Nhận biết bệnh qua màu phân và các tư thế đi vệ sinh đúng nhất

Phân tốt nhất nên có màu nâu sẫm hoặc chocolate sữa. Phân màu đen có thể ẩn chứa dấu hiệu máu ở đường tiêu hóa. Phân màu vàng hoặc xanh lá cây do bạn kém hấp thu chất béo hoặc có vấn đề với gan, túi mật.

Ba điều chính cần quan tâm ở phân là tần suất, hình thức, màu.

Tần suất

Đi vệ sinh là cách tốt nhất để cơ thể loại bỏ độc tố và các chất cặn bã, dư thừa ra khỏi cơ thể. Do đó cần được thực hiện một lần mỗi ngày. Một số người đi 2-3 lần một ngày, có thể là do quá trình trao đổi chất nhanh, mạnh mẽ hơn, vi khuẩn tốt hoặc do số lượng thực phẩm ăn vào. Nếu đi vệ sinh hơn 3 lần một ngày, bạn đang đối diện với tình trạng tiêu chảy. Thật sai lầm khi nghĩ rằng vài ngày đi vệ sinh một lần là tốt.

Hình dáng

Biểu đồ Bristol chia ra 7 loại hình dáng phân:

hinhdangphan93101437788853jpg

Loại 1: Từng khối cứng riêng biệt, như những quả bóng nhỏ (khó khăn khi tống ra ngoài cơ thể).  Loại 2: Hình dạng xúc xích, nhưng sần sùi.  Loại 3: Giống như xúc xích nhưng xuất hiện vết nứt trên bề mặt. Loại 4: Hình dạng giống như xúc xích hoặc con rắn, mịn và mềm mại. Loại 5: Từng lọn mềm, chia thành nhiều đợt (tống ra dễ dàng)  Loại 6: Những nùi mềm, lỏng. Loại 7: Chảy nước, không có mảnh rắn, hoàn toàn lỏng.

Trong bảng xếp hạng, loại số 4 là tốt nhất, phân có dạng hình ống và không nặng mùi.

Khi phân quá lỏng

Nếu tình trạng tiêu phân lỏng quá thường xuyên, bạn cần đến bác sĩ để thăm khám, xét nghiệm cần thiết. Nên dùng các thực phẩm như chuối, cơm, táo, xốt táo, trà… Hạn chế các chất chứa gluten, lúa mì, ngũ cốc, các loại hạt cho đến khi đường ruột được chữa lành.

Khi phân quá cứng

Nếu tình trạng này thường xuyên, bạn cũng cần đi gặp bác sĩ. Bổ sung magie, chế phẩm sinh học vào chế độ ăn. Dầu gan cá và các chất béo khỏe mạnh, hạt chia, quả lê cũng có thể giúp cải thiện tình hình. Một số người còn khắc phục hiệu quả bằng cách thoa dầu thầu dầu lên bụng vài lần một tuần. Bạn có thể thử mẹo nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào nhà vệ sinh. Điều này kích thích đường ruột giúp việc tống phân dễ dàng hơn.

Màu sắc phân

Phân tốt nhất nên có màu nâu sẫm hoặc chocolate sữa. Nếu phân màu đen, có thể ẩn chứa dấu hiệu máu trên đường tiêu hóa. Nếu phân màu vàng hoặc xanh lá cây, có thể do kém hấp thu chất béo hoặc có vấn đề với gan, túi mật.

Màu sắc phân có thể tùy thuộc vào chế độ ăn. Nếu ăn nhiều củ cải, rau lá xanh, thuốc nhuộm thực phẩm… thì màu sắc phân có thể thay đổi và điều này là hoàn toàn bình thường.

Các tư thế đi vệ sinh đúng giúp bạn hạn chế bệnh tật

Theo các nghiên cứu gần đây của Giulia Enders, một nhà vi sinh học người Đức, những người có thói quen ngồi xổm khi đi vệ sinh hầu như không có nguy cơ bị viêm túi thừa và tỉ lệ bị trĩ cũng thấp hơn những người ngồi bệt. Khi bạn đọc xong bài viết sẽ tự hỏi: chọn lịch sự hay sức khỏe đây?

Nhiều việc khi nhiều người đồng tình thì đó là điều đúng. Vậy nhưng có những việc đơn giản bạn từ lâu đã chấp nhận là hiển nhiên, là phổ thông, mà bây giờ lại phát hiện là điều đó là sai thì sao?

Theo một nghiên cứu gần đây của Giulia Enders, một nhà vi sinh học người Đức, thì chúng ta hiện đang đi vệ sinh hoàn toàn sai cách. Trái ngược hoàn toàn những gì chúng ta từng cho là đúng từ trước đến giờ: thay vì ngồi bệt trên toilet, chúng ta nên ngồi xổm.

Theo bà Giulia Enders, đường tiêu hóa là “cố vấn” quan trọng nhất của não, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, từ tinh thần cho sức khỏe tiêu hóa. Thế nhưng, thực tế, cách đi vệ sinh của chúng ta chưa hề đúng.

“Ngồi bệt trên bồn cầu là cách đi vệ sinh sai lầm vì nó kéo dài thời gian và quá trình cho việc này. Nó cũng là nguyên nhân khiến bạn dễ bị bệnh trĩ và các bệnh đường ruột như viêm túi thừa”, Ms Enders, thực tập sinh Tiến sĩ y khoa về vi sinh học tại Frankfurt nói.

Cô cho biết: “Những người có thói quen ngồi xổm khi đi vệ sinh hầu như không có nguy cơ bị viêm túi thừa và tỉ lệ bị trĩ cũng thấp. Mặt khác, thói quen ngồi bệt khi đi tiêu như phương Tây sẽ có xu hướng có bóp mô ruột cho đến khi kết thúc quá trình này”.

Ms Enders cho biết nhiều nghiên cứu cũng kết luận rằng ngồi xổm là cách đi tiêu hiệu quả hơn. Điều này là do cơ chế đóng của ruột không được thiết kế để “mở” hoàn toàn khi chúng tôi đang ngồi bệt hoặc đứng lên. Thay vào đó nó giống như một ống gấp khúc.

“Khi bạn ngồi hoặc đứng, có một bắp thịt đi vào khoảng cuối của ruột kết và kéo nó thành một đường cong. Khi chúng ta ở vị trí ngồi xổm, và có một chút phân ở phía trước hậu môn và ruột kết được giữ thẳng nên không có nhiều áp lực”.

Các chuyên gia cho rằng con người vẫn giữ thói quen ngồi xổm khi đi tiêu cho đến giữa thế kỷ 19. Và khi thói quen này thay đổi thì kéo theo sự gia tăng của các bệnh đường ruột và tiêu hóa.

Bác sĩ người Mỹ, Joseph Mercola cho rằng kiểu đi vệ sinh của phương Tây (được coi là văn minh, lịch sự bây giờ) là ngồi đặt đầu gối vuông góc 90 độ so với bụng. Tuy nhiên, vị trí ngồi xổm tự nhiên là đặt đầu gối gần với phần thân trên của bạn mới là tốt. Tư thế này thực sự tạo không gian giữa các cơ quan đường ruột  và hệ thống cơ, giúp tối ưu hóa các lực lượng tham gia trong việc đại tiểu tiện.

Có thể bài viết này sẽ gây sự tranh cãi và phân vân cho các bạn. Vậy các bạn hãy tự mình lựa chọn: Lịch sự hay sức khỏe? Đó là vấn đề của bạn.

(Blogsudo Tổng Hợp)

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *