Cây sả tác dụng chữa bệnh gì?

Cây sả không chỉ có tác dụng như một thứ gia vị cho món ăn thơm ngon mà còn có công dụng, tác dụng chữa trị bệnh rất tốt, đặc biệt uống nước sả mỗi ngày có thể hỗ trợ điều trị ung thư.
Cây Sả còn có tên khoa học là Cymbopogon cây sả có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm và cao mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m.

Cây sả có lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Tên gọi khác là cỏ sả, sả chanh, hương mao

tac dung chua benh cua cay sa
Cây sả

Phân bố

Sả được sử dụng rộng rãi như là một loại cây thuốc và gia vị tại các nước châu Á . Nó có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống.

Phần thân cây là khá cứng để có thể ăn, ngoại trừ phân thân non và mềm bên trong. Tuy nhiên, người ta có thể thái nhỏ và thêm vào trong các gia vị. Nó cũng có thể để thâm lại và bổ sung toàn bộ do nó tiết ra tinh dầu thơm từ các túi chứa dịch nước trong thân cây. Thành phần chính trong tinh dầu sả làcitral (3,7-đimêtyl-2,6-octađienal)

Sả nói chung được dùng trong chèsúp và các món cà ri. Nó cũng rất thích hợp cho các món chế biến từ thịt gia cầm, cá và hải sản. Nó thường được sử dụng như một loại chè tại một số quốc gia châu Phi

Dưới đây là một số tác dụng của cây sả:

1. Ngăn ngừa ung thư 

Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100g sả chứa đến 24,205µg beta-carotene, những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Năm 2006, một nhóm nghiên cứu do giáo sư Yakov Weinstein và bác sĩ Rivka Ofir thuộc Đại học Ben Gurion (Negev- Israel) cho thấy trong cây sả có chất citral, một hợp chất chính có tác dụng “tiêu diệt các tế bào chết trong các tế bào gây ung thư và giữ lại tế bào bình thường. Cũng theo nghiên cứu này, nồng độ citral có trong sả cũng tương đương với một tách trà. Uống nước sả tươi làm cho tế bào ung thư tự tiêu hủy, uống một liều lượng nhỏ chừng 1g cây sả tươi chứa đủ chất dầu làm cho tế bào ung thư tự tử trong ống nghiệm. Với những người đang chữa bệnh bằng tia xạ thì mỗi ngày uống 8 ly cây sả tươi trụng với nước sôi.

2. Trị rối loạn kinh nguyệt 

Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh có thể lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống sẽ thấy bớt đau bụng khi hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.

3. Giúp tiêu hóa tốt 

Trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.
Tinh dầu sả cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì có khả năng thư giãn các cơ dạ dày. Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi. Kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi. Chú ý táo bón mà có sốt không dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, không sắc lâu.

4. Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh

Củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng (trẻ em thì chia uống làm 2-3 lần). Nếu không đỡ thì thêm 15g tía tô, rất hiệu nghiệm. (Theo nhân dân, Văn hóa nghệ thuật ăn uống).

5. Giải độc 

Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric.

Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

6. Có lợi cho hệ thần kinh

Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Thông kinh lạc. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh (Trẻ em kinh phong) …

7. Giảm huyết áp 

Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

tra sa
Uống nước sả rất tốt cho sức khỏe

8. Giảm đau 

Tinh chất sả có thể làm giảm các cơn đau nhức như đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu. Lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sưng sẽ thấy giảm đau rất hiệu quả. Trong trường hợp đau cấp tính thì có thể uống thêm nước sắc của sả tươi.

Theo Đông y, sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực.

9. Làm đẹp da 

Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.

Bên cạnh đó, cây sả còn có tác dụng xua đuổi được ruồi, muỗi, côn trùng, khử hết mùi xú uế, những nơi bị ô nhiễm môi trường độc hại, sát trùng. Tinh dầu sả còn được dùng làm thuốc diệt trừ muỗi.

10. Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa 

Cây sả tươi 30 – 50 gam đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12 gam.

Bài thuốc trị bệnh từ cây sả

Trị ho do cảm lạnh, cảm cúm: củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày.

Trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi: lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 – 6g mỗi loại nấu nước xông cho ra mồ hôi.

Giải cảm:

– Kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá)… đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm.
– 15 – 30g củ sả hoặc lá tươi nấu nước xông.
– Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3 – 4 củ tỏi (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông sẽ trị được nhức đầu (do thời tiết).
– Lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm một lúc sẽ đỡ.

Giảm cảm giác buồn nôn khi có thai: Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày.

Giải nhiệt, thông tiểu, tiêu thực: Lá sả tươi 30 – 40g nấu với 1 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút, uống.

Trị nhức đầu: Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu với vài củ tỏi nấu nước xông.

Trị ho: 

Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 250g (4 vị này giã nát, ngâm rượu 40oC vừa đủ để được 200ml); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500g; mạch môn bỏ lõi 300g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g (3 vị này sắc và cô đặc lại thành 300ml cao lỏng), trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10ml.

Sạch răng miệng: 

Củ sả non rửa thật sạch, xắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 10g, ngâm với nước nóng, dùng để súc miệng.

Trị đau răng: Sắc sả lấy nước súc miệng hàng ngày.

Trị hôi nách: 

Củ sả, giã nát, hợp với phèn phi, bôi ngày 1 lần. Dùng liên tục 7 – 10 ngày giúp cải thiện mùi hôi đáng kể.

Trị ăn uống không tiêu, đầy bụng: Củ sả giã nát, ép lấy nước cốt, phối hợp với mạch nha uống.

Trị đau dạ dày, tiêu chảy do lạnh: 

Củ sả 12g, gừng nướng sém vỏ ngoài 6 – 12g, củ riềng (sao) 12g, hương phụ (sao) 12g, sắc với 750ml nước, còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Trị tiêu chảy:

– Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quít, hậu phác, mỗi vị 6g; sắc uống.
– Rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc đặc uống.

Trị đau khớp: tinh dầu sả trộn với dầu dừa bôi vào chỗ đau hoặc sưng.

Trị phù nề chân, tiểu ít, thấp thũng: 

Lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g. Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 3 – 4 ngày.

Trị hai chân tự nhiên phù: củ sả 12g, lá và bông mã đề 12g, sắc uống thay nước trà.

tinh dau sa
Tinh dầu sả

Cây sả được xem như vị thuốc tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng, nên trồng sả tại nhà để có thể thu hái cây sả vừa sạch vừa đủ thời gian để cây sả già tạo nên vị thuốc quý báu.
Sả thường được dùng làm gia vị trong món ăn hàng ngày. Món ốc luộc cần có một vài dảnh sả, ăn thịt chó không thể thiếu sả. Sả cùng với ớt, đường, nước mắm, một ít bột ngọt làm món nước chấm ốc sẽ ngon hơn.

Kỹ thuật trồng cây và bón phân

Cây sả rất dễ trồng, không kén đất, thích nghi rộng với mọi vùng khí hậu. Cây sả có mặt ở hầu hết các vùng và ở miền vườn gia đình.
Đầu tiên, người trồng cần chọn đất chỗ đầu hồi nhà hay phía hàng rào, làm sạch cỏ, cuốc hố rộng 20 x 20 cm, sâu 20 cm, cho mỗi hố 0.3 – 0.5 kg phân Better hữu cơ sinh học HG01, trộn với lớp đất mặt. Sau đó, người dân lấy 1- 2 nhánh sả cắt bớt lá, tước bỏ bẹ lá khô ở ngoài, nếu ở gốc bẹ có rễ dài thì cắt bớt, đặt nhánh sả hơi nghiêng 15 -200 lấp đất và nén chặt gốc. Cuối cùng, cây sả cần được tưới nước vào gốc cho đủ ẩm. Trời nắng, cây cần được tưới ngày 1 lần vào gốc để cây chóng bén rễ.
Bón thúc lần 1 (sau trồng 20-25 ngày): người nông dân cần sử dụng 5-7 kg phân Better NPK 16-12-8-11+TE cho 1.000m2. Bón thúc lần 2( sau trồng khoảng 45-60 ngày):  người trồng cần kết hợp với làm cỏ vun gốc, sử dụng 7-10 kg phân Better NPK 16-12-8-11+TE cho 1.000m2.

Thu hoạch cây sả

Sau khi trồng 3 – 4 tháng, người dân có thể tỉa các dảnh to để bán, ăn hoặc lấy lá để nấu nước gội đầu, nước xông. Chú ý, cây cần được vun gốc kết hợp bón thêm phân hữu cơ sinh học Hg01 vào dịp cuối năm.  Nếu trồng để lấy tinh dầu, sau khi trồng khoảng một năm, người dân nên tiến hành thu cắt lá, chỉ để lại đoạn gốc dài 10cm, bón phân tưới nước cho ra lá mới.

Cách làm trà sả ​

Trà khô

Nguyên liệu : 
– Sả ( loại già)
– Lá Dứa
– Gừng ( chọn loại già )
Cách Làm :

Sả rửa sách, tách ra từng lá, phơi khô cho ráo
Cắt khoanh khoảng 1 đốt ngón tay bỏ vào lò nướng ở 150 độ ( sấy được nữa tiếng thì lấy ra đảo cho đều tay ) rồi cho vào sấy tiếp thêm 20p nữa, lấy ra đảo đều tiếp, 10 p cuối đảo đều tay liên tục ạ
Lá dứa cũng rữa sạch, cách lát cỡ 2 cm, sấy tầm 15p ở 150 độ 
Gừng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng bản to, sấy ở 160 độ, cứ 20p lấy ra đảo 1 lần
Sau khi sấy xong thì sả với là dứa trộn đều, để vào mâm hay rổ cho thoáng rồi cất vào lọ dùng dần
Gừng thì cũng để cho thoáng rồi để vào lọ riêng 
Cách pha thì như pha trà bình thường, bỏ thêm lát gừng sấy vào uống cho thơm ạ
Cách này pha ra uống rất là thơm, làm 1 lần để dành uống từ từ luôn 
Trà sả tươi

C2: Trà sả gừng

Sả đập dập, cát lát 
Gừng cắt lát 
=> bỏ nước nấu sôi lên ( cỡ 3,4 cây sả , nửa củ gừng , 1 lít nước) 
Thêm đường hay mật ong cho vừa miệng

C3: Trà chanh hương sả

Sả đập dập, cắt lát 
=> nấu cùng với nước cho sôi, sôi cỡ 10p thì tắt bếp, bỏ thêm 1 ít trà khô,nêm với đường hay mật ong cho vừa miệng
Khi nào uống thì bỏ vào 1 lát chanh


Sudo Cây Thuốc

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *