Bệnh ghẻ ngứa và cách điều trị

Ghẻ ngứa do một loại ký sinh trùng gọi là “cái ghẻ”, Scarcoptes scabiei hominis, gây ra. Đây là một bệnh ngoài da do lây nhiễm, không phải do “nóng gan” sinh ra như nhiều người lầm tưởng.
Cái ghẻ hình bầu dục, đường kính khoảng 1/4mm, trông giống con rùa 8 chân qua kính hiển vi. Cái ghẻ thường hoạt động về đêm, xâm nhập vào lớp sừng của thượng bì, đào hầm (rãnh ghẻ) và đẻ trứng; trứng nở thành ấu trùng sau 3-4 ngày, phát triển thành con trưởng thành trong vòng 20-24 ngày và tiếp tục gây đợt ngứa mới. Do đó, bệnh thường tái phát theo chu kỳ khoảng 3 tuần.

cai ghe

Cái ghẻ – Scarcoptes scabiei hominis 

Ghẻ ngứa chỉ gây bệnh ngoài da, rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác, nhất là ở những nơi kém vệ sinh. Lây truyền chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp (sống chung đụng, bắt tay giao tiếp, quan hệ tình dục…) và ghẻ ngứa cũng được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc với đồ vật (vât dụng cầm tay, quần áo, giường, chiếu, chăn màn…).

ghe ngua

Sang thương bệnh ghẻ ngứa ở các kẽ ngón tay 

Tổn thương đặc hiệu của ghẻ ngứa là các rãnh ghẻ và mụn nước, thường khu trú ở những vùng da non như kẽ ngón tay, cổ tay, lòng bàn tay, quanh rốn, phần dưới bụng, háng, dưới bàn tọa, kẽ hậu môn, bộ phận sinh dục. Sang thương ghẻ ngứa thường không có ở mặt, trừ bệnh nhân HIV/AIDS và một số ít trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Triệu chứng ghẻ ngứa Triệu chứng chính của bệnh là ngứa, thường về đêm. Người bệnh bị ngứa, gãi nhiều, dễ gây chàm hóa sang thương, nhiễm khuẩn thứ phát và  có thể gây biến chứng viêm cầu thận. Đã có trường hợp bệnh nhân ngộ độc vì tự dùng thuốc rầy, thuốc súng để trị ghẻ ngứa! Nếu không đ­ược chẩn đoán và điều trị đúng, bệnh sẽ kéo dài khiến bệnh nhân thường xuyên mất ngủ, lo âu, suy nh­ược thần kinh… và bệnh có thể lây lan trong gia đình, tập thể, có khi bùng phát thành dịch.

Ghẻ ngứa có những đợt tái phát thường xuyên theo chu kỳ sinh trưởng của cái ghẻ do bệnh nhân chưa được điều trị đúng phương pháp. Vì thế, người bệnh cứ lầm tưởng rằng mình bị một bệnh dị ứng nào đó hoặc có thể bị bệnh gan chăng (?) và cố gắng tìm nhiều phương pháp chữa trị khác nhưng vẫn không hết ngứa. Cuối cùng, chỉ là bệnh ngoài da nhưng đã chuyển sang giai đoạn có biến chứng bội nhiễm, chàm hóa.

Điều trị triệt để bệnh ghẻ ngứa Các thuốc điều trị ghẻ ngứa thường có dạng kem, dung dịch, thuốc mỡ, thuốc xịt hay thuốc uống nhưng nhất thiết phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và hướng dẫn sử dụng đúng phương pháp.

Cần thực hiện đúng và đủ các nguyên tắc sau:

Chú ý phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ chóng khỏi và ít lây lan. Không gãi, không tự ý dùng các loại thuốc bôi như: thuốc rầy, thuốc súng, DDT… rất nguy hiểm . 

+ Tắm sạch, lau khô trước khi bôi hay xịt các loại thuốc do bác sĩ chỉ định tùy tình trạng bệnh lý. Thoa, xịt thuốc toàn thân, từ cổ đến chân , tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể thoa thuốc 2-3 lần mỗi ngày, liên tục trong 10-15 ngày.

+ Quần áo, mùng, mền, chiếu, gối nên giặt tẩy thật sạch; có thể trụn nước sôi, phơi nắng cho thật khô, ủi nóng trước khi mặc… để diệt hết cái ghẻ và trứng, đề phòng tái nhiễm hoặc lây lan bệnh. Tránh dùng chung quần áo và các vật dụng cá nhân.

+ Phải để thuốc tiếp xúc với da đủ thời gian. Đa số các thuốc được yêu cầu để tiếp xúc 24 giờ đối với người lớn, 12 giờ đối với trẻ em và phụ nữ mang thai; sau đó, tắm rửa sạch sẽ lại bằng xà phòng.

+ Bệnh có thể tái phát từng đợt theo chu kỳ 3 tuần do trứng còn sống sót và phát triển thành cái ghẻ trưởng thành. Bắt buộc điều trị lại theo đúng phương pháp.

+ Phải điều trị đồng thời cho tất cả mọi người cùng bị ngứa đang sinh hoạt, chung sống trong gia đình, lớp học, ký túc xá… tránh tình trạng tái lây nhiễm lẫn nhau.

Tóm lại, ghẻ ngứa chỉ đơn giản là một bệnh ngoài da do nhiễm ký sinh trùng cái ghẻ. Bệnh rất thường gặp, rất hay lây, khó điều trị triệt để nhưng bệnh nhân và cả thầy thuốc cũng rất dễ không thừa nhận vì nhiều lý do! Bệnh có thể có biến chứng, ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Việc điều trị ghẻ ngứa thường khó khăn do ta dễ bỏ qua chẩn đoán, bệnh lại có  nhiều đợt tái nhiễm liên tục rất dễ nhầm lẫn với những bệnh cảnh khác.

Lâm sàng bệnh ghẻ nước 

I- Đại cương 

Ghẻ ngứa là bệnh da rất lây, phổ biến ở VN. Nguyên nhân do KST Sarcoptes scabiei gây ra. Triệu chứng đặc trưng là mụn nước ở vùng da non và ngứa nhiều về đêm

II- Dịch Tễ 

Bệnh thường gặp ở trẻ em và phụ nữ. Nông thôn 7,6%, thành thị 5%

Điều kiện sinh học của cái ghẻ

-Con cái ghẻ gây bệnh, con đực nhỏ hơn, chết sau khi giao phối 2 ngày

-Con cái dài 400µ, thời gian sống 30 ngày, vài giờ sau khi đào hầm thì đẻ trứng, trứng phát triển thành ấu trùng và trưởng thành trong vòng 10 ngày

-Cái ghẻ họat động về đêm, chết khi rời ký chủ 3-4 ngày, chết ở nhiệt độ 600

Đường lây truyền

-Trực tiếp người –người: chủ yếu

-Gián tiếp: quần áo, chăn màn, đồ dùng cá nhân

-Lây qua đường tình dục

-Bệnh rất dể lây, có thể phát thành dịch địa phương

III Lâm sàng 

Thời kỳ ủ bệnh: 2 tuần (8-10 ngày)

Triệu chứng

-Triệu chứng cơ năng: chủ yếu là ngứa

Ngứa nhiều về đêm, Xung quanh có nhiều người bị ngứa. Ngứa ở vùng da non. Mức độ ngứa tùy cơ địa mỗi người

-Triệu chứng thực thể: có 3 nhóm triệu chứng.

+Nhóm Tc có giá trị chẩn đoán:

Rãnh ghẻ: màu nâu, ngoằn ngoèo dài vài mm, hơi cộm, tận cùng có mụn nước

+Nhóm Tc giúp chẩn đoán:

Mụn nước: mọc rải rác, chứa nước trong

Sẩn cục hoặc sẩn mụn nước: cứng chắc màu đỏ, có thể có mụn nước trên đầu, thường gặp ở trẻ em

+Nhóm tc không đặc hiệu nhưng thường gặp:

Vết cào gãi

Vết chàm hóa

IV- Biến chứng 

-Chàm hóa: Do cái ghẻ hoặc thuốc bôi

-Viêm da mũ: Thường ở trẻ em vệ sinh kém, do liên cầu, có thể lan ra đầu và lưng. Có thể chốc hóa, VNL, nhọt, viêm hạch

-Tăng sừng dưới móng

-Tiểu đản bạch

-Viêm cầu thận cấp: do cảm ứng với độc tố của cái ghẻ hoặc do vi trùng bội nhiễm

V- Chẩn đoán:
-Chẩn đoán xác định: Tìm thấy cái ghẻ ở sang thương 100%.

-Chẩn đoán phỏng định: 90%

-Tính chất tổn thương

-Vị trí sang thương

-Triệu chứng ngứa về đêm

-Dịch tể học

VI- Các dạng lâm sàng 

1 Ghẻ thông thường

2 Ghẻ bội nhiễm

3 Ghẻ chàm hóa

4 Ghẻ ở trẻ em

5 Ghẻ tăng sừng ( ghẻ Nauy):

Sang thương có phủ lớp mài dày, tăng sừng

Ngứa dữ dội hoặc không ngứa

Lật mài lên có rất nhiều cái ghẻ

Bệnh rất lây

6 Ghẻ ở Bn HIV/AIDS: chiếm 27,3% ở người nghiện ma túy có HIV(+)

7 Ghẻ có bóng nước

1 Nguyên tắc điều trị:

– Phải chẩn đoán sớm và điều trị sớm, thích hợp để tránh biến chứng và lây lan cho cộng đồng.

-Điều trị cho người tiếp xúc tránh tái nhiễm

-Vệ sinh đồ dùng cá nhân tránh lây lan cho cộng đồng và tránh tái nhiễm

-Bôi thuốc đúng cách

-Nếu chàm hóa, bội nhiễm thì điều trị chàm hóa và bội nhiễm trước

2. Thuốc điều trị:
2.1 Điều trị tại chổ:

Gamma benzene hydrochloride 1% (Lindana)

Permethrine 5% (Elimite)

Benzoate de benzyl 25% (Ascabiol)

Esdepallethrine (Spagal) dạng phun sương:cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ

Diethylphtalate (DEP)

Mỡ Lưu hùynh: dùng cho Trẻ em.

Crotamiton ( Eurax )

Đông Y: lá đắng, lá ba chạc, lá xoan, lá cúc quì, bạch đàn, bôi dầu ép hạt máu chó.

Cách bôi thuốc:

-Tắm với thuốc tím pha loãng 1/10.000, nước ấm

-Vuốt xà phòng khắp người, rửa sạch với thuốc tím pha loãng ấm

-Bôi thuốc khắp cả người từ cổ xuống chân, ngày 1 lần vào buổi tối, mặc quần áo sạch, 24h sau mới tắm

-Tùy lọai thuốc, bôi liên tục cho đến khi khỏi. Cần thiết bôi thêm 2 tuần để ngừa tái phát

2.2 Điều trị tòan thân: 

Chống ngứa: dùng kháng H1

An thần

Kháng sinh ngừa bội nhiễm

Thuốc điều trị ghẻ toàn thân: Ivermetin 200µ/kg/ngày × 2 đến nhiều ngày

2.3 Theo dõi điều trị: 

-Điều trị tốt: 3-5 ngày sau không nổi sang thương mới, ngứa có thể tồn tại trong 2 tuần

-Những trường hợp sau phải điều trị lại:

+Ngứa trên 2 tuần

+Nổi sang thương mới

+Điều trị không đúng phương pháp

VIII- Phòng bệnh:

Cá nhân:

Vệ sinh cá nhân hằng ngày

Tránh tiếp xúc với người bị ghẻ (bắt tay, ngủ chung, giặt và phơi đồ chung)

Nếu mình bị ghẻ tránh tiếp xúc với người xung quanh, dùng đồ đạc riêng.

Đi khám sớm

Gia đình:

Khi có người trong gia đình bị ngứa phải kiểm tra và đi khám ngay

Vệ sing mùng màn, chăn chiếu, đồ dùng cá nhân

Cộng đồng:

Điều trị cả người tiếp xúc

Tuyên truyền tránh lây lan thành dịch

Tổ chức khám phát hiện ghẻ trong cộng đồng nhất là trong nhà trẻ, doanh trại, trại giam, KTX, viện dưỡng lão…

Các bạn xem thêm thông tin về bệnh ghẻ bài sau:

Khi bị mắc bệnh ghẻ, triệu chứng ban đầu xuất hiện chỉ là một vết đỏ, hơi nhô lên và ngứa dữ dội. Tiếp theo là sự hình thành các nốt, bọng nước nhỏ, rồi các nốt và bọng nước nhỏ này bị vỡ ra ở trên bề mặt của da khi người bị chúng sẽ có cảm giác rất khó chịu

Ghẻ là một bệnh do côn trùng gây nên. Bệnh thường được ghi nhận ở những nơi có quần thể dân cư sống đông đúc, chật chội, điều kiện vệ sinh thấp kém, ăn ở không sạch sẽ… Trẻ con là đối tượng có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh ghẻ nhất. Cùng tìm hiểu thêm về bệnh ghẻ này nhé.

Đặc điểm của loài ghẻ

Ghẻ có tên khoa học Sarcaptes scabiei gây triệu chứng ngứa trên da người và thường được gọi là bệnh ghẻ. Nhiễm bệnh ghẻ được phát hiện phổ biến và lưu hành khá rộng rãi ở khắp nơi trên toàn cầu.

Ghẻ có kích thước nhỏ khoảng 0,2 – 0,4mm và gần như không thể thấy bằng mắt thường. Trên thực tế, hầu như toàn bộ đời sống của ghẻ ký sinh ở trên da và trong da của con người. Để sinh trưởng, phát triển và đẻ trứng; ghẻ đào những đường ngầm quanh co trong mặt da. Những đường ngầm này mỗi ngày dài thêm khoảng từ 1 – 5mm và có thể nhìn thấy ở trên da những đường xoắn mỏng dài chừng một vài milimét (mm) đến một vài centimét (cm). Thời gian phát triển từ trứng đến ghẻ trưởng thành ít nhất có thể mất khoảng 2 tuần lễ.

Những ghẻ cái có thể sống ký sinh trên cơ thể người từ 1 đến 2 tháng. Nếu rời khỏi cơ thể vật chủ ký sinh, ghẻ chỉ có khả năng sống được vài ngày. Ghẻ có đặc điểm thường ký sinh ở những chỗ da mỏng và có nếp gấp như các kẽ ngón tay, cạnh bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, nếp gấp đầu gối, dương vật, vú và bả vai. Ở trẻ con, ghẻ cũng có thể thấy ở mặt và các nơi khác.
Sự lây truyền bệnh và triệu chứng

Ghẻ thường lây truyền trực tiếp do việc tiếp xúc gần gũi giữa con người với con người như những người cùng ngủ chung một giường.

Hầu hết sự lây truyền bệnh ghẻ xảy ra mang tính chất gia đình vì nếu một thành viên trong nhà bị bệnh ghẻ thì khả năng những người khác trong gia đình sẽ bị mắc bệnh ghẻ theo.

Khi bị mắc bệnh ghẻ, triệu chứng ban đầu xuất hiện chỉ là một vết đỏ, hơi nhô lên và ngứa dữ dội. Tiếp theo là sự hình thành các nốt, bọng nước nhỏ, rồi các nốt và bọng nước nhỏ này bị vỡ ra ở trên bề mặt của da. Do ngứa nên người bị mắc bệnh ghẻ thường phải gãi ngứa dẫn đến chảy máu và dịch trong các bọng ghẻ, làm ghẻ có điều kiện phát tán.

Việc gãi ghẻ nhiều, thường xuyên và triền miên gây ra sự bội nhiễm hay nhiễm trùng thứ phát như nhọt đầu đinh, nhọt mủ, eczema. Một đợt ghẻ xâm nhập ào ạt điển hình gây nên dị ứng có thể phát triển ở trên những vùng của cơ thể mà thông thường không bị nhiễm ghẻ như vùng mông, xung quanh thắt lưng, bả vai.

Khi mới bị nhiễm ghẻ, triệu chứng ngứa và lan rộng chưa rõ ràng, sau khoảng từ 4 – 6 tuần thì triệu chứng lâm sàng mới xuất hiện rõ. Đối với những người mới bị nhiễm ghẻ lần đầu tiên thì sự phát triển lan rộng có thể chỉ vài ngày.

Phương pháp thông thường xác định sự nhiễm ghẻ là dùng mũi dao nhọn, nhỏ để cạy phá vài chỗ da bị nhiễm bệnh, lấy bệnh phẩm chuyển sang một phiến lam kính và soi trên kính hiển vi để phát hiện. Có thể dùng dầu mỏ để thu thập và kiểm tra sự nhiễm ghẻ. Một phương pháp khác là dùng mực viết bôi vào vùng da bị nhiễm bệnh và sau đó rửa sạch đi, kiểm tra sẽ phát hiện ra các hang ghẻ ký sinh.

3

Cách điều trị bệnh ghẻ

Gần đây, thuốc Ivermectin, một loại thuốc dùng để điều trị nang sán và giun chỉ bạch huyết được phát hiện cũng có tác dụng điều trị đối với bệnh ghẻ. Thuốc được điều trị bằng liều độc nhất 100 đến 200µg cho 1 kg trọng lượng cơ thể.

Phương pháp điều trị quy ước là sử dụng các loại hóa chất diệt côn trùng thông thường như Benzyl benzoat 10% dạng nước xức, Lindane 10% dạng nước xức, Crotamiton 10% dạng kem và Permethrin 5% dạng kem. Permethrin là loại hóa chất hiện tại được khuyến cáo sử dụng để điều trị bệnh ghẻ vì nó có tác dụng tốt và ít tác dụng phụ.

Sau khi điều trị thành công, đôi khi triệu chứng ngứa vẫn còn tiếp tục xảy ra nhưng rồi cuối cùng sẽ hết hoàn toàn. Các loại hóa chất có thể sử dụng để xức trên da ở tất cả các phần của cơ thể từ cổ trở xuống, không chỉ ở những chỗ bị ngứa.

Nguyên tắc sử dụng để có hiệu quả là sau khi xức hóa chất, ngày hôm sau mới được rửa đi. Người được điều trị có thể mặc áo quần khoảng sau 15 phút để hóa chất có thời gian khô đi. Hầu hết những phương pháp điều trị đều cho đáp ứng tốt, bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng đôi khi cũng cần điều trị đợt hai cách một thời gian sau đó khoảng từ 2 –  7 ngày.

Một điều cần thận trọng là không nên điều trị bằng thuốc hóa chất diệt côn trùng quá nhiều vì sẽ bị ảnh hưởng bởi độ độc của một số hợp chất. Vì ghẻ là một bệnh lây lan có tính chất gia đình nên việc điều trị cho cả nhà là vấn đề cần thiết để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh ghẻ.

(Blogsudo Tổng Hợp)

Từ khóa tìm kiếm: ghe la mot benh, bi mac benh ghe, nhiem benh ghe, phat hien, ghe ky sinh, ky sinh, da, nhung duong ngam, da nhung duong, nhung, su lay truyen benh, tinh chat gia dinh, ghe trieu chung, bong nuoc nho, ung co the, the, moi bi nhiem ghe, trieu chung ngua, su nhiem ghe, nhiem ghe, da bi nhiem benh, dung de dieu tri, tac dung, dieu tri, dieu tri bang, loai hoa chat, hoa chat diet con trung,

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *