CO2 cho hồ thủy sinh và chất lượng nước

Hai yêu cầu cơ bản để cây thủy sinh phát triển khỏe mạnh là cung cấp ánh sáng đầy đủ và đảm bảo chất lượng nước trong hồ. Nước cần có độ pH, mức độ carbon dioxide (CO2), độ cứng và nhiệt độ thích hợp. Thông qua quá trình quang hợp, cây thủy sinh sử dụng năng lượng ánh sáng và CO2 để sản xuất thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của cây.

Khi cây phát triển, chúng sử dụng hết nguồn cung cấp carbon dioxide hiện có trong bể thủy sinh. Lắp đặt một bình CO2 thủy sinh là điều cần thiết để ngăn ngừa mức độ CO2 thấp và duy trì sự tăng trưởng của cây thủy sinh.

CO2 cho ho thuy sinh va do pH
Bình CO2 cho hồ thủy sinh và các thông số tương quan với độ pH

1. Các khái niệm cơ bản về chất lượng nước

Cũng giống như cá, cây thủy sinh sống tốt nhất khi được giữ trong một môi trường phù hợp với nhu cầu của chúng. Lựa chọn các loài cây thủy sinh có chung yêu cầu về chất lượng nước sẽ giảm thiểu các vấn đề và giúp bạn dễ dàng hơn trong việc duy trì điều kiện nước lý tưởng.

Có 3 yếu tố chính về chất lượng nước ảnh hưởng tới cây thủy sinh đó là: độ PH của nước, độ cứng của nước và nhiệt độ của nước. PH phụ thuộc vào hàm lượng CO2, độ cứng phụ thuộc vào thành phần của nước, còn nhiệt độ thì phụ thuộc vào yếu tố môi trường xung quanh.

PH là gì?

PH là một con số thể hiện tính axit của nước. Độ pH thấp là tính axit cao, và độ pH cao là tính kiềm, độ pH trung tính ở khu vực từ 6 – 9 (pH nằm trong khoảng 0-14). CO2 tỉ lệ nghịch với độ pH, khi nồng độ CO2 trong nước càng cao thì pH càng thấp (tính axit càng mạnh) và ngược lại. Khi giám sát được độ pH thì ta có thể giám sát được lượng CO2 trong hồ.

CO2 là gì?

CO2 là một dạng khí cũng là chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho thực vật. Cũng như yêu cầu về ánh sáng cho cây thủy sinh, không có CO2 thì cây không thể thực hiện quá trình quang hợp, bước đầu tiên trong quá trình tăng trưởng của cây.

Độ cứng của nước là gì? (water hardness)

Độ cứng của nước là thuật ngữ được dùng với nước ngọt và mô tả nồng độ hòa tan của các khoáng chất nhất định trong nước. Độ cứng của nước chủ yếu được tạo ra bởi canxi (calcium) và magiê (magnesium) nhưng những khoáng chất khác như kali (potassium) và natri (sodium) cũng góp phần vào độ cứng.

Nước chứa nhiều canxi và magiê được gọi là nước cứng và nước có ít các chất này được gọi là nước mềm. Ở một số vùng, nước máy tương đối mềm trong khi ở những vùng khác nó có thể rất cứng và kiềm.

2. Tạo CO2 cho hồ thủy sinh

Vì sao cần tạo CO2?

CO2 thông thường được tạo ra từ quá trình hô hấp của các sinh vật sống trong hồ, CO2 cũng là sản phẩm từ quá trình phân hủy chất thải của cá và động vật khác trong hồ. Lượng CO2 này có thể thấp và không đáp ứng được nhu cầu của cây thủy sinh trong hồ. Để tạo nhiều CO2 hơn cho cây, chúng ta sẽ sử dụng bình CO2 tăng cường.

Bình CO2 là gì?

Bình CO2 thủy sinh là một thiết bị giúp tạo ra bọt khí CO2 trong hồ thủy sinh, có tác dụng tăng cường và duy trì khí CO2 giúp cây thủy sinh phát triển xanh tốt. Một số bạn còn gọi hệ thống cung cấp CO2 này là máy tạo CO2 thủy sinh.

Cách tạo CO2 cho hồ thủy sinh

Bạn có thể tạo CO2 cho hồ thủy sinh bằng 2 cách chính:

Thứ 1: Sử dụng hệ thống bình CO2 mini tự chế (bằng cách lên men) cho hồ thủy sinh mini.

Thứ 2: Sử dụng hệ thống bình CO2 nén (bình CO2 mua riêng hoặc chế từ bình chữa cháy). Bình CO2 nén sử dụng tốt cho hồ thủy sinh dạng lớn nếu muốn chơi thủy sinh lâu dài.

Sau khi có bình CO2 thủy sinh, bạn thêm CO2 vào hồ cho đến khi đạt đến mức pH cần thiết như hình trên cùng. Độ pH cần thiết phụ thuộc vào độ cứng của nước và lượng CO2 bạn cần cung cấp cho cây trong hồ thủy sinh (dựa vào đặc tính của cây). Một ít CO2 (ví dụ: 3-5 mg mỗi lít nước) là tốt hơn so với không có. Những cây thủy sinh được đánh dấu “Medium” cần khoảng 10-15 mg CO2 mỗi lít nước, còn “Advanced” thì cần 15-30 mg CO2 mỗi lít nước.

3. Các hệ thống CO2 cho hồ thủy sinh

Có ba dạng hệ thống cung cấp CO2 cho hồ thủy sinh là hệ thống điều khiển bằng tay, bán tự động và tự động.

Hệ thống CO2 điều khiển bằng tay 

Tên gọi khác: Bình CO2 tự chế, bình CO2 mini, bơm CO2 tự chế, bình sục khí CO2 tự chế, bình lên men tạo CO2 tự chế, chai nhựa tạo CO2 tự chế, DIY CO2 reactor (do it yourself CO2), manual CO2 system.

Binh CO2 mini tu che, binh CO2 len men
Bình CO2 mini tự chế

Hầu hết các hệ thống CO2 điều khiển bằng tay là hệ thống lên men của nấm men. CO2 được tạo ra như một sản phẩm phụ từ quá trình trao đổi chất của nấm men và được giữ trong một bình lên men. Chúng ta có thể dễ dàng tự chế bình CO2 này.

Các dioxide carbon được tích lũy đi qua một buồng phản ứng, và sau đó được trộn với nước hồ thủy sinh bằng một bộ khuếch tán hay máy lọc.

Hệ thống này dễ sử dụng, giá rẻ và rất thích hợp cho các bể thủy sinh mini loại nhỏ. Cũng giống như tên của nó, loại bình CO2 thủy sinh tự chế này được bật tắt bằng tay để duy trì nồng độ CO2 lý tưởng cho bể cá cảnh thủy sinh.

Hệ thống CO2 bán tự động

Tên gọi khác: Bình CO2 nén, bình CO2 thủy sinh, máy bơm CO2 bán tự động, máy sục khí CO2 bán tự động, máy tạo CO2 bán tự động, bình khí nén bán tự động, bình CO2 bán tự động, semi-automatic CO2 system.

Binh CO2 nen ban tu dong, binh khi nen
Bình CO2 nén bán tự động

Hệ thống CO2 bán tự động (nửa điều khiển bằng tay, nửa tự động) cần được cài đặt ban đầu bằng tay, nhưng được vận hành theo bộ đếm thời gian tự động, giúp đơn giản hóa quá trình bơm CO2.

Một ống CO2 cung cấp carbon dioxide cho hồ cá, CO2 được kiểm soát bởi nhiều thiết bị, bao gồm một van điều chỉnh áp lực với cuộn dây solenoid, bộ đếm bong bóng, và một bộ khuếch tán CO2. Solenoid được hẹn giờ sẵn giúp mở van trong một khoảng thời gian nhất định (tức là bật điện) để cung cấp carbon dioxide cho hồ thủy sinh.

Hệ thống này sử dụng tốt cho hồ thủy sinh dạng vừa và lớn nơi mà nhu cầu CO2 của cây thủy sinh lớn hơn với bể thủy sinh mini.

Hệ thống CO2 tự động 

Tên gọi khác: Bình CO2 nén, bình CO2 thủy sinh, máy bơm CO2 thủy sinh, máy tạo CO2 tự động, máy sục khí CO2, bình khí nén, automatic CO2 system.

He thong tao CO2 tu dong, binh CO2 nen
Hệ thống tạo CO2 tự động và khép kín

Hệ thống CO2 tự động có nhiều tính năng tương tự như hệ thống bán tự động. Sự khác biệt chính là được bổ sung một bộ điều khiển và kiểm tra độ pH. Nâng cấp mang tính công nghệ cao này giúp giám sát pH hồ cá liên tục. Khi bộ thăm dò pH phát hiện độ pH giảm xuống dưới ngưỡng cài đặt bộ điều khiển pH, nó tự động tắt dòng chảy của CO2.

Hệ thống tự động giúp bổ sung CO2 cho tất cả các dạng bể từ bể thủy sinh mini nhỏ đến bể lớn, nhưng lợi ích nhìn thấy rõ ràng nhất là cho bể thủy sinh lớn hoặc bể nuôi trồng đòi hỏi một nguồn cung cấp CO2 ổn định.

Sản phẩm khuyên dùng:
Voi phun CO2 cho be thuy sinh ngoai nhap
Vòi phun CO2 cho bể thủy sinh ngoại nhập
– Giá bán: 289 nghìn vnđ (đã giảm giá 50%)
– Phù hợp với mọi bể cá
– Phun CO2 đều và liên tục
– Dễ dàng lắp ráp
– Làm bằng thép không gỉ và gốm
– Sử dụng cho bể thủy sinh
– Hàng ngoại nhập

Xem thêm

4. Bình CO2 có thật sự cần thiết cho hồ thủy sinh?

Đây là câu hỏi rất nhiều người đặt ra lúc chơi thủy sinh. Câu trả lời là phụ thuộc vào nhu cầu của bạn và những loài cây nào bạn đang trồng trong hồ thủy sinh nhà mình.

Nếu bạn muốn cây thủy sinh phát triển xanh tốt, có màu sắc đẹp thì tốt nhất là nên trang bị một bình CO2 cho bể. Cho dù bạn có trồng những loài cây yêu cầu ít CO2 đi chăng nữa thì cung cấp CO2 vẫn không thừa.

Nếu bạn trồng những loại cây có tán rộng, nhu cầu quang hợp sẽ rất cao nên sẽ cần lượng CO2 cao, tất nhiên bạn cần trang bị bình CO2 cho hồ.

Nếu hồ thủy sinh rộng, bạn trồng khá nhiều cây thủy sinh thì tốt nhất cũng nên trang bị một bình CO2 nén.

Nếu bạn đang sống ở nước ngoài, khi mua cây tại các của hàng thủy sinh sẽ thấy các ký hiệu gắn trên cây lúc bạn mua. Những cây có ghi là “Easy” thì không cần bình CO2 cũng được, cây ghi “Medium” thì cần mức độ CO2 vừa phải, “Advanced” thì cần khá nhiều CO2.

Khi có bình CO2 thủy sinh, cây thủy sinh trong hồ sẽ thực sự “thở” vì các bong bóng khí oxy sẽ liên tục được hình thành và nổi lên bề mặt. Hồ thủy sinh sẽ đẹp long lanh và khí oxy chắc chắn cũng được tăng cường giúp cá trong hồ hô hấp khỏe mạnh hơn nhiều.

5. Các khái niệm khác về chất lượng nước

GH là gì?

GH là độ cứng tổng (total), độ cứng chung (general) hay độ cứng vĩnh viễn (permanent) của nồng độ canxi, magiê và các ion khác. Nó được đo bằng độ, mỗi độ tương đương với 17.9 mg/l. Biểu tượng của độ cứng thường là chữ “d” (chẳng hạn 5 dGH). Nước càng cứng thì độ GH càng cao.

KH là gì?

KH là độ cứng carbonate, độ cứng tạm thời (temporary) hay bộ đệm. Chữ “K” trong KH bắt nguồn từ tiếng Đức “karbonate”. KH thể hiện nồng độ các i-on bicarbonate và carbonate có tác dụng như là một bộ đệm để chống pH biến thiên. Các i-on tạo ra KH có thể được loại bỏ bằng cách đun sôi.

KH là một thành phần của GH, vì vậy sau khi đun sôi thì GH cũng giảm đi đôi chút. Một độ KH tương đương với 17.9 mg/l CaCO3. KH cũng được đo bằng độ với biểu tượng là chữ “d” (chẳng hạn 2 dKH). Bởi vì KH là một phần của GH nên trị số của KH không thể lớn hơn GH.

DKH là gì?

dKH là đơn vị đo độ cứng cacbonat của nước. Độ cứng cacbonat là tổng nồng độ bicarbonate và carbonate trong nước.

DH là gì?

DH là Deutsche harte hay độ cứng Đức (đôi khi được viết là dH) thì (theo nhất trí của các chuyên gia) tương đương với GH. (Nhưng cũng có một số chuyên gia phản bác). Đôi khi nó được sử dụng trong lãnh vực nuôi cá dĩa. Nó cũng được đo bằng độ. Mỗi độ DH tương đương với 17.9 mg/l CaCO3.

6. Tóm tắt & kết luận

Nhìn chung chúng ta có 2 loại bình CO2 thủy sinh cơ bản đó là bình CO2 thủy sinh tự chế bằng cách lên men và bình CO2 nén bơm CO2 hoàn toàn tự động. Bạn có thể sử dụng bất kỳ hệ thống CO2 nào nhằm thỏa mãn nhu cầu cho hồ thủy sinh của mình, điều quan trọng là phải thường xuyên theo dõi pH và nồng độ CO2 hồ thủy sinh. CO2 dư thừa có thể có hại cho cá vì nồng độ oxy thấp và làm giảm pH của hồ.

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *