Cá trê tốt cho sức khỏe – bổ thận,tráng dương giảm nhức mỏi

Theo y học cổ truyền, cá trê vị cam, tính ôn, có tác dụng ích âm, khai vị, tốt cho thức khỏe thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu tiêu thũng, bổ thận, tráng dương, giảm nhức mỏi

Cá trê là loài cá nước ngọt, sống ở ao hồ, ruộng bùn, những chỗ tối tăm. Trong 100g thịt cá trê có 16,5g protid, 11,9g lipid, 20mg Ca, 21mg P, 1mg sắt, 0,1mg vitamin B1, 0,04mg vitamin B2, 1,4mg vitamin PP và cung cấp 178 calo.

Thịt cá trê giúp tăng cường sinh lực, bổ khí huyết, chữa được đau lưng, mỏi gối, chóng mặt, di tinh, giúp da hồng hào tươi nhuận, giúp cho tinh thần được thư thái.
Cá trê có tên khoa học là Clarias fuscus, là loài cá nước ngọt, có da trơn, nhẵn bóng. Đầu dẹt bằng, thân và đuôi dẹt bên, mang cá là một bộ phận đặc biệt gọi là hoa khế làm cho cá có thể sống trên cạn được lâu. Miệng rộng, hướng ra phía trước, có răng sắc nhọn, có 4 đôi râu dài, mắt nhỏ. Cá trê thường có màu hơi vàng và nâu đen.
Theo Đông y, thịt cá trê có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ huyết, giảm đau, sinh tân, ích khí, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu, tiêu thũng, bổ huyết. Thịt cá trê giúp tăng cường sinh lực, bổ khí huyết, chữa được đau lưng, mỏi gối, chóng mặt, di tinh, giúp da hồng hào tươi nhuận, giúp cho tinh thần được thư thái.
Đặc biệt, ăn thường xuyên cá trê khắc phục được chứng suy giảm tình dục, nhất là với người cao tuổi. Món cháo cá trê hầm đậu đen có tác dụng bổ thận, bổ gan, bổ máu; điều hoà kinh nguyệt do gan, thận suy nên hay đi đái đêm và nhất là chống suy giảm tình dục.
Cách chế biến cá trê như sau: Cá trê 1 con lớn làm sạch, giữ đầu, bỏ mang và để ráo nước rồi ướp với bột nêm, tiêu bột, gừng giã nát cho thấm. Đậu đen 40 g ngâm nước 4-5 giờ rồi vớt ra để ráo.
Phi dầu ăn với tỏi, gừng cho thơm, cho cá trê vào đảo vài lần, tiếp đến cho nước sôi để nguội và đậu đen (đã ngâm) vào nấu cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa trong một giờ cho nhừ đậu và cá.
Trước khi bắc xuống, cần nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn và thêm 1 ít rau thơm như ngổ điếc, ngò tây… Món này ăn nóng, mỗi tuần ăn 3 lần vừa có dinh dưỡng vừa phòng chống suy giảm tình dục, nhất là cho người lớn tuổi.

Sau đây là một số bài thuốc được chế biến từ cá trê:

– Làm giải nhiệt, giải cảm: Cá trê 1 con làm sạch, cắt khúc ướp với giềng, nghệ, mẻ, mắm tôm, muối vừa đủ. Cá đã ngấm mắm muối, cho dầu vào chảo khi nóng già phi hành thơm, cho cá vào đảo săn lại, đổ nước ngập cá đậy kín, để nhỏ lửa hầm nhừ, nước cạn bỏ tiếp hành hoa, rau răm, mang ra ăn nóng với cơm.

– Chữa chứng chảy máu cam: Cá trê làm sạch, bỏ ruột, để cả con ướp muối, xì dầu, khi nồi cơm cạn nước cho cá hấp trên, đậy kín miệng nồi, đợi cơm cá chin lấy thịt cá với cơm đánh với nhau ăn cùng.
Hoặc cá làm xong như trên nhưng không cho hấp trong cơm, mà lấy thịt cá nấu với cháo cho thêm lá tía tô đã thái nhỏ trộn đều trong nồi cháo, múc ra ăn,
– Chữa suy giảm tình dục: Cá trê 1 – 2 con, làm sạch nhờn, bỏ mang, ruột (chú ý phải giữ đầu cá trê lại bởi nó là chủ vị), đậu đen 40g (ngâm trong nước từ 4 – 5 giờ vớt ra).
Cho dầu vào chảo đợi nóng mới bỏ cá trê cùng 2 miếng gừng, tỏi, tiếp cho đậu đen và một bát nước nấu sôi thì hạ lửa nhỏ hầm trong 1 giờ cho cá và đậu nhừ, ăn cho gia vị vừa miệng. Ngày ăn 1 lần. Món ăn này còn có công hiệu cho những người làm việc trí óc nhiều.
– Làm kiện tỳ, bổ thận, hành huyết, hoạt huyết, bổ khí huyết (chữa quầng mắt thâm, tăng cường nhuận da, chữa đau lưng, mỏi gối, hoa mắt, chóng mặt ù tai, đàn ông di tinh, đàn bà rối loạn kinh nguyệt): Cá trê con 500g, hồng hoa 12g, đậu đen 160g, Trần bì 3g.
Làm sạch cá, bỏ ruột, cho hồng hoa vào túi vải, đậu đen rang cho nứt vỏ. Sau lấy 500ml nước đun sôi, cho tất cả vào nồi, đậy kín vung, đun nhỏ lửa cho sôi nhẹ trong 2 giờ đến khi thấy đậu nhừ là lấy ra ăn nóng. Tuy nhiên những người âm hư hỏa vượng, phụ nữ có thai không dùng món ăn này.
– Bổ huyết, nhuận phế, ích khí, làm da hồng hào, tươi nhuận, đen tóc: Cá trê 1 con 500g, sườn lợn 300g, mạch môn đông 16g, sa sâm 12g, tỳ bà diệp 12g, đậu ván tươi 12g, hạnh nhân 8g, đảng sâm 20g, gừng tươi 2 lát.
Cá làm sạch bỏ ruột, sườn chặt miếng, giã nhuyễn gừng ướp với sườn và cá. Các vị thuốc cho vào túi vải buộc miệng, cho vào 1.000ml nước sắc kỹ, nhỏ lửa trong 1 giờ thì bỏ túi thuốc ra, cho cá và sườn vào nước thuốc nấu trong 1 giờ, bắc ra ăn nóng. Ngày ăn 1 lần, cần ăn trong 7 – 10 ngày.
– Chữa hen suyễn: Cá trê 1 con 200g, làm sạch nhớt, bỏ ruột, tẩm mủ cây dứa gai rồi nướng chín trên than hồng, ăn mỗi lần 1 con, ăn nhiều lần.
– Hỗ trợ trị tiểu đường: Nấu canh cá trê với rau thài lài trắng, ăn hàng ngày, cần ăn liền một tháng.
– Trị mất ngủ, biếng ăn, chân tay tê nhức: Cá trê 400g, đậu đen xanh lòng 200g, đậu xanh 200g, Ý dĩ 20g, Trần bì 5g bỏ xơ, gạo nếp 20g, các thức này xay thành bột mịn; đường, muối, hành tím, rau mùi, tiêu bột vừa đủ. Cho bột hỗn hợp nấu thành cháo, bỏ các thức gia vị vào là ăn được, ngày ăn 1 lần….
– Thúc đẩy tăng tiết sữa ở sản phụ sau sinh: Cá trê 1 con 250g, gừng 3 lát, trứng gà 2 quả. Cá trê làm sạch, cắt thành khúc cho vào chảo mỡ cùng với gừng, rán thơm lấy ra cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa đun khoảng 1 giờ nữa thấy nước canh sánh đặc thì đập trứng vào khuấy đều là được. Ăn vào bữa sáng, ăn liền 3 – 4 ngày.

– Dưỡng huyết điều kinh: cá trê 250g, đậu đen 150g, bột canh, nước đủ dùng. Cá trê làm sạch, bỏ mang, ruột, chặt khúc. Đậu đen rửa sạch, đậu đen hầm chín rồi cho cá trê vào hầm cùng với đậu đen tới khi cá chín nhừ, nêm bột canh là dùng được. Món ăn có tác dụng kiện tì, dưỡng huyết, điều kinh.

Ca tre  bo than bo huyet trang duong

– Bổ thận: cá trê 1 – 2 con, đậu đen 150g. Cá trê khử mùi tanh, nhờn, làm sạch, giữ nguyên đầu, lọc bỏ xương riêng. Ninh xương cá với 300ml nước để làm nước dùng. Đậu đen xay thành bột, cho vào nước xương quấy đều rồi đun sôi, để nhỏ lửa, cho cá vào nấu chín, nêm gia vị là dùng được. Ăn trong 15 ngày, bệnh sẽ cải thiện rõ ràng.

– Chữa loạn kinh: cá trê 300g, ngải cứu 100g, hồng hoa 12g, bột đậu đen 120g, trần bì 6g. Cá trê làm sạch, cho vào nồi cùng bột đậu đen. Ngải cứu, hoa hồng, trần bì cho vào túi vải, buộc kín, cho nước vào đun nhỏ lửa, khi các thứ trong túi vải nhừ bỏ ra, nêm gia vị là dùng được.

Chú ý: Không nên ăn cá trê với rau kinh giới.
Ms. Su Tổng Hợp

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *