Cây thuốc nam hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Đau dạ dày là căn bệnh ngày càng phổ biến ai cũng có thể mắc phải. Có một số cây thuốc nam phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh này rất hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo một số loại cây dưới đây.
Cùng với sự phát triển của Y học có nhiều loại thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, trong tự nhiên có nhiều loại thuốc nam chữa bệnh đau dạ dày an toàn, không gây tác dụng phụ.



Bệnh ung thư đại tràng hay bệnh ung thư dạ dày là 2 bệnh với mức độ nặng nề nhất và nguy hiểm nhất trong những bệnh về đường tiêu hóa , hiện nay cả đông tây y đều chưa có bài thuốc hay loại thuốc nào đặc trị được 2 bệnh này 1 cách triệt để , nhưng với đông y thì có những loại cây thuốc có công dụng khá tốt trong điều trị bệnh ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng này , mời bạn đọc cùng tham khảo thêm loại cây thuốc có tác dụng chữa trị bệnh ung thư dạ dày , đại tràng 

1. Nghệ:

Nhiều người cho rằng nghệ đen (tán thành bột) trộn với mật ong chữa bệnh viêm loét dạ dày hay hơn cả nghệ vàng, vậy giữa nghệ đen và nghệ vàng chữa dạ dày thật sự cái nào đúng hơn?

Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị. Mật ong cũng có tác dụng làm êm dịu tránh kích ứng ở dạ dày.

Nghe vang co tac dung chong loet da day giam tiet dich vi

Nghệ đen có tác dụng phá ứ tiêu tích mạnh nên không được dùng cho phụ nữ có thai, dùng nghệ đen chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa.

2. Gừng
Gừng là một trong những vị thuốc tự nhiên chữa bệnh tốt nhất. Gừng chứa các thành phần kháng viêm cũng như có tác dụng chống oxy hóa. Sử dụng một lát gừng tươi sẽ giúp dễ chịu hơn khi bị đau hay co thắt dạ dày.
Thêm một vài lát gừng thái nhỏ vào tách trà buổi sáng hoặc buổi tối, đặc biệt là trà xanh sẽ hạn chế được cơn đau dạ dày trong vòng 2-3 ngày. Ngoài ra, cũng có thể thêm một thìa nước cốt gừng tươi và một thìa nước chanh vào cốc nước lọc sau đó nguấy đều. Tiếp theo thêm một thìa mật ong vào hỗn hợp trên và uống đều đặn vào buổi sáng hàng ngày.
3. Đậu rồng
Đậu rồng hay còn gọi là đâu xương rồng có nơi gọi là đậu khế thuộc họ hàng nhà đậu dùng để làm thực phẩm không những vậy mà nó còn là một loại thảo dược tốt dùng trong y học, đặc biệt đậu rồng chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả.
Đậu rồng già được trồng phổ biến tại khu vực miền Trung miền Nam, ngoài Bắc còn có tên gọi khác là đậu khế. Nếu răng bạn còn khỏe, hãy lấy Hột Đậu Rồng già, rang với muối cho vàng thơm hong để cháy !
Sáng sớm bụng đói, nhai , ăn khoảng 10 – 12 Hột.
Nếu răng chỉ còn ít, thì xay nhuyễn, vẫn phải nhai 1 muổng cafe bột đó, mà nhai 20 lần rồi mới nuốt từ từ,.
Liên tục trong khoảng 15 buổi sáng là khỏi bệnh, nếu người bị nặng thì cần dùng trong thời gian lâu hơn.

4. Cây nha đam (lô hội):

Nhựa của nó có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày. Mỗi ngày dùng khoảng 10g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.

Nhua cay Nha dam co tac dung kich thich tieu hoa nhuan trang

5. Nước ép bắp cải chữa đau dạ dày:

Mỗi ngày uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt vì trong bắp cải có chứa vitamin U (ulcer) có tác dụng chống loét dạ dày.

Nuoc ep bap cai chua nhieu vitamin U co tac dung chong loet da day

6. Dùng quả chuối sứ xanh:

không cần chuối hột, phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi đem tán thành bột, dùng chuối chín chấm vào bột rồi ăn hoặc pha nước uống, chuối có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của màng nhày lót bên trong dạ dày làm cho màng nhày dày lên và lành các vết loét. Mỗi ngày cho vào khẩu phần ăn một ít bột chuối sẽ tránh viêm loét dạ dày.
7. Bán chi liên : Hay còn gọi là Hoàng Cầm râu 
Theo Đông y, bán chi liên có vị hơi đắng, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu sưng, giảm đau, chống khối u tân sinh.Theo đông y, bán chi liên có vị hơi đắng, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu sưng, giảm đau, chống khối u tân sinh.
Thường được sử dụng trong các trường hợp: áp-xe phổi , viêm ruột thừa; viêm gan, xơ gan cổ trướng, khối u tân sinh.
Thường sinh sống ở những nơi ẩm thấp như bờ ruộng, bờ suốt ở các tình miền Bắc

Dùng toàn cây, thu hái vào mùa cuối xuân, đầu hạ.
Có tính mát, vị đắng.
Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và trị ung thư.
Được dùng để hỗ trợ, điều trị và cải thiện các chứng trạng: ung thư, Viêm gan, xơ gan, viêm ruột…
Liều dùng: 20 – 160g – sắc nước uống
8. Cây khôi
Cây khôi còn có tên gọi khác là cây độc lực, đơn tướng quân. Đây là một loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao gần 2m, thân rỗng, có nhiều lá. Mọc nhiều ở những khu rừng rậm miền thượng du ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, Hà Tây. Lá của cây khôi là một vị thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả trong nhân dân. Phân hội Đông Y Thanh Hóa thường kết hợp lá khôi với các vị thảo dược khác với tỷ lệ nhất định dựa trên kinh nghiệm chữa đau bụng vùng thượng vị của một vùng dân tộc như bồ công anh, khổ sâm, cam thảo…. thành một bài thuốc trị đau dạ dày rất hiệu quả; đồng thời điều trị một số chứng bệnh như chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, mệt mỏi.

Y học hiện đại đã chứng minh trong lá khôi có thành phần hóa học chính là tanin, có tác dụng trung hòa axit dư thừa trong dạ dày, giảm đau, săn se vết loét kích thích lên da non và làm lành vết thương. Lá khôi có hai loại: trắng và tía, cả hai loại này đều được sử dụng để chữa đau dạ dày.
Liều dùng hàng ngày: 40 – 80g, sắc uống phối hợp với các vị thuốc khác. Phân hội Đông Y Thanh Hóa kết hợp 80g lá khôi, 40g bồ công anh, 12 g khổ sâm. Các vị thuốc trên phơi khô, thái nhỏ, nấu như nấu chè và uống vào lúc đói. Có thể cho thêm cam thảo để điều vị.
9. Cây dạ cẩm
Một số vùng còn gọi Dạ Cẩm là cây loét mồm, cây đất lượt, đứt lướt, chả khẩu cắm. Dạ Cẩm phân bố nhiều ở các vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Hà Tây. Bệnh viện Lạng Sơn là nơi đầu tiên đưa cây dạ cẩm vào điều trị đau dạ dày từ năm 1962, xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân dùng cây này nấu sôi cho màu tím đẹp và điều trị viêm lưỡi, loét miệng và họng. Kết quả chống loét là rất tốt.
Trên lâm sàng, dạ cẩm còn có tác dụng giảm đau, trung hòa axit dịch vị, giảm ợ chua, làm vết loét se lại, bệnh nhân có cảm giác khoan khoái, nhẹ nhàng.

Có thể sử dụng dạ cẩm dưới hình thức thuốc sắc, cao, bột hay cốm.
Dạng thuốc sắc: Thêm nước vào 10-25g ngọn dạ cẩm khô để sắc, thêm đường đủ ngọt, sử dụng 2 – 3 lần/ngày. Uống trước ăn hoặc lúc đau.
Cao dạ cẩm: Chuẩn bị 7kg lá dạ cẩm khô, 2kg đường, 1kg mật ong. Nấu lá dạ cẩm với nước thành cao, cho 2kg đường vào đánh tan, cô lại, cuối cùng cho thêm 1kg mật ong nguyên chất. Đóng thành chai 250ml.
Ngày sử dụng 2 – 3 lần, uống trước bữa ăn hoặc khi lên cơn đau, mỗi lần uống 1 lượng tương úng 10 – 15g.
Cốm dạ cẩm: Chuẩn bị 7kg bột dạ cẩm, 1kg cam thảo, 2kg đường, tá dược dính (hồ, nếp), saccarin. Ngày sử dụng 2 lần trước ăn hoặc khi lên cơn đau. Mỗi lần 10 – 15g, trẻ em dưới 18 tuổi dùng 5-10g.
10. Bạch hoa xà thiệt thảo:
Trong đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê. Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. 

Tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm
Làm tăng sức để kháng của cơ thể, tăng khả năng thực bào, tăng khả năng miễn dịch không đặc hiệu
Tác dụng chống khối u, Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng ức chế tế bào trong bệnh bạch cầu viêm cấp, bạch cầu hạt tăng cấp
Tác dụng kháng ung thư: Ức chế sự phân chia tế bào ung thư, Làm cho tế bào ung thư hoại tử và tách biệt chúng
Tăng cường chức năng của vỏ thượng thận tăng khả năng chống viêm
Liều dùng: Thuốc khô: 20 – 40g. Có thể dùng tới 200g thuốc tươi trong điều trị ung thư
Kết hợp cả 2 loại trên là : 2 cây thuốc chữa trị ung thư dạ dày , đại tràng khá tốt . Đây là bài thuốc theo kinh nghiệm của Trung Quốc
Bạch hoa xà thiệt thảo và bán chi liên mỗi vị 40g sắc thuốc uống. Kết hợp với các vị thuốc khác tùy theo thể trạng bệnh nhân
Ngoài ra nó còn có thể áp dụng chữa trị những bệnh ung thư khác như sau :
Áp dụng chữa ung thư dạ dày , trực tràng, thực quản, cổ tử cung và các bệnh u bướu: Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, bạch anh, đông quỳ, bán biên liên, trương ương đều 30g. Ngày 1 thang sắc uống.
Chữa trị bệnh ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60g, hạt bo bo 40g, đường đỏ 40g. Sắc uống ngày một thang.
Ung thư tuỵ: Bạch hoa xà thiệt thảo, thiết thúc diệp, mẫu lệ nung đều 30g, hạ khô thảo, hải tảo, hải đới, đảng sâm, phục linh đều 15g, lậu lô, đương quy, xích thược, bạch truật đều 12g, đan sâm 18g, xuyên luyện tử, uất kim đều 9g. Sắc uống.
Ung thư bàng quang : Bạch hoa xà thiệt thảo, long quý, xà môi, bạch anh, hải kim sa, thổ phục linh, đăng tâm thảo, uy linh tiên.
Cây thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư dạ dày và đại tràng và những bệnh ung thư khác rất tốt nhưng chung cũng chỉ có tác dụng với từng người và tùy từng cơ địa chứ chưa thực sự áp dụng phổ biến vào thực tiễn .

9. Dùng chè dây
Cây Chè Dây có tên khoa học là Planch, cây thuộc họ nho. Trong Đông Y, cây Chè Dây còn được biết đến với tên gọi là Hồng Huyết Long, Vô Thích Đằng, Xích Chi Sơn Bồ Đào. Trong dân gian thường gọi cây Chè Dây là chè Hoàng Gia. Cây Chè Dây phân bố chủ yếu ở Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc. Cây Chè Dây chữa bệnh đau dạ dày mọc hoang nhiều ở vùng núi phía bắc như Cao bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Hòa Bình và Nghệ An.
Cây Chè dây là loại cây thân gỗ leo, thân mềm, cành hình trụ mảnh cuốn, lá nhỏ như ngón tay. Lá của cây Chè Dây dài từ 2 đến 3cm, lá 2 lần kép mang từ 7-12. Lá Chè Dây có cuống nhỏ hình tròn, nụ hoa hình trứng, hoa mẫu 5 cánh. Quả của cây chè dây chữa đau dạ dày có hình trái xoan, màu đen. Quả chứa từ 2 đến 4 hạt.
Cây Chè Dây chữa đau dạ dày ra hoa vào đầu tháng 6 hàng năm và đậu quả vào tháng 9. Khi bẻ búp chè dây có nhựa mầu trắng là thời điểm thu hoạch tốt nhất. Chè dây khi phơi khô có nhiều đốm màu trắng, nhìn như bị mốc nhưng những đốm trắng này là do nhựa chè dây hình thành nên. Chè dây càng nhiều nhựa thì công dụng chữa bệnh đau dạ đay, viêm loét dạ dày càng tốt.

Chè dây có chứa một hoạt chất là flavonoid có có tác dụng chống viêm nên chè dây có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày, một tác dụng nữa của chè dây với bệnh nhân viêm loét dạ dày – hành tá tràng là làm sạch Helicobarter Pylori, đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này.

Che day co chua mot hoat chat la flavonoid co co tac dung chong viem

10. Lá mơ lông:

Giã nhuyễn lấy nước cốt uống chữa bệnh dạ dày? Dân gian hay dùng lá mơ làm thuốc chữa lỵ nhờ tinh dầu có tác dụng kháng sinh đường ruột. Họ còn lấy lá mơ phơi khô tán mịn nhồi chung bột gạo gói bánh ăn cho bổ dạ dày và giúp tiêu hóa dễ dàng. Uống nước cốt thì sẽ gây kích ứng thêm không có lợi.
Sudo Cây Thuốc

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *