X

Cách phòng trị bệnh tụ huyết trùng ở gà

Thời điểm giao mùa thường gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho gia cầm, thời tiết thay đổi đột ngột tạo cơ hội cho các vi khuẩn có sẵn trong môi trường tấn công vào cơ thể gia cầm có sức đề kháng giảm và gây ra bệnh. Tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm cấp tính hay mãn tính ở gia cầm do vi khuẩn thuộc họ Pasteurella multocida gây ra, gà 2 tháng tuổi thường hay mắc bệnh.
Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây tỷ lệ tử vong cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về bệnh cũng như cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả, giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong chăn nuôi gà, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hình ảnh gà chết nhanh do tụ huyết trùng

1. Hiểu biết chung về bệnh

1.1 Nguyên nhân gây bệnh

Tụ huyết trùng ở gà là bệnh truyền nhiễm do một loại cần trực khuẩn có tên gọi Pasteurellaviseptica gây ra. Do thường phát sinh, phát triển trong điều kiện mưa, ẩm nên khi có ánh sáng, không khí khô, Pasteurellaviseptica sẽ bị tiêu diệt một cách dễ dàng. Đặc biệt, loại vi khuẩn này sẽ biến mất khi gặp nhiệt độ trên 60 độ C hoặc khi tiếp xúc với các chất như Anova, Benkocide, Virkon,… Bệnh thường lây nhiễm từ gà ốm sang gà khỏe thông qua hai đường chính là hô hấp và tiêu hóa. Thực tế, khi Pasteurellaviseptica xâm nhập vào cơ thể gà, tự chúng đã có thể kháng bệnh. Tuy nhiên, nếu sức khỏe của gà giảm sút khi di chuyển, mắc bệnh như cảm, vi khuẩn này sẽ phát triển mạnh mẽ, dễ dàng xâm nhập vào từng cơ quan của gà và phát bệnh.

1.2 Triệu chứng của bệnh

Gà bị bệnh do thả chung đàn gà khoẻ có gà ốm tiếp xúc, thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà qua các vết xước ở da. Bệnh tụ huyết trùngở gà tồn tại dưới 3 thể:
– Thể quá cấp tính (ác tính) gà chết đột ngột không kịp thể hiên triệu chứng gì. Có khi gà đang ăn, đang ấp lăn ra chết, chỉ kịp giãy đập vài cái và kêu “quắc” . . .
– Thể cấp tính: Gà ủ rũ, sốt, bỏ ăn, xù lông, chậm chạp mào tích xanh tím, miệng có dãi, nhớt đục, sùi bọt, thở khò khè, phân loãng màu nhạt, sau chuyển màu xanh sẫm có lẫn dịch nhầy. . . Gà chết sau 24-72 giờ do kiệt sức, ngạt thở, tỷ lệ chết cao lên đến trên 50%. ở gà có hiện tượng liệt duỗi thẳng chân.
– Thể mãn tính: Gà ỉa chảy kéo dài, gầy, có khi bị sưng khớp, què, đẻ kém, tích sưng to còn gọi là bệnh tích sưng… Có hiện lượng khó thở có tiếng ran ở khí quản.
Hình ảnh gà bị tụ huyết trùng

1.3 Bệnh tích

Với gà chết do bệnh tụ huyết trùng, khi mổ ra bà con sẽ thấy một số triệu trứng cơ bản có liên quan đến phần nội tạng như gan và ruột sưng to, phổi tụ máu đen. Ngoài ra, đôi khi phần gan còn bị những đốm trắng, ruột viêm…
Hình ảnh bệnh tích trên gan gà

2. Cách điều trị bệnh tụ huyết trùng gà

Để điều trị bệnh có hiệu quả cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh
Khi bùng phát bệnh dịch cần sát trùng tiêu độc thường xuyên 1-2 lần/tuần. Sát trùng tiêu độc thường xuyên chuồng trại bằng IOGUARS hoặc BESTAQUAM-S liều dùng 2-4ml/1 lít nước. Phun trực tiếp vào khu vực đang chăn nuôi.
Phun xịt khử trùng xung quanh chuồng trại chăn nuôi định kỳ bằng thuốc ULTRAXIDE liều 4-6ml/lít nước
Xử lý gà chết, lọc gà ốm, gà khỏe mạnh ra riêng để tiện chăm sóc và điều trị. Đối với gà khỏe mạnh phải nhốt riêng, chăm sóc bằng thức ăn, nước uống đầy đủ có bổ sung thêm các vitamin và điện giải.
Bước 2: Dùng thuốc kháng sinh
Có thể dùng Các thuốc sau đây điều trị bệnh tụ huyết trùng
  • Steptmycin lọ 1 gram pha với nước tiêm 5-10kg thể trọng.
  • Ampi-steptol tiêm 1ml/5kg.
  • Chlotetradexa: tiêm 1ml/5kg.
  • Genta – tylo: tiêm 1ml/1kg.
  • Genta-costrim uống 1g trộn với 1kg thức ăn.
  • K.C.N.D tiêm 1ml/2kg
  • Lincolis-plus: 1g/1,5-2 lít nước uống
  • S treptomycin 120- 150 mg/kg thể trọng kết hợp với liều Penicillin 150 mg/kg thể trọng
  • Chlortetracyclin 40 mg/kg thể trọng gà.
Lưu ý: Mỗi một địa phương sẽ có nhiều hãng thuốc phân phối khác nhau, vì vậy nếu bà con tìm không được loại thuốc như trong bài thì bà con có thể nhờ Bác sĩ thú y tại địa phương đó tư vấn cho loại thuốc tương ứng
Bước 3: Dùng Vitamin, điện giải và men tiêu hóa
Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách bổ sung các vitamin, các chất điện giải sau:
Bổ sung các vitamin, điện giải, giải độc, vitamin K để chống xuất huyết như: AMILYTE hoặc UNISOL 500 hoặc VITROLYTE liều 1-2g/lít nước uống. Dùng cho tới khi khỏi bệnh
Bổ sung các chất giải độc và tăng cường chức năng gan-thận như: SORAMIN hoặc LIVERCIN liều 1-2ml/lít nước

3. Cách phòng bệnh tụ huyết trùng gà

Đối với bệnh tụ huyết trùng, phòng là biện pháp tích cực, hiệu quả nhất.
–  Không đưa gà, vịt, ngan lạ về nuôi hoặc giết mổ trong khu chuồng trại chăn nuôi. Nếu mua giống về nuôi phải chọn nơi an toàn dịch, đưa gà về nhốt riêng 7-10 ngày sau khoẻ mạnh mới thả chung vào đàn.
– Tiêm phòng vắc xin cho gà theo định kỳ. Trong quá trình chăn nuôi, chú ý đảm bảo môi trường sống của gà sao cho sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, được quét dọn và khử trùng thường xuyên. Nếu không mất quá nhiều thời gian cho việc dọn dẹp chuồng trại khi nuôi gà, có thể sử dụng đệm lót sinh học. Đây là giải pháp đang được nhiều hộ gia đình chăn nuôi ưa chuộng bởi ưu điểm làm sạch mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi, từ đó giúp gà kháng bệnh tốt nhất.
– Cùng với điều kiện sống, cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn của gà sao cho đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như giúp gà có được sức đề kháng tốt nhất.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức về cách phòng trị bệnh tụ huyết trùng hiệu quả, chúc các bạn thành công!
Chuyên mục: Vật Nuôi

Trang web này sử dụng cookies.