Đàn ông đích thực thì phải làm sao?

Có quá nhiều người đủ lớn tuổi nhưng chưa trở thành một người đàn ông, thậm chí một ông lão hơn 70 tuổi vẫn sống ích kỷ – trẻ nít – xảo trá như thường (tôi đã thấy). Ý tôi là, tư tưởng của một người đàn ông. Sẽ ra sao nếu óc của một đứa thiếu niên trong thân thể của một gã già khằng?

Đàn ông

Đừng nói quá nhiều về bản thân mình. Dù cho cuộc sống có nhiều đau thương, dù cho cuộc sống có nhiều khó khăn hay cực nhọc. Đừng có than vãn nhiều (ít thôi thì được), đừng có nghĩ cho mình quá, đừng có ao ước được yêu thương… Không! Đàn ông không sinh ra để ngồi mưu cầu về những điều đó. Vì nó dư thừa, không thực tế, và quá là yếu mềm đi được.

Đàn ông, cũng đừng nói những điều thừa thải để hạ bệ bất cứ ai “hiện tại” đang yếu hơn mình. Cũng đừng có đi rình mò, canh me chửi bới, hạ nhục, hay bình luận kém văn minh về ai đó. Đừng có đi đâu cũng tham gia vào, chuyện gì cũng bình luận, nhưng lời nói ra không có giá trị, không đáng được năm xu bạc cắc. Một người, bất kể đàn ông hay phụ nữ, khi sỉ nhục – chê bai – dè bỉu người khác đều là những người sống không có phong cách và không đáng được tôn trọng.
Việc gì phải chịu những lời nói vô tâm và mong chờ một tình yêu ban phát? Con gái hay cho mình quyền tự huyễn hoặc bản thân, khi không chẳng biết dựa vào gì rồi bảo mình mạnh mẽ lắm. Nhưng với họ, mạnh mẽ thế nào được trong vòng vây của những giận hờn yêu ghét. Con gái vẫn yếu đuối như bông hoa mỏng dại, đến cuối cùng chết mòn vì lời cay đắng, và héo khô bởi những cọc cằn.

Đàn ông

Coi việc công ra việc công, việc tư ra việc tư, không thể lẫn lộn, chồng chéo cái này qua cái kia. Gia đình, cha mẹ là gia đình, cha mẹ, người yêu/vợ con là người yêu/vợ con, không bênh vực hay thiên lệch bên nào. Không vì bên này hay bên kia mà đổi thay. Đó mới là một người đàn ông có lập trường.

Đàn ông

Phải giữ chữ tín. Cuộc sống có khó khăn, bầm dập đến mấy cũng phải giữ cho được cái chữ tín. Dù có sống trong nghèo khó, có thất bại, có bị chê cười hay không được học hành đến nơi đến chốn cũng phải gắng mà sống cho nó chính trực. Dù gì thì, nó sẽ là niềm tự hào, là sức mạnh mà chẳng phải ai cũng có được đâu.

Đàn ông

Vóc dáng có thể nhỏ bé chứ tinh thần thì không được phép. Đừng có ngồi than vãn về bất cứ điều gì, hoặc chấp nhận, hoặc thay đổi, không than thở. Đàn ông, không được phép đánh mất niềm tin mà mình cho là đúng đắn. Đàn ông, Không được phép chấp nhận một vị trí thấp, một công việc dễ dàng, hay một sự hưởng thụ nhàn hạ nào như phái yếu. Đừng có bao giờ nghĩ rằng phải kiếm được một ai đó yêu mình và chấp nhận cái sự nghèo đói hay cái sự tầm thường hoặc yếu đuối của mình. Đừng có mong chờ như vậy, đừng có kém cỏi như vậy. Ý tôi là, làm việc đi, gì cũng được, cho mọi người thấy mình không phải là một gã lười cũng như một gã có phong cách sống quá tầm thường.

Đàn ông

Phải biết yêu thương tất cả mọi người. Yêu thương cha mẹ, anh chị em, người yêu của mình. Yêu thương đi, và không cần phải nói ra hay cố chứng minh điều đó cho mọi người thấy. Cũng đừng giả tạo như thể mình đang yêu thương người khác. Thật lòng, phải thật lòng, không cần phải “biểu diễn” nếu không thể. Yêu và đừng có mong ai đó phải công nhận hay khen ngợi, bởi vì 2 điều: yêu và sự thật thì không cần phải được ai thừa nhận gì cả.

Thật ra, tôi vốn không thích thú gì cho lắm với 2 từ “thanh niên”. Nó quá chung chung, nó không khơi dậy sự độc lập và ý thức cá nhân cao. Tôi thích “đàn ông” và “phụ nữ”. Tôi thích vậy hơn. Thiếu niên rồi thì đàn ông, thiếu nữ rồi thì phụ nữ.

Thoát khỏi tuổi 18, bắt đầu bước sang tuổi 19, bạn đã đủ điều kiện để trở thành “đàn ông” và “phụ nữ” rồi đấy. Chỉ là khi nào bạn ý thức “bạn là”, mà thôi!

Lục Phong

Theo m.guu.vn

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *