Nếu bạn muốn giàu hãy tiết kiệm từ khi còn trẻ

Giàu có là điều ai cũng mong muốn, nhưng nếu bạn chi tiêu quá hoang phí tôi đảm bảo bạn sẽ không bao giờ đạt được điều đó. Và nếu bạn muốn giàu hãy tiết kiệm từ khi còn trẻ.

BẮT ĐẦU TIẾT KIỆM TỪ KHI CÒN TRẺ

Ý tôi không phải là bạn cứ ky bo, chắt bóp để tiết kiệm. Tôi nhận ra rằng nếu có một “con số” thì sẽ dễ dàng hơn nhiều vì bạn không phải suy nghĩ quá nhiều nữa. Số của tôi là 50%. Bất cứ khoản thu nhập nào tôi đều gửi vào tài khoản tiết kiệm một nửa. Tôi không phải nghĩ về nó nữa.

neu ban muon giau hay tiet kiem tu khi con tre
Nếu bạn muốn giàu hãy tiết kiệm từ khi còn trẻ

Tôi biết rằng một phần dành cho thuế, một phần cho VAT và phần còn lại để tiết kiệm. Thỉnh thoảng tôi lại chuyến số dư đó sang tài khoản tiết kiệm thứ hai – một dạng của tài khoán siêu tiết kiệm.

Với tôi đây là cách tiết kiệm đơn giản. Tôi không phải mất quá nhiều thời gian đế suy nghĩ. Tôi hy vọng bọn trẻ sẽ thấy rằng đây là một phương pháp rất dễ thực hiện, một dạng tiết kiệm công sức suy nghĩ. Nhờ vậy, chúng sẽ tích lũy được chút vốn khi vào đại học, hoặc dành cho bất cứ việc gì.
Nếu bạn để riêng sang một bên nhiều hơn mức cần thiết, phần còn lại chính là khoản tiết kiệm của bạn.

Tôi thực sự ước rằng mình bắt đầu tiết kiệm từ khi còn trẻ và được dạy rằng nên làm vậy. Rất nhiều cựu phú nói rằng họ được nhồi nhét chuyện quản lý và tiền bạc từ khi rất nhỏ. Đây dường như là một phần vô cùng quan trọng trong công cuộc làm giàu.

HIỂU RẰNG NHU CẦU TÀI CHÍNH CỦA BẠN SẼ THAY ĐỔI THEO MỖI GIAI ĐOẠN KHÁC NHAU

Nhiều nền văn hoá cho phép có các mối quan tâm trọng điểm khác nhau, chiến lược khác nhau trong các giai đoạn của cuộc đời. Chẳng hạn, cho đến tuổi 20, bạn được xem là thanh niên, có vẻ ngốc nghếch và cần được giáo dục. Từ 20 đến 35 tuổi là giai đoạn kết hôn và xây dựng gia đình.

Tuối 35 đến 55 là thời gian điều hành công việc kinh doanh và gây dựng gia sản. Quãng thời gian còn lại là dành cho việc tâm linh và xa lánh kinh doanh, buôn bán.

Mỗi giai đoạn cuộc đời có những định hướng khác nhau, chiến lược làm việc khác nhau 

Về cơ bản, nhu cầu tài chính của bạn thay đổi theo thời gian, phản ánh những gì đang diễn ra của mỗi giai đoạn trong cuộc đời và lựa chọn cách sống của bạn tại thời điểm đó.

Bạn sẽ cần nhiều tiền hơn khi xây dựng gia đình, nhưng cũng là thời điếm bạn thường giải quyết tốt các thách thức nhỏ.

Đến khi bọn trẻ vào đại học chắc chân là bạn cần nhiều tiền hơn nữa hoặc đứa con thân yêu sẽ không đủ chi tiêu trong những quán bar của sinh viên mỗi tối. Và khi nghỉ hưu, nhu cầu của bạn sẽ lại giảm xuống – trừ khi bạn dự định tiêu hết trong những chuyến du lịch đắt đỏ.

Quy tắc này là để xem xem bạn đang ở đâu và cần gì. Và nhờ vậy các điều kiện đang chi phối nhu cầu của bạn sẽ thay đối. Bạn cũng phải tính đến những tình huống khác nhau.
Định hướng trước điều này trong đầu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Hãy suy nghĩ thấu đáo và dự kiến nhu cầu và thay đổi có thể xảy ra trong tương lai.

Vậy, hãy làm một bài tập nhanh. Bạn đang ớ trong giai đoạn nào của cuộc sống? Bạn cần bao nhiêu tiền? Giai đoạn tiếp theo là gì? Bạn sẽ cần bao nhiêu? Dù đã quá trễ nhưng bạn có thể tiết kiệm ngay từ bây giờ.

Sudo Làm Giàu

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *