Những lý do khiến bạn chưa giàu

Không bao giờ quá muộn để trở nên giàu có, nếu bạn đã sẵn sàng để đối mặt với những lý do khiến bạn chưa giàu.  
Trong thực tế, dù không hề có định nghĩa cụ thể nào về khái niệm “giàu có” hoặc “sung túc” bởi mỗi người chúng ta có quan niệm khác nhau về điều này, bạn hoàn toàn có thể trở nên giàu có về mặt tiền bạc nếu biết cách loại bỏ những sai lầm trong việc quản lý tiền bạc của chính bản thân.
1. Người nghèo không coi trọng tiền bạc, người giàu trân trọng nó 

Có một sự thật là người không có tiền thì luôn miệng nói: tiền đối với mình không quan trọng. Bạn muốn giàu có, có nhà, có xe, có cuộc sống đầy đủ bạn cần phải có nhiều tiền. Muốn báo hiếu cha mẹ, muốn chăm sóc gia đình tốt bạn cũng cần phải có tiền. Tiền không phải là thứ có giá trị nhất trong cuộc sống nhưng nó là thứ cần thiết nhất để duy trì cuộc sống. 
Bạn cần phải trung thực thừa nhận rằng : ai cũng muốn có nhiều tiền. Nếu bạn chưa có nhiều tiền, bạn cần phải phấn đấu để đạt dược điều đó thay vì biện minh đổ lỗi cho hoàn cảnh và sự yếu kém của mình. Ngược lại những người giàu là những người rất trân trọng giá trị của đồng tiền. Vì coi tiền là quan trọng nên họ tiêu xài cũng rất thận trọng. Đó là lý do nhiều người nói người giàu thường kẹt xỉ, người nghèo phóng khoáng là như thế. Người giàu họ luôn tìm cách kiếm ra nhiều tiền và họ biết quản lý đồng tiền một cách hiệu quả.


2. Tiêu tiền như mình đã giàu

Chắc chắn rằng, cảm giác mua những thứ đắt đỏ rất tuyệt, từ một cái xe đẹp, quần áo hàng hiệu, nhà cửa, những chuyến du lịch xa xỉ. Kể cả khi bạn không thường mua những thứ đắt đỏ, chỉ sắm những thứ không thật cần thiết thôi bạn cũng đã tốn một khoản đáng kể nếu ngồi cộng hóa đơn. Tuy nhiên cảm giác phấn khích sau khi đi shopping sẽ tiêu tan nhanh chóng khi hóa đơn thẻ tín dụng đến nhà.

Hầu hết chúng ta sẽ cảm thấy tội lỗi nếu chi tiêu vượt trên nhu cầu và dùng thẻ tín dụng nhiều hơn khuyến cáo. Nếu cứ càng vung tay quá trán, quá trình làm giàu càng trở nên xa vời. Lời khuyên là, hãy chi tiêu như một người nghèo và bạn sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu giàu.


3. Chi tiêu không theo kế hoạch – Mua những thứ mình không dùng
Thậm chí cả việc trở nên giàu có cũng cần phải được lên kế hoạch. Lên kế hoạch chi tiêu giúp bạn kiểm soát hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của bản thân. Thất bại trong việc lên kế hoạch đồng nghĩa với việc bạn đã được tự lên kế hoạch để… thất bại! Nếu bạn dành thời gian cho việc lên kế hoạch chi tiêu cho bản thân, bạn sẽ nhận ra việc này không nhàm chán như mình nghĩ.

Hãy nhìn xung quanh nhà bạn, trong buồng, trong hầm, trong gara và xem có nhiều thứ mà bạn không dùng đến trong năm qua hay không. Nếu có, nhiều khả năng đó là những thứ bạn đã phí tiền mua, mà đáng lý có thể làm giàu cho sổ tiết kiệm của bạn.

4. Người nghèo lười biếng, người giàu chăm chỉ 
Chính vì coi trọng tiền bạc và luôn đặt việc kiếm tiền ở vị trí quan trọng nên người giàu làm việc rất chăm chỉ và hy sinh những thú vui trước mắt, những việc vô bổ để xây dựng tương lai cho mình. Đối với người giàu, làm việc để kiếm nhiều tiền hơn là một niềm vui vì họ sẽ đến với sự giàu có nhanh hơn. 
Ngược lại, đối với người nghèo thì làm việc là trách nhiệm, là một việc làm miễn cưỡng và kết quả là nghèo vẫn hoàn nghèo. Dù là người dân nghèo hay tỷ phú giàu nhất thế giới thì mỗi người cũng chỉ có 24h/ngày. Tại sao có người trăm công nghìn việc mà họ vẫn bố trí được còn mình thì chưa làm được bao nhiêu đã kêu không có thời gian? Thời gian ai cũng có như nhau nhưng vấn đề là cách chúng ta dùng thời gian đó như thế nào cho có lợi nhất.

5. Không nghĩ tới việc làm giàu là một nghĩa vụ
Thực tế, có một điều chúng ta nghĩ rằng những người giàu họ luôn có có suy nghĩ về việc làm giàu và không ngừng nỗ lực về nó. Họ không chỉ nỗ lực làm giàu từ tay trắng vì tiền bạc mà còn vì muốn  được xã hội công nhận khả năng và những đóng góp của mình. Thế giới này không thiếu tiền mà thiếu những người có suy nghĩ đúng đắn về nó. Để trở thành một người kiếm tiềm giỏi chúng ta cần phải chấm dứt những tư duy nghèo nàn và tiêu cực về việc không nghĩ mình có thể giàu có. Nếu bạn chìm đắm trong ý nghĩ đó, chắc chắn bạn không thể làm giàu.

6. Không có quỹ khẩn cấp

Có thể bạn đã nghe hàng trăm lần rằng: Cần phải có một quỹ khẩn cấp tương đương ít nhất 6 tháng thu nhập. Tuy nhiên, nói thì dễ làm mới khó. Tôi đã chứng kiến quá nhiều người (bao gồm cả bản thân tôi) gặp cú sốc khi một khoản chi bất ngờ ập đến, từ chi phí xe cộ, sửa nhà, ốm đau hoặc thất nghiệp, tai nạn hoặc đau ốm khiến bạn bị sụt giảm nguồn thu.

Khi những sự cố này xảy đến – thực tế là chúng xảy ra thường xuyên hơn bạn nghĩ – nếu không có phương án tài chính dự phòng bạn sẽ rơi vào tình huống rất tệ hại. Nếu buộc phải vay nợ lãi cao, sử dụng thẻ tín dụng, bạn sẽ càng lún sâu vào vòng xoáy nợ nần chứ chưa nói đến làm giàu.

7. Không có kế hoạch 

Không có những mục tiêu ngắn hạn, trung và dài hạn một cách rõ ràng, việc làm giàu sẽ càng trở thành một viễn cảnh mịt mù. Có một câu mà chúng tôi vẫn thường nói trong ngành tài chính: Những ai trượt trong việc lên kế hoạch, hãy lên kế hoạch bị trượt.

Lên kế hoạch tài chính nghe có vẻ rất to tát và đáng sợ, nhưng trên thực tế không phải vậy. Dù bản kế hoạch của bạn là tự làm hay do chuyên gia tư vấn, quá trình lên kế hoạch đơn giản bắt đầu bằng việc đặt ra những mục tiêu ưu tiên và viết chúng ra. Đặt danh sách ở những chỗ nào dễ thấy hàng ngày. Nhắc nhở trực quan sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc đi đúng đường ray.
8. Bạn chưa tự tin- thiếu sự đam mê và nhiệt tình
Bạn không thể giàu khi bạn còn sợ. Tất nhiên là bạn có thể sợ độ cao, sợ vi phạm pháp luật và sợ ma…, nhưng nếu trong công việc của bạn cần phải làm những công việc như nói trước công chúng, tiếp xúc khách hàng…mà bạn không làm chúng một cách thoải mái thì bạn chưa thể giàu. Làm sao để tự tin? Có nhiều lớp, nhiều sách dạy cách xây dựng sự tự tin, tham gia chúng, đọc về chúng và luyện tập, luyện tập, luyện tập! “Dù bạn nói rằng bạn có thể hay bạn không thể- Bạn đều đúng!” – Henry Ford

Nhiệt tình là mẹ đẻ của những nỗ lực, chúng ta không thể đạt được những điều tuyệt vời khi thiếu lòng nhiệt tình. Điểu này có nghĩa là làm bất cứ việc gì bạn làm cũng phải có “lửa” có nhiệt tình và đam mê. Thế nên, ngay từ khi còn trẻ và muốn thành công trong công việc thì bạn hãy luôn suy nghĩ tích cực, dấn thân và thể hiện công  việc của mình cho đến tận cùng. Vì một tài sản vô giá khác mà bạn sẽ nhận được là sự trải nghiệm vô cùng hứng thú trong công việc và tất cả nó đều được biểu hiện bằng thành quả,  điều mà những kẻ lười biếng khác không bao giờ có được, cho dù họ có đi làm bao nhiêu năm.

9. Khởi đầu muộn

Với mỗi năm hay mỗi tháng trôi qua mà không tích lũy thêm được khoản nào, cơ hội làm giàu của bạn lại giảm đi một chút. Thời gian và lãi suất cộng dồn là hai người bạn đồng hành khi tiết kiệm tiền, do đó nếu lãng phí thời gian đồng nghĩa với mất tiền.

Cũng như rèn luyện thể lực, phần khó nhất của tích lũy là khởi đầu. Dù bạn đang trong đống nợ, kiếm được ít tiền hay có nhiều khoản chi chồng chất, bạn vẫn có thể tích một cái gì đó, dù là những khoản rất nhỏ.

Điểm mấu chốt là bạn càng sớm học thói quen tiết kiệm – bất kể bao nhiêu tiền – thì cơ hội cho bạn tiếp tục và gia tăng khoản tiết kiệm càng trở nên dễ dàng. Tôi thích nghĩ về việc tiết kiệm như là các cơ bắp mà bạn sẽ phải hành động và có được thông qua quá trình rèn luyện.

Dù bạn khởi đầu muộn, bạn vẫn có thể trở nên giàu có vào một lúc nào đó. Vấn đề là bạn phải khởi động, ngay bây giờ.

10. Người nghèo hay than khó, người giàu hay giải quyết vấn đề 
Đối với những người nghèo, thường là chưa thành công hoặc đã từng ít lần thành công, họ luôn sợ thất bại. Đối với họ, thất bại là cái gì đó thật xấu hổ và thể hiện sự yếu kém. Đối với người giàu, thất bại là bài học quý. Học phí càng cao thì bài học càng giá trị. Và thất bại là điều tất yếu trước khi bạn vươn tới thành công.

11. Thường hay than thở 
Có bao giờ bạn than thở với bạn bè những câu đại loại như “Tớ không kiếm được nhiều tiền”, “Cuộc sống bây giờ đắt đỏ quá” hay “Nợ nần ngập đầu thế này thì làm sao tớ khá nổi” không? Nếu có, việc đầu tiên bạn cần làm là hãy dừng than thở vì than thở chẳng giúp ích gì cả. Thay vào đó, hãy bắt tay vào hành động cụ thể. Nếu cảm thấy đồng lương mình nhận không tương xứng, hãy chuyển việc. Nếu thấy việc chi tiêu quá đắt đỏ, hãy hạn chế mua sắm những món hàng đắt tiền chuyển sang mua những sản phẩm tương tự nhưng vừa với túi tiền của bạn!
12. Bạn sống vì hôm nay thay vì ngày mai

Rất khó để nghĩ về quỹ lương hưu và những viễn cảnh xa xôi khác khi mà chúng ta có những nhu cầu và nhiều khoản chi khác đang hiển hiện trước mắt. Hóa đơn phải trả, con cái phải ăn, đi du lịch và kèm theo đó là phải mua quần áo mới. Vấn đề là thái độ bốc đồng và nuông chiều bản thân thái quá dẫn đến những khoản nợ quá hạn. Để thay đổi, hay thay đổi lối tư duy “mua bây giờ, lo sau” thành “tiết kiệm bây giờ, giàu sau”.

13. Là nhà đầu tư kém

Có thể bạn may mắn trở nên kiếm tiền nhờ một loại hình đầu tư. Nhưng điều này cũng giống như trúng xổ số, không xảy ra thường xuyên và không phải là lộ trình để trở nên giàu có.

Một trong những lỗi tài chính tệ nhất là bạn đầu tư tất cả tiền vào một chỗ. Điều này khiến tiền của bạn trong trạng thái rủi ro cao. Thị trường chứng khoán có thể đang tăng điểm, bất động sản có thể trên đà phục hồi, nhưng liệu bạn đã chuẩn bị cho thời điểm thị trường đảo chiều? Mà thị trường khó mà dự đoán trước. Danh mục đầu tư của bạn cần bao gồm nhiều mức độ rủi ro, mức độ sinh lời và tính thanh khoản khác nhau.

14. Người nghèo hay sống theo người khác, người giàu hay làm người khác theo mình 
Có thể bạn sống với một người chuyên vung tay quá trán, hoặc có một cô bạn gái mê đi shopping, hoặc có thể bạn là một người đôi khi không thể điều khiển bản thân mình. Tất cả chúng ta đều chịu những ảnh hưởng tiêu cực ở xung quanh, ngày ngày đe dọa thay đổi thói quen tiết kiệm hoặc cản trở mục tiêu làm giàu. Ngoài ra, nền văn hóa thực dụng, đánh giá cao bề ngoài mà chúng ta đang sống cũng có thể là cản trở lớn nhất. Mưu mẹo để thoát khỏi ảnh hưởng của tất cả yếu tố trên là hãy tỉnh táo nhắc nhở bản thân về mục tiêu giàu có, nhất là mỗi khi bạn cảm thấy mình sắp sửa đi chệnh đường ray.

Những người không có chủ kiến rõ ràng thì thường phụ thuộc theo quyết định của người khác. Những người nghèo thường nghe và làm theo dư luận, theo tiếng nói chung của nhiều người. Khi có những ý kiến đi ngược với dư luận thì thậm chí đó là ý kiến là đúng thì họ cũng vẫn bị ảnh hưởng rất lớn của dư luận và thường là sau khi lưỡng lự đôi chút, họ vẫn quyết định theo số đông.

15. Không có khả năng đối mặt với trường hợp khẩn cấp

Bạn có thể nghĩ rằng không cần phải lo về các khoản nợ hay khoản tiết kiệm vì sẽ có ai đó sẽ đến cứu vớt cuộc đời bạn. Các cơ may đó có thể là tăng lương, công việc mới, khoản thừa kế, cưới được vợ hoặc chồng giàu, trúng xổ số… Dù cơ may đó có là gì, bạn dùng nó như một cái cớ để trì hoãn triển khai các kế hoạch làm giàu. Tuy nhiên, vấn đề là trong cuộc đời chúng ta không thể chắc chắn được điều gì. Ai biết được điều gì sẽ xảy ra hoặc không xảy ra. Do đó, tại sao không tập trung vào những thứ bạn có thể khiến nó xảy ra ngay bây giờ.

16. Bởi vì bạn chưa thất bại đủ nhiều

Bạn cảm thấy hài lòng với vị trí xoàng xĩnh của bản thân, và chọn cách không cố gắng vì cái gì cả. Bạn thích tự nói với bản thân rằng “Tôi sẽ học một nghề mới” hơn là thực sự lăn xả vào học. Bạn thường chặc lưỡi, việc này có vẻ phức tạp quá, có khi để sau hoặc “khỏi làm luôn cũng được”.

Trong khi bạn ngồi đó thư nhàn, người khác đang tự thử thách mình bằng những lần thất bại liên tiếp, học những điều mới lạ hơn. Bởi vì chỉ khi thất bại bạn mới có được bài học cho mình, như thép đã được tôi qua lửa đỏ và đập mỏng thành gươm, bạn mới đủ sức đương đầu với cuộc đời đầy rẫy những thanh gươm sắc bén hơn bạn gấp nhiều lần.

Mọi người không trở nên giàu có một cách tình cờ hoặc có thì con số này rất ít (do may mắn) thế nên muốn giàu có bạn phải cố gắng rất nhiều để đạt được mục tiêu trên con đường đó.Hiện nay, có nhiều quan niệm về giàu khác nhau và thực tế còn nhiều yếu tố khác xung quanh nữa mà chúng ta không hề biết. Tuy nhiên trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng.

Ms. Su – Blogsudo

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *