Cách tập cho bé tự ngủ

Tập để bé tự ngủ chưa bao giờ đơn giản và nó thực sự đòi hỏi bạn phải thật kiên nhẫn. Hãy thực hiện tuấn tự từng chút một và thậm chí nếm mùi thất bại để trẻ có được thói quen tự đi ngủ.



Có thực sự cần thiết phải cho trẻ tự ngủ

Có thể bạn đã quen với việc bồng bế và dỗ dành cho con vào giấc ngủ nên khi đặt bé ra ngủ một mình dường như là điều khó khăn vô cùng đối với cả hai mẹ con. Nhưng cũng giống như những kỹ năng khác, trẻ 3-6 tháng tuổi cần phải trải qua những quảng thời gian tập luyện mới có thể thành công.

Một khi đã biết tự điều khiển giấc ngủ của chính mình, bé sẽ luôn đi ngủ đúng giờ để đảm bảo đồng hồ sinh học của con mình vẫn luôn chạy tốt. Mỗi lúc thức dậy giữa đêm, bé tự mình ngủ trở lại mà không quấy khóc  một giấc ngủ bình yên từ đêm tới sáng thế này sẽ giúp hocrmone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn. Nhờ đó bé sẽ phát triển tốt hơn cả về trí não lẫn trí tuệ. Quan trọng hơn, đây chính là cách để trẻ học bài thích nghi xã hỗi để sẵn sàng bước vào môi trường mới như lớp học

Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?</strong>

Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi (trẻ sơ sinh) gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú . Trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ) không thức giấc khi được 3 tháng tuổi hay khi được khoảng 6 ký. Thông thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé  ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản…có thể phải cho bú thường xuyên hơn.

Các giai đoạn của một giấc ngủ

Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay vẫn có những cử động. Có 2 loại giấc ngủ:

Giấc ngủ nhanh (REM – rapid eye movement : cử động mắt nhanh)

Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Tức là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ. Trẻ lớnvà người lớn ngủ ít hơn nhưng ngủ REM cũng ít hơn.

Giấc ngủ chậm (Non-REM – Non- rapid eye movement: không cử động mắt nhanh):

 Có 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: buồn ngủ – mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.

Giai đoạn 2: ngủ lơ mơ – trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu “è è”

Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động

Giai đoạn 4: ngủ rất sâu – trẻ im lặng và không cử động

Giấc ngủ của bé sẽ diễn tiến theo chu kỳ, bắt đầu tuần tự từ giai đoạn 1, sau đó chuyển sang giai đoạn 2, giai  đoạn 3, giai đoạn 4, rồi quay lại giai đoạn 2, rồi chuyển sang ngủ REM. Trong một giấc ngủ có thể có vài chu kỳ ngủ trên. Trong vài tháng đầu, trẻ có thể  thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại.

Trẻ sơ sinh tỉnh giấc như thế nào?</strong>

Trẻ sơ sinh cũng có nhiều kiểu tỉnh giấc khác nhau. Nếu trẻ sơ sinh thức giấc vào cuối của chu kỳ ngủ thì trẻ sẽ bắt đầu giai đoạn tỉnh giấc yên lặng. Trong giai đoạn này, trẻ vẫn yên lặng dù đã tỉnh táo và nhận thức được môi  trường xung quanh. Trong giai đoạn tỉnh giấc yên lặng, trẻ có thể nhìn mọi vật hay nhìn chăm chú vào một vật và đáp ứng với âm thanh và động chạm. Giai đoạn này thường sẽ chuyển sang giai đoạn tỉnh giấc hoạt động. Trong giai đoạn này, trẻ cũng chú ý đến mọi tiếng động và hình ảnh nhưng có cử động.

Sau giai đoạn này là giai đoạn khóc. Bé cử động nhiều hơn và có thể khóc lớn. Bé có thể bị tăng kích thích trong giai đoạn khóc này. Bạn phải làm bé dịu đi bằng cách ôm bé sát vào người hay quấn bé trong một cái khăn/mền.

Tốt nhất là bạn cho bé bú trước khi bé bước sang giai đoạn khóc. Trong giai đoạn khóc, bé có thể quá “cáu” (quá  khó chịu) nên không chịu bú. Đối với trẻ sơ sinh, khóc là dấu hiệu cuối cùng của đói bụng, sau khi bé đã làm một số dấu hiệu như tìm vú, đưa tay vào miệng…

Tập thói quen ngủ ngoan cho bé

Ngay từ sáu tuần tuổi, bé đã có  thể học cách ngủ ngoan. Trong độ tuổi này, có vài cách rất hiệu quả để giúp bé ngủ ngon

Nhận biết dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ
Trong sáu đến tám tuần đầu sau sinh, bé không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bạn để bé thức lâu hơn hai giờ, bé sẽ quá mệt mỏi và lại trở nên khó ngủ.

Vì vậy, bạn nên nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng  dưới mắt thâm lại. Bạn đừng lo, bạn sẽ mau chóng có giác quan thứ sáu nhận ra con mình đang buồn ngủ. Nếu bạn nhận thấy bé buồn ngủ thì nên đặt bé vào nôi hay giường.

Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm
Vài bé sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Bạn có thể nhận biết điều này khi nhận thấy bé quẫy  đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm. Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì không chịu ngủ khi mẹ đã ríu mắt rồi. Trong vài ngày đầu sau sinh, bạn không thể thay đổi bé ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy bé khi bé đã được hai tuần tuổi.

Ban ngày, khi bé còn thức:

 Chơi với bé càng nhiều càng tốt.

Nói chuyện và hát cho bé nghe khi cho bú các cữ ban ngày.

Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày.

Không cần “cắt đứt” mọi tiếng ồn thông thường vào ban ngày, như tiếng tivi, radio, máy giặt…

Nếu đang bú mà bé thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.

Ban đêm:

Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm.

Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện  với bé nhiều.

Cần phải dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được hai tuần tuổi, đừng để quá muộn.

Dạy bé tự ngủ

Làm thế nào để con tự ngủ và ngủ ngoan suốt đêm? Một số trẻ có thể tự làm được điều đó khi tới cột mốc phát triển của mình, một số trẻ khác thì cần sự giúp đỡ của mẹ mới có thể làm được.

Khi bé đã được sáu đến tám tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy bé tự ngủ. Bạn nên đặt bé vào nôi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách bạn dỗ bé ngủ trong tám tuần đầu sau sinh rất quan trọng. Nếu bạn cho bé nằm võng hay nằm nôi lắc, đu đưa bé, bế rung bé khi trong tám tuần đầu thì bé sẽ quen và bé sẽ không thể ngủ  nếu không được rung lắc, đu đưa như vậy.

Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên không nên đung đưa bé, không cho bé ngậm núm vú giả để dỗ bé ngủ ngay từ sau sinh. Bạn sẽ thiết lập một “thủ tục” trước khi ngủ cho bé như hát ru, nghe nhạc nhẹ, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu… nhưng cần nhớ rằng bạn sẽ phải làm “thủ tục” này mỗi đêm nên bạn cần chọn “thủ tục” nào vừa thích hợp với bé vừa “khả thi” đối với  bạn.

Bạn có thể bế bé đến khi bé thiu thiu ngủ rồi đặt bé xuống chứ không nên để bé ngủ trên tay mình rồi mới đặt xuống vì sẽ tạo nên thói quen xấu là phải được bế mới ngủ và bé sẽ thức dậy ngay khi bạn đặt bé xuống giường.

Bé sơ sinh giống  như tờ giấy trắng, bé sẽ là một em bé ngoan ngoãn, dễ ngủ nếu bạn không bỏ lỡ thời gian có thể dạy bé thói quen ngủ ngoan. Giấc ngủ của bé không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của bản thân bé mà còn quan trọng với mẹ.

Nếu bé quấy đêm nhiều quá thì bạn cũng sẽ thiếu ngủ và không đủ sức khỏe cũng như tinh thần để chăm sóc bé tốt được. Hãy khôn ngoan lựa chọn cách dỗ bé ngủ thích hợp để cả con và mẹ đều được ngủ ngon.

Mời xem thêm :

1. Cho con bú hay không?<br />
Nhiều trẻ sơ sinh luôn thiếp ngủ khi đang bú mẹ hoặc bú bình. Điều này không xấu, nhưng nó hình thành thói quen xấu cho trẻ, làm con không thể tự ngủ được. Cho nên việc đầu tiên cần làm là tiến hành tách giấc ngủ của con và việc bú sữa ra.

Khi con thức dậy giữa giấc ngủ, có thể con đang bị đói, mẹ cần cho con bú sữa. Sau đó, con lại thức, khóc vì vẫn còn đói, hãy tiếp tục cho con bú. Tuy nhiên, nếu con chỉ đang buồn ngủ, hãy thử bế con đi dạo hoặc nhẹ nhàng đu đưa thay vì cho con bú sữa. Bằng cách này, con có thể đi vào giấc ngủ mà không cần phải ngậm ti. Giúp con tự ngủ bằng cách bế trên tay và đong đưa hoặc cho vào nôi, võng hoặc giường cũi có chế độ rung khá hiệu quả, nhưng không có nghĩa là bắt con chịu đói. Khi con thức giấc và khóc vì đói, con vẫn cần được cho bú sữa đầy đủ.

Vì trẻ sơ sinh cần được cho bú thường xuyên, con có thể có biểu hiện đói và buồn ngủ cùng lúc. Bạn có thể bắt đầu cho con tự ngủ bằng cách đong đưa khi con được vài tháng tuổi, ăn uống tốt và phát triển khỏe mạnh.

Nếu bạn đang dỗ dành con ngủ mà con vẫn khóc, có thể con đang đói, hãy cho con bú, đừng ngại. Bước đầu tiên trong quá trình tách giấc ngủ của con ra khỏi giờ bú sữa chính là cho con đi vào giấc ngủ bằng một cách khác không phải là cho bú. Càng ngày, con sẽ tự ngủ khi được đong đưa, dỗ dành, và chỉ lúc đói, con mới khóc báo hiệu để mẹ cho bú.

2. Dỗ con ngủ 

Một vấn đề phát sinh nữa là, khi bạn dỗ con ngủ bằng cách ôm trên tay đong đưa lắc lư, làm sao để đặt con xuống giường mà con vẫn ngủ say chứ không khóc thét lên phản đối. Trẻ sơ sinh rất nhạy trong những vấn đề này.

Vì vậy, bạn cứ lắc lư dỗ dành con, trước khi con thật sự ngủ, hãy dừng lại và chỉ ngồi im ôm con. Nếu con phản đối, hãy lắc lư tiếp và rồi lại dừng lại. Lặp đi lặp lại như vậy, con có thể đi vào giấc ngủ trong khi vẫn được mẹ ôm trong tay. Thực hiện liên tục trong một tuần hoặc lâu hơn để hình thành thói quen cho con: buồn ngủ khi được mẹ dỗ dành trên tay, đi vào giấc ngủ khi mẹ ngồi im và ôm con.

3. Đặt con xuống giường 

Bước chuyển tiếp từ tay mẹ xuống giường vô cùng khó khăn, đây chính là bước mấu chốt. Nhiều mẹ thất bại vì khi đặt xuống giường, con lập tức khóc ré lên. Sau khi con ngủ trên tay mình, hãy cứ tiếp tục lắc lư hoặc đi dạo quanh một lát. Sau đó dừng lại và vẫn giữ nguyên tư thế ngủ của con (nằm ngửa) cho đến khi con ngủ say.

Nếu con phản đối, hãy lắc lư một chút trong vòng tay của mình trong lúc mẹ vẫn ngồi yên. Thực hiện điều này liên tục trong một tuần để con làm quen với bước này. Tiếp theo đó là khẽ khàng đặt con xuống giường hoặc cũi, hai tay vẫn đỡ lưng con, nếu con phản đối, hãy bế con lên và lắc lư một chút, sau đó dừng lại rồi lại đưa con xuống giường hoặc cũi.

Lặp đi lặp lại chuyện này, con dần dần sẽ chấp nhận việc ngủ trên giường hoặc cũi. Tuy nhiên, chuyện này đòi hỏi sự kiên nhẫn của ba mẹ và nỗ lực của ba mẹ một thời gian mới có thể thành công được.

4. Không bế, chỉ chạm vào 

Đặt con vào giường hoặc cũi rồi nhẹ nhàng rút tay ra. Khi con ngủ, mẹ không cần dùng hai tay đỡ con nữa mà chỉ cần chạm vào da con là đủ. Con sẽ vẫn ngủ ngoan khi được mẹ nắm tay hoặc chạm vào trán.

Hãy làm điều này cho đến khi con chấp nhận được thói quen mới: Được dỗ khi buồn ngủ, rồi được đặt vào giường hoặc cũi để tự đi vào giấc ngủ. Một thời gian sau, mẹ hoàn toàn có thể để con nằm trong cũi hoặc trên giường trong lúc vẫn hoàn toàn tỉnh táo, sau đó con sẽ tự dỗ mình đi vào giấc ngủ mà không cần bất kỳ một sự can thiệp nào.

Theo Ahaparenting

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *