Ép con ăn và hậu quả nguy hiểm

Biết rằng việc nhồi ép con ăn có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sức khỏe của trẻ nhưng hiện đa số phụ huynh Việt vẫn không đủ “dũng cảm” để “giao” sự chủ động và “quyền tự quyết” cho con trong vấn đề ăn uống bởi quan điểm: “Trẻ con nếu không ép ăn sẽ không thể có đủ chất để lớn”.

Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo: ép ăn không chỉ gây ra tình trạng biếng ăn mà còn làm tăng nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng. …

Vậy nhưng nhiều phụ huynh đang nuôi con bằng chế độ dinh dưỡng mà bố mẹ cho là tốt chứ không hề quan tâm, “lắng nghe” sở thích, nhu cầu của con.

Ở các vùng đô thị, cơ cấu khẩu phần ăn của trẻ em đang thay đổi theo hướng giảm chất bột, tăng chất đạm từ thức ăn động vật, đường ngọt và đặc biệt là chất béo. Điều này khiến Việt Nam vẫn còn 16% trẻ dưới 5 tuổi không được ăn bổ sung đủ bữa, 28% trẻ không được ăn đủ năng lượng và 18% trẻ không được ăn thức ăn giàu sắt (số liệu tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010)

Tin rằng “ép ăn là…tốt cho trẻ”

Nhiều người cho rằng ép con ăn để con chóng lớn là tốt cho con song thực tế lại ẩn chứa quá nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Không chỉ khiến trẻ sợ hãi, ngày càng biếng ăn, giảm khả năng hấp thu, ép trẻ ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì ,mắc bệnh gan nhiễm mỡ so với trẻ khác.

Ngoài ra, việc làm này còn khiến bé bị lồng ruột hoặc mắc các bệnh về răng miệng. Tại Mỹ, có đến 79,6% trẻ em thành thị từ 7 – 9 tuổi bị sâu răng, viêm lợi (do thường xuyên ăn thực phẩm giàu protein, chứa nhiều calo). Mặt khác, trẻ bị ép ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa dinh dưỡng, làm tăng lượng hormon trong cơ thể khiến trẻ bị dậy thì sớm. Thậm chí làm hạn chế sự phát triển chiều cao của trẻ.

Ép trẻ ăn sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

Không hiểu vai trò của sự “thèm ăn tự nhiên” ở trẻ

Các nghiên cứu chỉ rõ: một đứa trẻ thèm ăn tự nhiên, có bữa ăn vui vẻ sẽ luôn cảm thấy ngon miệng, ăn khỏe hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Trong khi đó, những trẻ thường xuyên bị cha mẹ quát nạt, ép ăn sẽ có tâm lý lo lắng, sợ hãi, dễ bị rối loạn tâm thần, ngày càng biếng ăn, dễ bị suy dinh dưỡng.

Kết quả khảo sát trên 100 sinh viên đăng trên tạp chí Appetite (Hoa Kỳ) cho thấy, 70% đã bị ép ăn từ thời thơ ấu. Trong số này 31% đánh giá cuộc chiến ép ăn vô cùng khốc liệt, 49% nói rằng mình đã khóc và rất khổ sở, 55% từng buồn nôn và 20% nôn. Khi được hỏi bây giờ, họ có thích thực phẩm ngày xưa từng bị ép ăn không, 72% nói rằng họ không muốn ăn thực phẩm đó nữa.

Do đó, để trẻ hết biếng ăn, khỏe mạnh và cao lớn, trước hết cần cung cấp cân bằng dinh dưỡng cho trẻ bằng cách bổ sung đúng cách và hợp lý bữa ăn cân bằng 4 nhóm, gồm chất đạm (10-15% năng lượng), tinh bột (60-65% tổng năng lượng), chất béo (10% tổng năng lượng) và các vitamin, khoáng, chất xơ.

Tuyệt đối không ép con ăn vì điều này chỉ khiến con mất cảm giác thèm ăn tự nhiên, trở nên kén ăn và ăn ít thực phẩm hơn.

Ngoài ra, phụ huynh có thể sử dụng các thực phẩm chức năng giúp tăng cảm giác thèm ăn tự nhiên ở bé. Chú ý, những sản phẩm này phải chứa Kẽm, Selen nguồn gốc thực vật, chiết xuất từ tỏi là tương đối hiệu quả. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm L-lysine, Taurin, các vitamin nhóm B, vốn là các chất có khả năng kích thích sự phát triển men tiêu hóa, giúp bé hấp thu tốt, thèm ăn tự nhiên và ăn ngon miệng hơn.

Càng ép ăn, con càng gầy

Nhiều bậc cha mẹ đang biến thức ăn thành phần thưởng – hình phạt, việc con ăn nhiều hay ít thành thước đo con ngoan – hư. Đây là một sai lầm, khiến trẻ sợ ăn, dẫn đến biếng ăn, còi cọc.

Theo thông tin tại hội thảo công bố kết quả tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Đông Nam Á, 50% trẻ em Việt Nam đang thiếu các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể. Sự thiếu vi chất này có rất nhiều nguyên nhân, trong đó một lý do chính là do trẻ bị cha mẹ ép ăn với quan niệm ăn càng nhiều càng đủ chất. Điều này dẫn đến việc trẻ không muốn ăn và càng không hoàn thiện về dinh dưỡng.

Mỗi trẻ có cơ chế đói – no, thích và không thích ăn món gì đó của riêng mình, bản thân người lớn cũng vậy. Nếu quyết định con phải ăn bao nhiêu, ăn cái gì thì cha mẹ không chỉ “triệt tiêu” cơ chế ăn uống tự nhiên của trẻ, mà còn khiến bé mất nhiều kỹ năng khác. Đó là khả năng chọn lựa điều tốt cho mình, khả năng tự lập, tự quyết định.

dutchlady2JPG

Cha mẹ nên cho con ăn những món bé thích. Ảnh minh họa. 

Để khắc phục tình trạng đó, cha mẹ nên tập luyện cho bé ăn đúng giờ, đúng bữa, có thể chia nhỏ ra làm nhiều bữa ăn, ví dụ 3 bữa chính, 2 – 3 bữa phụ. Mẹ chỉ quyết định con ăn những gì, lúc nào, ở đâu. Còn khi đã dọn lên bàn ăn thì hãy để bé tự quyết định chọn ăn cái gì, ăn bao nhiêu. Cha mẹ đừng lo khi con ăn một bữa không đủ các chất hoặc ăn không hết suất đưa ra, vì cơ chế ăn của trẻ tính theo tuần, không tính theo ngày. Bạn hãy viết lại những món và bé chọn, rồi thống kê lại theo tuần. Nếu bạn để bé hoàn toàn lựa chọn, bạn sẽ thấy bé vẫn ăn cân bằng khá đầy đủ các chất.

Nghiên cứu của trường đại học Montreal ở Canada trên 122 bà mẹ có con từ 3 tuổi đến 5 tuổi cho thấy các bà mẹ độc tài, ép con ăn thì con của họ càng ít ăn món ăn bổ dưỡng, thay vào đó trẻ ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt hơn. Ngược lại, con của những bà mẹ dân chủ thì ăn rau nhiều hơn. Kết quả chứng tỏ: việc trẻ ăn gì không chỉ vì khẩu vị riêng mà còn ở cách phụ huynh đối xử với bé.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho thấy việc trẻ không thích, không thể ăn món gì đó khi còn nhỏ là phổ biến. Đừng vì con từ chối ăn món nào đó mà cha mẹ kết tội là vì con muốn chống đối hay tại con hư.

Khi trẻ biếng ăn, cha mẹ đừng nói: “Con ăn ngoan đi mẹ thương!” mà hãy nói: “Con ăn cho con khỏe nào!” và :Con không ăn thì sẽ đói đấy!”. Điều đó giúp bé hiểu việc ăn là quyền lợi, là thú vui của chính mình.

Để làm rõ điều này, nếu con làm nũng, không chịu ăn, vừa ăn vừa chơi, quá 30 phút, bạn cứ dọn dẹp hết. Sau đó, nhất quyết không cho bé ăn gì cho đến bữa tiếp theo. Bé nhịn bữa này, sẽ ăn ngon và ăn bù vào bữa sau. Ngoài ra, điều đó sẽ luyện tập cho bé thái độ giờ nào việc ấy, cũng như tuân thủ kỷ luật.

Thực tếm khi bị ép ăn, bé sẽ mất cơ chế ăn tự nhiên, từ đó trẻ mất cân bằng dinh dưỡng. Một khi đã mất cảm giác đói hay thèm ăn những chất cơ thể đang thiếu, bé sẽ hoặc không muốn ăn gì cả, hoặc ăn theo sự chọn lựa của cha mẹ. Đơn cử, vào ngày trẻ thích ăn thịt và ăn rất nhiều do cơ thể đang thiếu đạm, mẹ lại bắt bé ăn thêm rau, bé sẽ chán luôn cả rau lẫn thịt và không có được đủ protein. Vào ngày trẻ chỉ toàn ăn rau do đang thiếu vitamin và chất xơ, mẹ lại la con “sao không ăn thịt?” và ép trẻ ăn thịt cho cân bằng. Đó là lý do vì sao mẹ càng ép con ăn, trẻ càng chán ăn và ngay cả khi bạn dỗ dành, ép buộc trẻ ăn tròn bữa, trẻ vẫn thấp bé, vẫn suy dinh dưỡng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ hãy để bé ăn theo nhu cầu tự nhiên của cơ thể và tìm cách hoàn thiện tối đa dinh dưỡng hằng ngày cho con. Nếu bé bị ép ăn quá lâu và không còn muốn ăn thì mẹ sẽ rất khó để tập lại cho bé cảm giác thích thú với việc ăn. Thời gian đầu bạn để bé tự do, có thể bé sẽ nhịn đói. Lúc này, mẹ hãy bù đắp lượng dinh dưỡng bằng những nguồn khác, ngoài thức ăn, tốt nhất là bằng sữa có bổ sung đủ các chất. Song song đó, cha mẹ hãy hỏi bé thích ăn món gì và làm cho bé món đó.

Cha mẹ có thể bổ sung cho bé các loại sữa cân bằng dinh dưỡng như Dutch Lady Complete ngay sau bữa ăn, hoặc sau bữa ăn từ 30 phút đến một tiếng. Mẹ đừng cho trẻ uống sữa trước bữa ăn vì trẻ có thể lửng bụng và không muốn ăn nữa.

Dutch Lady Complete là một giải pháp khoa học giúp trẻ em Việt Nam hoàn thiện chế độ dinh dưỡng hằng ngày trong những trường hợp thiếu hụt vitamin A, B1, C, D và sắt. Mỗi ly Dutch Lady Complete chứa một lượng: Vitamin A (beta-caroten) tương đương 43g bông cải xanh, Vitamin B1 tương đương 75g cá hồi; Protein tương đương một quả trứng 35g; Sắt tương đương 160g thịt bò nạc; Vitamin D tương đương 168g nấm; Vitamin C tương đương một trái táo 231g.

Nguy hiểm từ việc ép con ăn

Trẻ biếng ăn là vấn đề khiến nhiều bố mẹ đau đầu. Để dỗ trẻ ăn, nhiều mẹ còn bày hết trò, thậm chí hò hét, la mắng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

Mỗi trẻ em là một cá thể khác nhau và có nhu cầu ăn uống khác nhau. Rất nhiều gia đình, vì muốn dỗ cho trẻ ăn nên đã làm mọi cách để ép con ăn. Tuy nhiên, ép con ăn khi bé không muốn ăn lại vô tình gây ra rất nhiều nguy hiểm.

Dưới đây là những tác hại của việc ép con ăn mà các bậc cha mẹ cần biết:

Trẻ càng biếng ăn hơn 

Theo thông tin trên báo VnExpress, một nghiên cứu trên hơn 300 gia đình có trẻ từ 2 tuổi đến 4 tuổi và một khảo sát trên trẻ 7-9 tuổi ở Canada cho thấy: những gia đình có cha mẹ càng ép trẻ ăn cho “tròn bữa” thì trẻ lớn lên càng có nguy cơ bị rối loạn ăn uống như chán ăn, biếng ăn.

bieng an ep con me Viet sai lam

Việc ép con ăn càng khiến con biếng ăn hơn. Ảnh minh họa.

Nguyên do là ép trẻ ăn món trẻ không muốn khiến các bé mất khả năng tự quản lý thói quen ăn uống của mình, từ đó trẻ hoặc ăn quá ít, hoặc ăn quá nhiều khi lớn lên.

Hội thảo công bố kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng của trẻ Đông Nam Á cho thấy: 50% trẻ em Việt Nam thiếu các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể. Đây là hồi chuông cảnh báo cho tình trạng ép ăn quá mức của nhiều bậc phụ huynh hiện nay.

Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau này 

Nếu bị ép ăn, trẻ sẽ dùng thức ăn để mặc cả với cha mẹ như tuyệt thực hay nôn ói để chọc giận người lớn, khiến mẹ phải cho quà thì mới chịu ăn. Dần dần, khi lớn lên, trẻ lại tiếp tục xem việc học, việc tự lập của mình là điều kiện mặc cả với cha mẹ.

Mỗi khi ép con ăn, cha mẹ thường cảm thấy căng thẳng, bực dọc. Tuy nhiên, cha mẹ không biết rằng, lúc này, con cũng bị mệt mỏi, bức bối không kém. Thậm chí, khi trẻ lớn lên dễ trở thành người hay căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm hoặc có khuynh hướng hung hăng, gây hấn.

Khiến trẻ không thể phân biệt đói – no 

Cũng theo thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cơ thể trẻ có thể tự cảm nhận được mức độ no và đói. Tùy theo thể trạng và khả năng hấp thụ mà mỗi trẻ sẽ có mức ăn khác nhau. Các bà mẹ thường so sánh con với những đứa trẻ khác và ép con ăn.

bieng an ep con me Viet sai lam

Việc con ăn khiến trẻ không phân biệt được đói – no. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, nếu trẻ đã cảm thấy no và không muốn ăn nữa thì mẹ nên dừng lại. Việc ép con ăn cố sẽ khiến cơ thể con mất khả năng phân biệt đói và no, càng biếng ăn, thậm chí sợ ăn.

Thừa cân 

Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ trẻ em bị ép ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì là 31,4%, tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ tăng 7,8% so với các trẻ em khác. Nguyên nhân là khi trẻ bị ép ăn nhiều, dẫn đến lượng lipid trong máu cao gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.

Không những thế, nếu tình trạng này kéo dài thì những trẻ em này sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, sỏi thận, bệnh gout và nhiều bệnh khác khi trưởng thành.

Tạo thói quen xấu trong ăn uống 

Một điều nữa mà các bậc cha mẹ nên biết là khi trẻ bị ép ăn sẽ trở nên gầy hơn và bị suy dinh dưỡng hơn những trẻ không bị ép ăn. Điều này dẫn đến một kết quả xấu đó là: bố mẹ tìm cách ép trẻ ăn vì chúng gầy, nhưng trẻ tiếp tục gầy vì chúng bị ép ăn.

bieng an ep con me Viet sai lam

Việc ép con ăn cũng tạo ra những thói quen xấu cho con. Ảnh minh họa.

Hơn nữa, trong lúc ép con ăn thường bố mẹ sẽ có chính sách trao thưởng nếu con ăn hết. Việc này ảnh hưởng xấu đến thói quen ăn uống của trẻ, trẻ ăn vì “phần thưởng” chứ không phải ăn vì chúng muốn ăn, hay cảm nhận được thức ăn ngon.

Lời khuyên của các chuyên gia 

Các chuyên gia dinh dưỡng đều cho biết, tùy theo thể trạng và khả năng hấp thụ mà mỗi trẻ sẽ có mức ăn khác nhau. Vì thế, để không phải ép trẻ ăn, các bậc cha mẹ nên nhớ những điều dưới đây:

– Ngay từ khi bé mới được sinh ra, người lớn cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

– Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, hãy tập cho con thói quen ngồi ăn tập trung ngay từ ngày đầu tiên, tránh đưa con đi rong. Không nên vừa ăn vừa xem tivi, nghịch đồ chơi, hay đi rong ngoài đường sẽ khiến con mất tập trung, mải chơi nên lười ăn.

– Khi nấu ăn cho trẻ, mẹ cần chế biến những món riêng phù hợp với độ tuổi của trẻ. Cách chế biến cần hấp dẫn và thay đổi liên tục để kích thích vị giác và sự ngon miệng của trẻ.

– Hạn chế cho bé ăn vặt, không ăn quá khuya, không ăn quá nhiều đồ ăn chiên rán hay đồ ngọt. Ngay từ khi còn nhỏ, người lớn cần dạy bé cách cung cấp năng lượng cho bản thân khi đói và uống nước ngay cả khi không khát.

– Người lớn cần tạo cho bé thời gian để tăng các hoạt động thể chất. Cho bé vui chơi hay tham gia tập thể dục sẽ là cách để bé khỏe hơn, hạn chế thời gian xem tivi hay ngồi ì một chỗ.

– Trong mọi trường hợp không nên được bắt buộc trẻ em ăn vì điều này xem ra còn nguy hiểm hơn là sự suy dinh dưỡng. Hãy để chúng ăn khi chúng có nhu cầu và hào hứng với việc ăn uống.

– Cho bé đi khám định kỳ, người lớn cần thường xuyên ghi lại các chỉ số về chiều cao, cân nặng của bé để dễ dàng phát hiện những biểu hiện lạ như cân nặng của bé tăng đột biến hay những mầm mống bệnh tật mới hình thành.

– Khi thấy con có dấu hiệu suy dinh dưỡng hoặc quá biếng ăn, cần đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị đúng nhất theo chỉ định của các bác sĩ.


Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *