Những cách giúp cá không chết khi bị mất điện

Một trong những điều tệ nhất mà không người nuôi cá nào muốn gặp phải là bể cá bị mất điện. Cho dù chỉ trong một giờ hay nhiều ngày, điều này vẫn có thể hủy hoại bể cá của bạn và có thể giết chết những chú cá nếu bạn không kịp thời có những bước “chữa cháy” trong thời gian cúp điện.

Hinh anh: Lam the nao de cap cuu giup ca khong chet khi mat dien

Làm thế nào để cấp cứu giúp cá không chết khi mất điện?

Tình huống này có thể khiến những người mới nuôi cá cảm thấy e ngại, nhưng sẽ chẳng có điều gì xảy ra nếu bạn đã có sự chuẩn bị để cứu hồ cá khi mất điện.

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện các bước và thủ thuật khi có sự cố mất điện xảy ra.

Rút phích cắm của bộ lọc

Một số bộ lọc tràn, đặc biệt là các mẫu cũ, có thể hút nước từ bể cá và rò rỉ lượng nước này ra khỏi bộ lọc khiến cho lượng nước bị hao hụt.

Ngoài ra, các chất độc hại như amoniac và hydrogen sulfide có thể tích tụ trong bộ lọc của bạn nếu bị mất điện trong một thời gian dài. Khi có điện trở lại, các chất này sẽ bị đưa trở lại vào bể cá của bạn và có thể làm chết những sinh vật trong bể, đặc biệt là các loài nhạy cảm như tôm kiểng.

Hinh anh: Viec dau tien can lam khi mat dien la rut phich cam cua bo loc

Việc đầu tiên cần làm khi mất điện là rút phích cắm của bộ lọc

Để tránh trường hợp này, bàn cần rửa sạch bộ lọc và tất cả các phụ kiện của nó trước khi khởi động lại.

Bước tiếp theo bạn cần làm là bảo vệ bộ lọc sinh học bằng cách đặt các bộ phận như bánh xe sinh học, đá ceramic trong bể và để chúng chìm dưới nước.

Đối với bộ lọc dạng nhỏ giọt, bạn cần đổ nước trong đó đi và bọc lại bằng túi nhựa để giữ ẩm cho thiết bị. Còn đối với bộ lọc tầng sôi, bạn cần duy trì ¼ – ½  nước trên cát và tháo toàn bộ nước ra khỏi bộ lọc.

Nếu trong khoảng thời gian từ lúc điện mất cho tới khi có lại mà bạn không có ở nhà, bạn cần thay nước 25-50% nước trong bể để hạn chế rủi ro do các độc tố tích tụ trong bộ lọc của bạn khi mất điện.

Cung cấp oxy cho bể cá

Bước tiếp theo là cung cấp oxy cho bể cá của bạn. Hoặc bạn cũng có thể tạo dao động cho nước để sản xuất mức oxy tối thiểu dành cho cá. Cách tốt nhất là bạn nên sử dụng pin dự phòng cho máy bơm để phòng trường hợp như thế này.

Các loại máy sủi khí oxy chạy pin có giá dao động từ khoảng 50.000 đến 1.500.000 đồng tùy thuộc vào hãng sản xuất. Một số loại có đi kèm một bộ sạc điện, vì vậy khi pin yếu đi, bạn có thể sạc lại nó nếu bạn có một máy phát điện.

Có hai loại máy bơm sử dụng pin: loại chạy pin D-cell và loại chạy pin cục 12 volt.

VS 960 là loại máy sủi oxy dùng pin được nhiều người đánh giá cao.

May sui oxy chay pin VS 960
Máy sủi oxy chạy pin VS 960
– Giá bán: 152 nghìn vnđ (đã giảm giá 16%)
– Máy chạy bằn nguồn pin AA
– Dùng dự phòng khi bị mất điện thời gian kéo dài

Xem thêm

Nếu bạn không có pin dự phòng, bạn có thể dùng phương pháp thủ công để cứu hồ cá khi mất điện. Bạn cần một chiếc cốc hoặc xô nhỏ và đổ đầy nước vào đó. Sau đó, từ khoảng cách khoảng 15cm so với mặt nước trong bể, bạn đổ cốc/xô nước vào để tạo bong bóng.

Một cách sáng tạo khác mà nhiều người nuôi cá đang áp dụng là gắn ống khí với một máy bơm đạp chân. Sau đó, họ lắp một airstone ở đầu bên kia và đạp cho máy bơm chạy trong vài phút để tạo ra oxy.

Trong trường hợp bạn không thể thực hiện theo các phương pháp trên, bạn có thể tạo oxy bằng cách đơn giản nhất là dùng tay hoặc một chiếc que để khuấy nước trong hồ.

Hãy luôn nhớ rằng: Điều tồi tệ hơn cả khi mất điện là sự suy giảm  hàm lượng oxy trong bể cá của bạn.

Duy trì nhiệt độ nước

Điều tiếp theo cần làm để cấp cứu cá cảnh khi mất điện là duy trì nhiệt độ nước của hồ. Thủy tinh là một vật liệu cách điện kém nên nhiệt độ nước sẽ bị giảm nhanh.

Thiết bị đo nhiệt độ nổi bật:

May do nhiet do nhiet ke dien tu be ca
Máy đo nhiệt độ, nhiệt kế điện tử bể cá
– Giá bán: 255 nghìn vnđ
– Thiết kế nhỏ gọn; siêu mỏng; thời trang
– Đồng hồ kỹ thuật số hiển thị ngay trên bề mặt
– Thích hợp Sử dụng cho bể cá nuôi tại nhà

Xem thêm

Trong mùa đông lạnh quá trình này có thể xảy ra nhanh chóng và gây nguy hiểm cho những chú cá. Chúng sẽ tự điều chỉnh giảm thân nhiệt mình từ từ để thích nghi,  nhưng không thể giảm nhanh như môi trường bên ngoài được.

Điều nhanh nhất bạn có thể làm để cứu cá sắp chết do mất nhiệt là đặt một tấm chăn lên phía trên và xung quanh bể cá.

Hinh anh: Nhiet ke do nhiet do nuoc trong be ca

Nhiệt kế đo nhiệt độ nước trong bể cá

Hãy chắc chắn rằng bóng đèn trong bể đã được tắt hoặc tháo ra. Đặc biệt là nếu bạn sẽ không thể về nhà trước lúc có điện trở lại, bởi sức nóng từ bóng đèn có thể tạo ra một đám cháy trên tấm chăn.

Nếu bạn có bất kỳ nguồn tạo nhiệt nào có thể thay thế cho điện như khí đốt, dầu hỏa, củi, … bạn cũng có thể làm nóng nước với một chiếc chảo trong vài phút. Nhưng cần nhớ là không nóng đến một điểm sôi, nếu không những chú cá của bạn sẽ bị … chín.

Bạn cần sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước trong chảo và sau đó đổ lượng nước này vào bình nhựa hoặc lọ thủy tinh và đặt vào bể cá. Đây là một hình thức ”câu giờ” và bạn cần phải thực hiện nhiều lần trong thời gian mất điện để ngăn nhiệt độ trong bể thay đổi quá nhanh.

Nếu muốn chắc ăn hơn, bạn có thể áp dụng cách phủ kín toàn bộ hồ. Cách này không quá phức tạp mà lại là một trong những biện pháp tốt nhất để giảm sự mất nhiệt ở mức tối thiểu.

Bạn cần mua Styrofoam (polystyrene) – một loại nhựa mềm, nhẹ, thường màu trắng, dùng để giữ nhiệt. Sau đó, cắt Styrofoam  theo kích thước phù hợp với hồ cá của bạn và dán các mép lại. Cách làm này sẽ giúp ngăn không khí lạnh tràn vào và làm giảm nhiệt độ của nước.

Một cách khác cũng khá hay ho là bạn có thể sử dụng chăn lưới giữ nhiệt (thermal blanket) – kiểu chăn có kết cấu đan theo dạng mắt lưới. Cách này thì đắt hơn nhưng lại khá thuận tiện, vì nó thường được sản xuất theo cuộn và bạn chỉ cần cắt nó đúng kích thước là được. Chăn lưới giữ nhiệt thường được sử dụng để giữ nhiệt cho nước trong bể cá, đặc biệt là trong trường hợp bạn đặt hồ cá của mình ở dưới tầng hầm lạnh.

Sử dụng màng bọc cũng là một cách giữ nhiệt tốt cho hồ cá của bạn. Loại vật liệu này có thể dễ dàng tìm thấy ở mọi cửa hàng.

Bạn cũng cần lưu ý cách nhiệt phần đáy của bể cá. Ngay cả khi nó được lót bằng một mảnh gỗ mỏng hoặc đế kim loại, thì bạn cũng cần cách nhiệt phần đáy nếu ngân sách cho phép. Bạn cần đục một lỗ ở đỉnh bể cá để gắn ống khí, cách này sẽ giúp thông khí trong bể  khi không có điện.

Lưu ý: Việc tránh tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột là một điều cực kỳ quan trọng đối với người nuôi cá cảnh, điều này sẽ giúp giảm những thiệt hại cho cá khi có sự cố mất điện.

Lưu ý khác

Ngoài ra, còn có một số lưu ý khác về bể cá mà bạn cần biết khi mất điện:

– Bạn không nên cho cá ăn lúc này. Thực ra, cá có thể sống được mà không cần thức ăn trong vòng 3 – 5 ngày. Nhưng nếu bạn muốn cho chúng ăn, hãy cho một lượng nhỏ. Bởi nếu cá không ăn hết, lượng thức ăn thừa sẽ hút oxy trong bể. Mà bạn biết rồi đấy, lượng oxy trong bể lúc này đã ở mức rất thấp.

Hinh anh: Khong nen cho ca an qua nhieu khi bi mat dien

Không nên cho cá ăn quá nhiều khi bị mất điện

– Một vài loại cá có nhu cầu về oxy rất cao. Vì vậy, để giữ oxy trong bể ở mức cao, bạn có thể nhốt riêng những chú cá này vào một chỗ khác.

Lưu ý: Không bao giờ cho cá ăn quá nhiều hoặc nhốt quá nhiều cá trong bể khi mất điện, nếu không, nguồn oxy lúc này sẽ bị cạn kiệt đáng kể.

– Nếu bạn đang dùng các loại dược phẩm hoặc muối cho bể cá, hãy cất chúng ngay lập tức. Trong trường hợp đã được dự báo trước là sẽ mất điện (do bão chẳng hạn), bạn nên thay 40-50% nước trong bể để ngăn tình trạng nước bị ngâm thuốc.

Nếu điện bị mất đột ngột và bạn không biết khi nào mới có trở lại thì sau 2 tiếng bạn nên thực hiện các thao tác đã hướng dẫn ở trên. Bạn cũng nên liên hệ văn phòng điện lực ở địa phương để biết khi nào có điện trở lại.

Việc mất điện sẽ khiến cho cá bị thiếu khí và các vi khuẩn có lợi. Điều này sẽ khiến cho lượng ammoniac trong nước tăng độ biến, dẫn đến tình trạng cá bị chết.

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *