Những bức ảnh về sự biến đổi môi trường sống ở Việt Nam

Khí hậu khắc nghiệt, lụt lội, khô hạn thường xuyên xảy ra và ngày càng khốc liệt là thông điệp mà các bức ảnh truyền tải.

Bức ảnh nằm trong bộ ảnh

Các bức ảnh được chọn ra trong số hơn 1.000 ảnh tham dự cuộc thi sáng tác ảnh về môi trường do Tổng cục Môi trường tổ chức và trao giải sáng 4/4 tại Hà Nội. Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đánh giá “Một bức ảnh, một tiếng nói, một hành động đơn lẻ nếu được kết nối với nhau sẽ cùng tạo nên sự thay đổi lớn trong nhận thức và hành động của cộng đồng đối với môi trường”.

Bức ngăn màu xanh của Phạm Xuân Luynh là một trong những tác phẩm đoạt giải nhì cuộc thi. Ảnh chụp tại Mũi Né (Bình Thuận) với lời chia sẻ của tác giả “Cứ mỗi mùa mưa bão về là quê tôi lại ngập trong cát. Và rồi tắc nghẽn giao thông vì cát lở”.

Hà Nội những ngày lụt khắp phố phường năm 2008.

Con người giữa trời biển của Phạm Văn Thành. Hành động của con người đã thải vào môi trường nhiều chất độc hại, gây ô nhiễm, nạn tàn phá rừng…góp phần làm thay đổi hệ sinh thái.  Ảnh chụp bên bờ biển phường Đức Long, Phan Thiết, Bình Thuận vào năm 2014.

Cụ bà người Hre kể lại trong nước mắt trước một quả đồi cháy rụi tại xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi. Sau khi thu hoạch gỗ keo, con cháu cụ bận chưa đốt rẫy, hôm lên thăm rẫy, cụ thấy mọi thứ đã khô queo. Cụ đốt ở đầu ngọn gió. Gió cuốn, kéo ngọn lửa nhỏ bùng lên thành rừng lửa thiêu rụi cả rẫy keo non và hoa màu liền đó. Đám cháy đã tàn nhưng màu khói đen vẫn che mờ cả mặt trời.

Trẻ em ở xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận múc từng ca nước ở dòng suốt sắp khô cạn để tắm.

Tình trạng khô hạn của hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Mùa khô là nỗi ám ảnh với người dân nơi đây. Khi hồ cạn nước, không khí nóng bức vô cùng.

Tàn phá thiên nhiên, để rồi con người lại nỗ lực khắc phục hậu quả do chính bàn tay mình gây ra. Công nhân đang kiểm tra quá trình phát triển của cây dương sau khi trồng.

Công nhân dọn vệ sinh tại con đường rừng vắng vẻ, ít người qua lại tại Tp Đà Lạt.

Ba bé gái người Bình Thuận “Nguyện cầu” trước con rùa biển bị chết vì nước ô nhiễm. Đây là loài vậy quý mà ngư dân xem như thần linh nhưng cũng bị con người đánh bắt gần hết.

Bộ đội biên phòng cùng người dân xã Kim Đông (Kim Sơn, Ninh Bình) ươm giống cây Vẹt, trồng thêm rừng ngập mặn chắn sóng ven biển.

Những đứa trẻ nô đùa trong bể bơi do đỏ ngầu bùn đất do người dân tự làm giữa mùa hè trên cao nguyên đá Mèo Vạc (Hà Giang).

Theo vnexpress.net
Từ khóa tìm kiếm: tong cuc moi truong, hanh dong cua con, con nguoi da,

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *