dục sau tám đến mười hai tháng. Cá cái có thể đẻ 20-200 cá con sau một thời gian mang thai từ 24 đến 30 ngày. . Cá trưởng thành hay cá cha mẹ có thể ăn thịt cá con khi chúng đói nên bạn nên tách cá con qua một bể nuôi khác. Cá con trưởng thành sau khoảng 8 đến 12 tháng. Từ thời điểm thụ tinh trứng phải mất khoảng bốn tuần để cá con phát triển đầy đủ trong bụng cá mẹ.

– Cá con mới đẻ trông giống nhưng nhỏ hơn cá con của cá bình tích và biết bơi ngay lập tức nên rất dễ sống sót nếu trong hồ có nhiều rong cho chúng ẩn náu. Một điều quan trọng bạn cần hạn chế cho chúng đẻ bằng cách tách cá trống và mái nuôi riêng, bể của bạn sẽ chỉ toàn cá kiếm nếu bạn không biết thực hiện kế hoạch hóa sinh sản cho chúng.

– Các hồ cá nên được trồng thảm thực vật sống hoặc nhân tạo để có nơi cho cá con ẩn nấp. Cá con đòi hỏi một chế độ ăn giàu protein và cần được cung cấp thức ăn tươi sống như tôm tươi hoặc tôm con ngâm nước muối lạnh. Nên cho ăn thường xuyên và đủ để đảm bảo rằng tất cả cá con đều có thể phát triển tốt. Thay nước và làm sạch các bể thường xuyên để tránh sự tích tụ các độc tố gây chết cá như ammoniac và nitrit.

Giá tiền cá kiếm

Các đuôi kiếm là loài cá cực kỳ khỏe mạnh và rất phổ biến mà có thể thích ứng với một loạt các điều kiện nước. Nó là loài cá tuyệt đẹp và duyên dáng cho bất kỳ bể nuôi cá nào. Loại cá này là một trong những loài cá cảnh dễ nhận biết nhất trên thế giới và phổ biến trong hoạt động buôn bán cá cảnh. Nó thường có sẵn trong các cửa hàng vật nuôi trực tuyến với mức giá vừa phải. Hoặc bạn cũng có thể tới cửa hàng cá cảnh gần khu bạn sống nhất và rất dễ dàng để mua được giống cá này với giá cực rẻ

– Giá trung bình (VND/con): 2500

– Giá cá hồng kim rẻ thích hợp với túi tiền người bình dân (giá khoảnng từ 1500-3000đ, ngay tại đường Nguyễn Thông, TP. HCM bán nhiều cá cảnh, tôi mua chỉ với 2000-2500đ). Cá được làm cảnh và có thể nuôi để diệt trừ lăng quăng, góp phần phòng chống được bệnh sốt xuất huyết hiện nay ở nước ta.
– Mức độ ưa chuộng: Trung bình
– Mức độ phổ biến: Nhiều

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *