Người bệnh thường có tâm lý sử dụng ngay paracetamol khi có triệu chứng sốt và cảm cúm. Tuy nhiên, do không cẩn trọng và thiếu hiểu biết nên đã bị ngộ độc do sử dụng quá liều. Việc xử trí khi bị ngộ độc thế nào cho đúng để tránh những hậu quả đáng tiếc là một vấn đề cần được quan tâm.
Paracetamol là loại thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường và phổ biến nhất hiện nay, được bán mà không cần sự kê đơn của bác sĩ. Người bệnh thường có tâm lý sử dụng ngay paracetamol khi có triệu chứng sốt và cảm cúm.
Paracetamol được chuyển hoá ở gan. Liều cao gây độc cho gan do sản xuất ra các hoá chất trung gian ở phạm vi các cytochrom P450. Hoá chất độc chủ yếu là N – acetyl -p.benzoquinone imin. Paracetamol còn gây độc cho thận, cơ tim, tuỵ và cơ vân.
Tên khác: acetaminophen.
Tên biệt dược: Efferalgan, Diantavic (paracetamol + dextropropoxyphen).
Liều độc dược: trên 8g ở người lốn, 100mg/kg ở trẻ em. Đặc biệt nguy hiểm nếu có viêm gan tiềm tàng từ trước, không được phát hiện.
Các nguyên nhân thuận lợi làm cho nhiễm độc paracetamol ở liều thông thường là
Tiền sử mắc bệnh tâm thần.
Mới uống rượu và thuốc an thần.
Dùng paracetamol cùng với thuốc khác.
Bệnh nhân mới bị tụt huyết áp.
Các yếu tố trên làm tăng tác dụng của các hoá chất trung gian hoặc làm mất glutathion từ tế bào hoặc cả hai.
Triệu chứng ngộ độc
Người dùng thuốc sau vài giờ có cảm giác buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Trong vòng 18 – 72 giờ có thể đau bụng kèm theo gan sưng to, sờ thấy gan đau. Nếu không cấp cứu kịp thời thì sẽ dẫn đến suy gan. Người bị suy gan sẽ bị vàng da, hôn mê, đông máu nội mạch rải rác, chảy máu, hạ đường huyết, dẫn tới tử vong.
Nếu làm xét nghiệm, có thể thấy:
Tỷ lệ prothrombin
Creatinin máu > 150micomol/l.
Bệnh não gan, xảy ra chậm từ ngày 3 đến ngày 6.
Toan chuyển hoá.
Nếu xét nghiệm có thể thấy:
Xét nghiệm hoá sinh: GPT tăng 100 lần bình thường.
Phospho máu giảm.
Phospho niệu tăng.
Đường máu có thể hạ.
Xét nghiệm các khí trong máu cho thấy có: toan chuyển hoá kèm theo tăng lactat máu.
Rối loạn đông máu do suy tế bào gan và đông máu rải rác trong lòng mạch.
CK tăng, amylase máu tăng.
Xét nghiệm độc chất
Tìm paracetamol trong máu và nước tiểu. Tuy nhiên nồng độ paracetamol trong máu thấp mà lâm sàng vẫn nặng.
Nguy hiểm nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời
Xử trí thế nào?
Ngay khi uống quá liều paracetamol cần nghĩ ngay đến tình trạng ngộ độc chứ không cần phải đợi đến khi có các triệu chứng bị ngộ độc thì mới xử lý.
Sơ cứu ban đầu cần thực hiện là gây nôn ngay khi mới uống thuốc. Ngoài ra, có thể dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy muối hay nước chè đặc để làm giảm hấp thu lượng độc cho gan.
Nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được xủ lý kịp thời
Làm gì để phòng tránh?
Khi bị cảm cúm, đặc biệt là trẻ em không nên dùng paracetamol để tự điều trị quá 5 ngày, đối với người lớn không quá 10 ngày.Những người bị bệnh gan, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, những người đang bị mất nước (do sốt cao kéo dài), người đang dùng các thuốc chống co giật (điều trị động kinh) phải thận trọng và chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều thông thường giảm sốt cho trẻ là 10 – 15mg/kg cân nặng, ngày uống 3 – 4 lần, và liều tối đa cho trẻ không quá 60mg/kg/ngày. Người lớn mỗi lần uống 500 – 1.000mg, ngày uống 3 lần, không nên quá 3g trong ngày.Riêng đối với người cao tuổi, liều dùng nên thấp hơn do chức năng gan đã kém.
Tuyệt đối không nên uống rượu khi dùng thuốc và uống nhiều loại thuốc cảm cúm cùng một lúc. Khi có biểu hiện ngộ độc, bằng mọi cách phải gây buồn nôn, cho uống than hoạt tính giải độc.
Trong mọi trường hợp đều cần rửa dạ dày nên tốt nhất là đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Blogsudo Tổng Hợp