Lưu ý đặc biệt khi ăn hến

Mùa hè nóng nực, các món canh, cháo trai, hến được nhiều người ưa chuộng, nhưng trước khi ăn, bạn cần phải lưu ý những điều sau.
Khi ăn trai, hến, bạn nên biết một số lưu ý để không gây hại cho sức khỏe.

Trong ngao có chứa vitamin B12, đặc biệt tốt cho trí nhớ và vitamin C giúp làm lành vết thương. Ngoài ra, với những thành phần khoáng chất quan trọng như: Sắt, kali, calci,… ngao còn giúp tăng cường sức khoẻ và phòng tránh bệnh tật. Ngao còn có chứa nhiều protein hơn hàu và lượng chất béo tương đương thịt gà. 100gr ngao chứa khoảng 140mg omega-3 , rất có lợi cho tim mạch.

Trong 100gr thịt hến có 12,77gr protid, 13,9mg chất sắt, 0,25mg đồng, chứa nhiều vitamin B12, nhiều omega-3, ít cholesterol nên thích hợp với người thiếu máu và người bị bệnh tim mạch. Cùng với cua, tôm, cá thì ngao, hến là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều chất selen nhất. Selen là dinh dưỡng thiết yếu, hoạt động cùng các loại dinh dưỡng khác để chống lại những cơn căng thẳng do oxy hóa – một sự mất cân bằng dẫn đến tổn thương xương khớp.

Ngao, hến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và dễ dàng kết hợp trong chế biến món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trong gia đình có nhiều người ở những lứa tuổi và bệnh lý khác nhau, nên chú ý khi chọn món này bởi rất có thể những người trong gia đình bị dị ứng với loại thực phẩm này, hay bị một trong những bệnh như: Bệnh gout, đau dạ dày, cảm lạnh và cả những người mắc bệnh thận.

Những nguy cơ tiềm ẩn nào khi ăn ngao, hến?</strong>

Tuy nhiên, trong ngao, hến có thể bị nhiễm các chất kim loại nặng từ nước như thủy ngân, cadimi và chì (hầu hết đều là trong nước thải của các ngành công nghiệp). Ăn phải ngao, hến bị nhiễm độc, con người cũng sẽ bị nhiễm độc kim loại gây ra những tổn thương về hệ thần kinh và thậm chí gây ra khuyết tật ở thai nhi.

Những chú ý khi ăn ngao, hến:

Dễ trúng độc: Ngao không tự tiết ra độc tố, nhưng trong thức ăn của trai hến và các loài nhuyễn thể có một số loại tảo chứa chất độc không thể bị phân hủy ngay cả khi đã nấu kỹ, nên người ăn vẫn có thể bị trúng độc. Để tránh bị ngộ độc, tốt nhất nên ngâm ngao hến vài giờ để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải, rồi kỳ cọ sạch vỏ.

Ngao hến không tốt cho người bị bệnh gout:

Ngao là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao, do đó ngao cũng là loại có thành phần purine cao. Chất purine trong cơ thể sẽ được phân giải thành acid uric – nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Vì thế, những người có bệnh gout hoặc tiền sử bị bệnh gout được khuyến nghị không nên ăn nhiều ngao.

Không ăn hoa quả ngay trước hoặc sau khi ăn ngao, hến:

Hoa quả còn ảnh hưởng đến hấp thụ protein, calci trong hải sản. Lượng tannin hoa quả kết hợp với protein, calci sẽ tạo thành calci không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, thậm chí gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa. Cũng không ăn ngao, hến với thực phẩm giàu vitamin C vì dễ gây ngộ độc.

Người đau dạ dày không nên ăn ngao, hến:

Ngao là loại thực phẩm có tính lạnh, không tốt với những người bị đau dạ dày. Nếu vẫn muốn ăn ngao, khi dùng nên ăn thêm một ít gừng tươi để điều hòa.

Tránh ăn ngao nếu bị cảm lạnh:

Cảm lạnh là bệnh phổ biến nhất trong mùa đông xuân do khí lạnh gây ra. Ngao tính hàn nên người bị cảm lạnh kỵ ăn.

Không tốt cho những người bị bệnh thận:

Ngao có tính lạnh và vị mặn nên những người mắc bệnh thận, ăn kém chậm tiêu không nên ăn ngao.
Hoa quả còn ảnh hưởng đến hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể. Lượng tannin hoa quả kết hợp với protein, can xi sẽ tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, thậm chí gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.

Không ăn thực phẩm giàu vitamin C

Cũng giống như các loại hải sản khác, không ăn ngao,hến với thực phẩm giàu vitamin C vì dễ gây ngộ độc.

Nguyên nhân là vì, trong trai, hến thường chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể. Lúc này, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Không nên ăn cùng bia

Không nên ăn ngao, hến và uống bia cùng lúc, bởi sẽ làm tăng tốc hình thành axit uric dư thừa tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm… dẫn tới mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, rất hại cho sức khỏe.

Lưu ý khi chế biến và lựa chọn

Ngao  không tự tiết ra độc tố, nhưng trong thức ăn của trai hến và các loài nhuyễn thể có một số loại tảo chứa chất độc không thể bị phân hủy khi đã nấu kỹ, nên người ăn vẫn có thể bị trúng độc.

Vì vậy, trước khi lựa chọn và chế biến, các bà nội trợ cần lưu ý:

Để tránh bị ngộ độc, tốt nhất nên ngâm ngao hến vài giờ để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải, rồi kỳ cọ sạch vỏ.

Để chọn được trai hến có tươi sống không, cần kiểm tra như sau:

– Dùng tay chạm vào vỏ. Nếu trai tươi sống, vỏ sẽ từ từ khép lại.

– Mùi trai sống thường không quá nồng nặc, hoặc quá tanh. Ngao biển có mùi nước biển nhiều hơn.

– Không nên mua ngao hến vỏ đã bị sứt, giập, vỡ… vì dễ bị nhiễm các vi khuẩn.

– Trai sống và ngon thì khi cầm lên sẽ thấy nặng tay và mình trai dày.

Hến được chế biến thành nhiều món ăn. Nổi tiếng nhất là món cơm hến của Huế. Đặc biệt, hến còn là

một vị thuốc chữa bệnh.

Sau đây xin giới thiệu một số món ăn trị bệnh từ hến để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Chữa dương nuy, ít tinh: Thịt hến 300g, lá hẹ 100g, dầu ăn 50ml, gia vị vừa đủ. Luộc hến lấy phần thịt, lá hẹ rửa sạch thái khúc. Đổ dầu vào chảo, đun nóng, cho hến vào thêm gia vị, xào cho săn, cho lá hẹ vào, đảo đều với hến khoảng 5 phút, bắc ra ăn nóng.

Trị chứng hay đi tiểu đêm: Thịt hến 50g, thịt lợn nạc 100g. Tất cả ninh nhừ, thêm muối vừa đủ. Ăn trong ngày.

Trị trẻ ra nhiều mồ hôi: Trẻ em thường ra nhiều mồ hôi kể cả khi ngủ, khi ngồi yên cũng toát mồ hôi. Mồ hôi ra nhiều là mất nhiều tân dịch, muối khoáng… làm trẻ mệt mỏi, bơ phờ và chán ăn… Cách chữa là chọn hến tươi, mẩy, ngâm vài giờ cho nhả hết chất thải. Luộc chín, lấy phần thịt và nước luộc trên đem nấu canh chua với quả sấu hoặc me, rau thì là hoặc đem nấu cháo cho trẻ ăn. Mỗi lần có thể dùng 20 – 30g thịt hến.

Chữa di tinh, đái đục: Vỏ hến nung, hoàng bá sao, liều lượng bằng nhau. Tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 15g.

Để bồi bổ sức khoẻ, thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền, dùng món canh hến nấu bầu:

Hến sông 2 – 3kg, bầu 1 – 2 quả non. Mỡ, mắm, muối, hành, thì là, gia vị vừa đủ. Hến ngâm trong nước sạch 3 – 4 giờ, đãi sạch đất cát. Luộc hến bằng nước lạnh, khi nước sôi, đảo đều đến khi các con hến đều mở miệng thì tắt bếp, gạn lấy nước luộc hến, đãi lấy thịt để riêng. Đun nước luộc hến đến sôi, thả bầu đã băm hoặc thái chỉ vào đến khi miếng bầu trong, hết đục (hơi sủi tăm) cho hành và thì là thái khúc vào. Đun sôi mỡ, thả hành thái vào phi thơm rồi cho thịt hến vào, cho mắm muối gia vị vừa đủ, đảo đều đến khi thịt hến săn lại. Hến xào để riêng hoặc cho vào canh ăn.

Các món xào từ hến có tác dụng thanh nhiệt, giải khát trừ phiền. Ví dụ như hến xào su hào, củ cải hoặc rau bí. Với món hến xào rau bí: Hến được làm theo các công đoạn như canh hến nhưng vì làm món xào không cần nhiều nước nên cho ít nước khi luộc hến. Rau bí đỏ (lấy ngọn và lá non): Ngọn non và cuống lá được tước bỏ phần xơ, vò nát lá, rửa sạch, thái đoạn 3 – 4 cm. Cho dầu vào chảo, đun nóng, cho hành, tỏi vào, đảo đều cho có mùi thơm; cho rau bí vào, đảo đều, thêm mắm, muối và gia vị, đun rau bí chín kỹ thì cho hến xào vào, thêm ít tỏi đã đập nát, đảo đều mang ra ăn.
Ms. Su Tổng Hợp

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *