Bệnh giang mai là gì và cách phòng tránh

Bệnh giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh thường không có biểu hiện ở những giai đoạn đầu nên khó chẩn đoán và điều trị. Hơn nữa, bệnh cũng khó được điều trị triệt để nên có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.

Giang mai là bệnh được phát hiện từ cách đây 400 năm về trước, bệnh hình thành do xoắn khuẩn Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể khi quan hệ tình dục không an toàn, qua các vết xước trên da hoặc niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ thương tổn giang mai. Bên cạnh đó bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con khi người phụ nữ mang thai mắc bệnh.
Vậy cụ thể bệnh giang mai là gì? các thời kỳ phát triển của nó ra sao? Và cách chữa trị tốt nhất khi bạn bị mắc bệnh.
Các thời kỳ phát triển của giang mai
Giang mai là bệnh lây nhiễm nguy hiểm và phát triển qua 3 thời kỳ với những biểu hiện đặc trưng.
– Thời kỳ I: là thời kỳ ủ bệnh kéo dài ba tuần. Sau đó khi qua thời gian ủ bệnh, bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của săng và hạch. Săng giang mai xuất hiện ở bộ phận sinh dục, là vết lở tròn hay bầu dục, kích thước 0,5-2cm, giới hạn rõ và đều đặn, đáy sạch màu đỏ như thịt tươi, nền cứng và bóp không đau. Hạch xuất hiện 5-6 ngày sau khi có săng.
Bệnh giang mai là gì?

Hình ảnh bệnh giang mai

– Thời kỳ II: là giai đoạn 45 ngày sau khi có săng và có thể kéo dài 2-3 năm. Xuất hiện các tổn thương da và niêm mạc nhưng khi lành không để sẹo. Xoắn khuẩn giang mai dễ gây nhiễm trùng huyết với các triệu chứng nóng sốt và nổi hạch.
– Thời kỳ III:  Xuất hiện thường 5, 10, 15 năm sau khi có săng với các triệu chứng như sang thương sâu, gôm ở da, cơ, xương, nội tạng, tim mạch và thần kinh.
Những biến chứng nguy hiểm do giang mai mang lại
– Xoắn khuẩn giang mai có thể gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể.
– Bệnh giang mai tác động xấu đến da, niêm mạc, mắt đến các nội tạng như gan, tim mạch, thần kinh.
– Bệnh giang mai có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần, viêm gan.
– Giang mai bẩm sinh có thể gây tử vong cho thai nhi hoặc dị dạng thai sau khi sinh.
Bệnh giang mai là gì?
Giang mai gây dị tật ở trẻ
Chữa trị bệnh giang mai bằng cách nào?
– Bệnh giang mai ở giai đoạn 1 và 2 có thể được điều trị với penicillin bằng cách tiêm. Nếu bị dị ứng, bạn nên sử dụng kháng sinh thay thế ở dạng viên nén.
– Giai đoạn sau của bệnh cần phải được điều trị bằng thuốc penicillin và tiêm thường xuyên hơn trong 1 tuần.
– Ở giai đoạn cuối, việc điều trị chỉ còn là ngăn chặn sự phát triển của bệnh nhưng không thể cải thiện những ảnh hưởng bệnh đã gây ra trước đó.
Việc chữa trị bệnh giang mai cần phải tiến hành càng sớm càng tốt và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Nếu việc điều trị không kiên trì, bỏ dở giữa chừng sẽ làm cho bệnh trở nên nặng nề hơn, việc chữa trị sẽ càng khó khăn và tốn kém.
Tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Trong trường hợp có nguy cơ phát bệnh, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị tích cực kịp thời.Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh giang mai dành cho bạn:

– Khi tiến hành quan hệ tình dục với người mắc bệnh giang mai, xoắn khuẩn giang mai có trong các thương tổn như săng, mảng niêm mạc, hạch, …sẽ lây nhiễm đến đối tác là những người khỏe mạnh. Vì chưa có văcxin chủng ngừa nên cần thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh giang mai sau:

– Nên có đời sống quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng, tránh quan hệ tình dục với nhiều người đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như gái mại dâm…

– Khi áp dụng các biện pháp tình dục an toàn như sử dụng bao cao su cần tránh làm rách bao và không được sử dụng lại bao cao su đã dùng.

– Phụ nữ đang mắc bệnh giang mai thì không nên mang thai bởi có thể xảy ra các biến chứng cho thai nhi như sẩy thai, thai chết lưu, và một số dị tật bẩm sinh khác.

– Người mẹ khi mang thai có thể truyền bệnh cho con, hoặc khi cho con bú cũng lây truyền bệnh. Vì vậy khi mang thai nếu không may bị giang mai thì cần chữa trị đến nơi đến chốn để tránh lây nhiễm cho đứa trẻ trong bụng.

– Trước và sau khi quan hệ tình dục cần vệ sinh các bộ phận vùng kín sạch sẽ cho cả hai người để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm và bệnh lây qua đường tình dục.

– Để đảm bảo chắc chắn cơ thể mình không mắc bệnh, cần tiến hành các bước kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý mắc phải, trong đó có thể có bệnh giang mai.

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *