Những điều biết để tránh khi ăn nhộng tằm

Bạn có biết cách sử dụng nhộng tằm đúng cách nhằm đảm bảo sức khỏe cho cơ thể? Nhộng tằm là món ăn bổ dưỡng, có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, tuy nhiên nếu chọn nhộng không an toàn và bảo quản sai sẽ vô tình biến món ăn bổ dưỡng đó thành chất độc cho cơ thể.

Nhộng tằm là món ăn ưa thích của nhiều người bởi vị giòn, bùi, béo, ngon miệng của nó. Tuy nhiên, trong nhộng tằm có chứa nhiều protein (đạm), không thể bảo quản được lâu, dễ bị ôi thiu. Một khi nhộng tằm không được bảo quản tốt, chất đạm sẽ bị phân hủy không còn giá trị dinh dưỡng nữa, mà trở thành chất độc gây hại cho cơ thể.

Những sai lầm cần tránh khi ăn nhộng tằm

Không ăn nhộng quá to

Vì lợi nhuận nên nhiều thương lái sẵn sàng tẩm các chất hóa học để nhông to, căng tròn, bắt mắt, tuy nhiên ăn phải nhộng tằm đã ngâm tẩm này rất nguy hiểm.

Khi nhộng tằm chết thường chuyển màu sang vàng nhạt, thâm đen, các đốt trên thân rời rạc, không dính chắc vào nhau. Lúc này, chất đạm sẽ bị phân hủy không còn giá trị dinh dưỡng nữa, mà trở thành chất độc gây hại cho cơ thể. Vì vậy, nếu nhộng tằm để quá 1 tuần khi thời tiết lạnh hoặc quá 20 giờ khi thời tiết nóng thì tuyệt đối không nên ăn.

Nhộng đã mua về tốt nhất nên chế biến, nấu chín ngay trong ngày hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0 – 5oC.

Không ăn quá 2-3 bữa/tháng

Nhiều người thích ăn nhộng tằm nên thường chế biến một lần ăn nhiều bữa. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc vì ăn nhộng từ tủ lạnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù bổ nhưng người dùng không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn nhộng tằm một cách phù hợp, khoảng 2-3 bữa/tháng là đủ.

Đối với trẻ em, khi cho ăn nhộng tằm cần cho ăn ít một để thăm dò trước. Nếu trẻ không có dấu hiệu dị ứng thì mới tiếp tục cho ăn lần sau.

Không chế biến chung với cá, tôm

Rất ít người biết rằng nhộng tằm nhiễm độc có thể gây ngộ độc, thậm chí có thể dẫn đến tử vong khi không biết cách chế biến và bảo quản. Để tránh ngộ độc từ nhộng tằm, tốt nhất không nên ăn nhộng tằm sống, hoặc mới qua chế biến sơ. Nhộng tằm phải được rửa kĩ lưỡng trước khi chế biến. Lưu ý: Không chế biến nhộng tằm với cá hoặc tôm.

Người bệnh gout không nên ăn

Nhộng tằm có chứa nhiều chất đạm, vì thế những người bị bệnh gout nên kiêng tuyệt đối, ăn vào sẽ cho thấy bệnh tái phát đau ngay lập tức.

Không ăn khi có tiền sử dị ứng

Mặc dù rất giàu dinh dưỡng nhưng nhộng tằm có chứa một số chất gây dị ứng nên những người cơ địa không hợp với một chất nào đó có trong nhộng dễ gặp hiện tượng này. Vì thế khi bị dị ứng vì ăn nhộng tằm với triệu chứng như: buồn nôn, chóng mặt, đau bụng dữ dội, đi ngoài, da bị mẩn đỏ cần phải kịp thời đi khám ngay và nên tránh ăn để tránh dị ứng, ngộ độc…

Công dụng và tác hại khi ăn nhộng tằm: bạn cần biết để tránh

cong dung cua nhong tam


Giá trị dinh dưỡng

Nhộng tằm rất giàu chất đạm, các vitamin A, B1, B2, PP, C… và các chất khoáng như canxi, phốt pho… So với các loại thịt, cá thường dùng, giá trị dinh dưỡng của nó không thua kém. Hàm lượng protit trong bột nhộng tằm cao tới 73,5%, gồm nhiều a-xit amin quan trọng. Trong 100g nhộng tằm có 79,7g nước, 13g protid; 6,5g lipid và cung cấp tới 206 calo. Hàm lượng protein trong nhộng tằm rất cao, chiếm tới 73,5%, gồm nhiều axit amin quan trọng như leucin, isoleucin, lysin, threonin, cystein, phenylalanin, tyrosin, valin, arginin, alanin, glycin, serin…

Tác dụng của việc ăn nhộng tằm trong chữa bệnh

Chống bệnh còi xương và suy dinh dưỡng trẻ em: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhộng tằm rất tốt với trẻ em. Bởi chúng chứa nhiều calci và phốt pho cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đồng thời có tác dụng chống bệnh còi xương và suy dinh dưỡng.

Hữu ích cho người bị bệnh thận: Người cao tuổi bị yếu thận, hay tiểu tiện són, táo bón dùng nhộng tằm thường xuyên cũng cải thiện được tình hình sức khỏe. Đặc biệt, nhộng tằm kết hợp với hoa hẹ giúp bổ thận, dùng để trị mộng tinh, đau lưng, mỏi gối, nhức mỏi trong chân, lạnh chân; tốt cho tiêu hóa; bổ phổi, tiêu đờm, trị suy nhược cơ thể, già yếu, liệt dương…

Tốt cho người bệnh khớp: Ngoài ra, theo Đông Y nhộng tằm không chỉ là một món ăn ngon, bổ dưỡng, nhộng tằm còn rất hữu ích trong việc chữa trị các chứng bệnh như bị đau nhức xương khớp hay bị chứng phong thấp ăn nhộng tằm thường xuyên sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh rõ rệt.

Giúp làm đẹp: Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy nhộng tằm còn được có tác dụng làm đẹp do phần đầu của nhộng tằm có chứa một lượng dồi dào các nucleotit tự do và các quercetin glycoside có khả năng ức chế việc sản sinh ra hợp chất AGES, chống lại các tác nhân gây lão hóa.

Tăng cường khả năng tình dục: Hơn nữa, chiết xuất từ nhộng tằm chứa hàm lượng cao acid amin arginine, đây là một tiền chất giúp tổng hợp nên oxit nitrit, và việc tiêu thụ nhộng tằm có thể tăng cường khả năng tình dục…

Tác dụng giảm đau: Trong đường tiêu hóa của tằm có chứa enzym serrapeptase có tác dụng kháng viêm, giảm đau, sưng và không gây bất kỳ một tác dụng phụ nào như các loại thuốc giảm đau khác. Chúng hoạt động theo cơ chế loại bỏ các tế bào bị hỏng, gây viêm, đồng thời tạo điều kiện tốt để các vùng bị tổn thương và vùng bị viêm thoát dịch nhầy. Serrapeptase trong nhộng tằm còn có tác dụng rất tốt trong việc giảm chứng đau đầu, đau nửa đầu và các vấn đề sức khỏe khác có liên quan tới viêm động mạch.

Tác dụng trị phong: Từ lâu nhộng tằm có công dụng trị phong. Do đó, khi chân tay, gân cốt bị nhức mỏi, tê thấp, hoặc bị chứng chóng mặt, người ta thường dùng nhộng tằm nấu với rượu để ăn chữa bệnh. Hoặc dùng nhộng nấu với rượu, rồi lấy rượu đó xoa bóp, cũng có hiệu quả trừ phong, trừ đau nhức rất tốt.

Những tác hại cần phải biết khi ăn nhộng tằm

Người bệnh gout không nên ăn: Nhộng tắm có chứa nhiều chất đạm, vì thế những người bị bệnh gout nên kiêng tuyệt đối, ăn vào sẽ cho thấy bệnh tái phát đau ngay lập tức.

Dễ gây ngộ độc: Theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM), mặc dù rất giàu dinh dưỡng nhưng nhộng tằm cũng thường xuyên gây ra ngộ độc, thậm chí tử vong do chất đạm bị phân hủy.

Bởi côn trùng có chứa một số chất gây dị ứng, vì vậy những người cơ địa không hợp với một chất nào đó có trong nhộng dễ gặp hiện tượng này. Đó là lý do nhiều người cùng ăn nhưng có một vài người bị dị ứng hoặc ngộ độc.

Đồng thời người sử dụng có thể bị ngộ độc hóa chất ngâm các loại côn trùng. Chẳng hạn để nhộng căng, đẹp mắt, người bán hàng thường ngâm chúng trong natri sunfit.

Vì thế người khi bị dị ứng vì ăn nhộng tằm với triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, đau bụng dữ dội, đi ngoài, da bị mẩn đỏ cần phải kịp thời đi khám ngay.

Những trường hợp đã có biểu hiện dị ứng khi ăn nhộng tằm thì không nên ăn loại thức ăn này nữa. Đồng thời, nên tránh cả những thức ăn có hàm lượng đạm cao đề phòng bị dị ứng.

Blogsudo Tổng Hợp

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *