– Do quan hệ tình dục : 95-98% số người mắc giang mai là do lây nhiễm trực tiếp từ bạn tình khi quan hệ. Da và niêm mạc trên cơ quan sinh dục của người bệnh thường có rất nhiều tổn thương, các tổn thương đó là các vết loét tiết ra nhiều chất dịch có chứa xoắn khuẩn giang mai.
Các tổn thương ở quan sinh dục của người mắc bệnh giang mai thường không gây đau rát, không gây ngứa, không ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt, vì vậy người mắc bệnh thường không biết vì thế tiếp tục quan hệ và lây truyền cho những người khác, khiến giang mai trở thành bệnh có tính lây nhiễm cao. Ngoài ra, các tiếp xúc khác như quan hệ đường miệng cũng có thể khiến bệnh phát triển ở môi miệng, lưỡi, cổ họng, tay và các bộ phận khác.
– Viêm nhiễm gián tiếp : Mặc dù con đường lây nhiễm này không phổ biến nhưng nó cũng có thể xảy ra. Đó là khi có sự tiếp xúc với những vật dụng mà người bệnh đã sử dụng như: đồ lót, quần lót, giường ngủ, khăn mặt, dao cạo, khăn tắm, bồn tắm…Các dụng cụ này có thể chứa xoắn khuẩn giang mai của người bệnh và lây truyền sang cho người khác qua việc dùng chung đồ đạc.
– Lây nhiễm qua truyền máu : Đây cũng là cách truyền bệnh nhanh nhất, nếu người cho máu đang mang các xoắn khuẩn giang mai thi người nhận cũng sẽ mang bệnh. Người bị lây nhiễm này sẽ không mang các biểu hiện giai đoạn đầu của giang mai và trực tiếp có các triệu chứng ở giai đoạn 2 của bệnh.
Bạn đã biết các con đường lây nhiễm chính của bệnh thì sẽ biết mình có nguy cơ mắc bệnh hay không. Tuy nhiên, như bạn đã biết, bệnh có thể không có biểu hiện gì rõ rệt trong thời gian đầu nên rất khó tự chẩn đoán. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Trong trường hợp bạn có nguy cơ phát bệnh, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị tích cực kịp thời.
Chúc bạn vui khỏe!