Bệnh phó thương hàn trên lợn và cách phòng trị

Trong chăn nuôi lợn một trong những bệnh làm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi đó là bệnh phó thương hàn. Nếu thực hiện tốt trong khâu phòng bệnh thì sẽ hạn chế được tối đa thiệt hại do bệnh mang lại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm một số kiến thức về các nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích, cách phòng và điều trị bệnh phó thương hàn. Giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về bệnh và tránh được những thiệt hại kinh tế do bệnh gây ra.

Do vi khuẩn Salmonella chloleraesuis và Salmonella Typhisuis gây nên. Sự lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hoá, khi sử dụng thức ăn, nước uống đã nhiễm vi trùng. Do lây từ lợn mẹ sang lợn con. Lợn mẹ, lợn con mang trùng nhưng chưa phát bệnh. Khi gặp các điều kiện bất lợi cho cơ thể như thời tiết thay đổi, sức đề kháng cơ thể giảm, kế phát bệnh, ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm … Hoặc do lợn mẹ trước đây đã bị bệnh phó thương hàn đã điều trị khỏi, nhưng mầm bệnh vẫn còn trong cơ thể khi có thai truyền bệnh cho lợn con.

Hinh anh: Hinh anh dan lon bi pho thuong han

Hình ảnh đàn lợn bị phó thương hàn

1. Đặc điểm và nguyên nhân bệnh

1.1 Đặc điểm của bệnh

Bệnh phó thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Samolella Choleraesuis gây ra. Lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, phổ biến là lợn con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi, ít khi xảy ra ở lợn đến 6 tháng tuổi.

Vi khuẩn gây bệnh có khả năng tồn tại ngoài môi trường, nếu lợn gặp phải điều kiện bất lợi gây stress như thời tiết thay đổi, lúc cai sữa cho lợn con, vận chuyển lợn đi xa, nhập đàn, thay đổi thức ăn một cách đột ngột, thức ăn bị nấm mốc, do ký sinh trùng,…lúc này vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể lợn lây qua đường tiêu hóa. Ngoài ra lợn nái mang thai có thể truyền bệnh cho bào thai.

– Sức đề kháng của vi khuẩn:

+ Trong phân vi khuẩn sống vài năm.

+ Trong xác chết thối rữa vi khuẩn sống được 3 tháng.

+ Vi khuẩn sống sẵn trong đường tiêu hoá của lợn khoẻ, bệnh sẽ phát ra khi sức đề kháng giảm.

– Bệnh thường ghép với bệnh Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, Đóng dấu…làm bệnh nặng thêm.

–  Bệnh xảy ra ở nhiều địa phương ở nước ta và trên thế giới.

– Loài mắc bệnh:

+ Chủ yếu xảy ra ở lợn từ cai sữa đến 4 tháng tuổi. Lợn nái mang thai mắc  bệnh có thể bị sẩy thai.

+ Người cũng có thể mắc bệnh nếu ăn phải thịt lợn bệnh.

1.2 Nguyên nhân

– Do vi khuẩn Salmonella chloleraesuis và Salmonella Typhisuis gây nên. Sự lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hoá, khi sử dụng thức ăn, nước uống đã nhiễm vi trùng.

– Do lây từ lợn mẹ sang lợn con. Lợn mẹ, lợn con mang trùng nhưng chưa phát bệnh. Khi gặp các điều kiện bất lợi cho cơ thể như thời tiết thay đổi, sức đề kháng cơ thể giảm, kế phát bệnh, ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm … Hoặc do lợn mẹ trước đây đã bị bệnh phó thương hàn đã điều trị khỏi, nhưng mầm bệnh vẫn còn trong cơ thể khi có thai truyền bệnh cho lợn con.

1.3 Cơ chế tóm tắt quá trình sinh bệnh như sau

Thời kỳ nung bệnh từ 3-6 ngày, nhưng có khi kéo dài đến tuần lễ hay một tháng tùy thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập, độc lực của vi khuẩn cũng như sức đề kháng của heo. Vi khuẩn Samolella Choleraesuis vào cơ thể theo đường tiêu hóa vào hầu, xâm nhập vào ruột, sinh sản và chui qua niêm mạc ruột, dạ dày gây thủy thủng, hoại tử cục bộ, xuất huyết, gây viêm ruột, viêm dạ dày, sau đó vi khuẩn xâm nhập vào các tổ chức lâm ba gây phản ứng hạch viêm, sưng hạch và từ đó vào máu gây bại huyết. Ở những gia súc khỏi bệnh, vi khuẩn có khuynh hướng cư trú ở một số phủ tạng như gan, hạch lâm ba,…

2. Triệu chứng bệnh

2.1  Thể cấp tính

Lợn sốt cao từ 41 – 41.50C. Giai đoạn đầu lợn táo bón, bí ỉa, nôn mửa. Sau đó, lợn ỉa chảy phân lỏng màu vàng có mùi rất thối, đôi khi có lẫn máu, con vật kêu la đau đớn do viêm dạ dày, viêm ruột nặng.

Lợn thở gấp, ho, suy nhược do bị mất nước. Cuối thời kỳ bệnh, da tụ máu thành từng nốt, đỏ ửng rồi chuyển thành màu tím xanh ở tai, bụng, mặt trong đùi ngực. Bệnh tiến triển trong 2-4 ngày, lợn gầy còm, còi cọc, ỉa chảy nhiều rồi chết, với biểu hiện ở bụng và chân có vết tím bầm.

2.2 Thể mãn tính

Lợn gầy yếu dần, ăn uống giảm sút, chậm lớn thiếu máu, da xanh, có khi trên da có những mảng đỏ hoặc bầm tím. Lợn ỉa chảy phân lỏng vàng rất hôi thối.

Lợn thở khó, ho, sau khi vận động con vật thường mệt nhọc, đi lại khó khăn. Bệnh kéo dài trong vài tuần, một số lợn có thể khỏi bệnh nhưng chậm lớn.

Hinh anh: Lon con tieu chay phan vang

Lợn con tiêu chảy phân vàng

3. Bệnh tích

3.1 Thể cấp tính

Lách sưng to, đặc biệt là 1/3 phần ở giữa sưng to hơn, dai như cao su màu xanh thẩm.

Hạch lâm ba sưng, tụ máu, xuất huyết.

Gan tụ máu có nốt hoại tử bằng hạt kê.

Thận có những điểm hoại tử ở vỏ thận.

Phổi tụ máu và có các ổ viêm, ruột sưng nhiểu nước.

Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ, có điểm xuất huyết, đôi khi có vết loét như hạt đậu.

3.2 Thể mãn tính

Bệnh tích chủ yếu ở dạ dày và ruột.

Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ từng đám. Ở ruột già và ruột non có nhiều đám loét bờ cạn, những đám loét này phủ fibrin.

Lách không sưng, đôi khi có những nốt hoại tử to bằng quả mận.

Gan có nốt viêm hoại tử màu xám bằng hạt đậu.

Phổi viêm sưng có ổ hoại tử màu vàng xám.

Hinh anh: Hinh anh Xuat huyet dam hach lam ba mang treo ruot

Hình ảnh: Xuất huyết đám hạch lâm ba màng treo ruột

Hinh anh: Hinh anh Phoi viem nhieu dam gan hoa

Hình ảnh: Phổi viêm nhiều đám gan hoá

4. Chuẩn đoán phân biệt

– Phân biệt bệnh tụ huyết trùng. Bệnh này cũng sốt cao , sốt cao hơn khoảng khoảng (41 – 420C) niêm mạc mắt đỏ hơn, thở nhiều, sờ da thấy nóng nhưng không bị xuất huyết tụ máu như ở bệnh phó thương hàn. Mũi và miệng chảy nhiều nước. Điều trị bằng kháng sinh như Streptomycin, Kanamycin, Oxytetracyclin, Gentamycin, Enrofloxacin … bệnh sẽ giảm và khỏi sau 2 -3 ngày ( vì bệnh THT rất dễ bị kháng sinh tiêu diệt)

– Bệnh ỉa chảy phân trắng:

+ Do virus viêm dạ dày cũng nôn nhung sốt nhẹ hơn, lây nhanh hơn khó điều trị hơn. Nhưng không xuất huyết ở rìa tai, mõm chân, da bụng.

+ Do E.coli không sốt dùng kháng sinh điều trị sẽ khỏi sau 2 – 3 ngày.

+ Do cầu trùng ruột non phân màu vàng ít niêm mạc, sốt nhẹ, môi trường ẩm ướt thì lây lan nhanh.

– Bệnh cúm lợn do vi khuẩn, lợn thở nhiều, thở thóp bụng ho, sốt liên tục 40 – 410C tiêm MARTYLAN  hoặc TIAMULIN bệnh sẽ giảm hoặc khỏi sau 2-3 ngày tiêm.

– Đặc biệt cần phân biệt với bệnh dịch tả vì hai bệnh này có triệu chứng lâm sàng giống nhau nhưng bệnh dịch tả không chữa được bằng kháng sinh. Bệnh dịch tả cũng sốt cao, phân khô, da lạnh, xuất huyết ngoài da. Nhưng khi dùng kháng sinh  Enrofloxacin, Flumequin, Colistine, Flophenicol, Amoxcyclin bệnh không giảm. Bệnh phó thương hàn thường rất hay ghép với bệnh dịch tả.

5. Biện pháp phòng bệnh

– Mua lợn về nuôi có nguồn gốc rõ ràng, có kiểm dịch của cơ quan thú y, cách ly và theo dõi ít nhất 2 tuần rồi mới nhập đàn.

– Định kỳ sát trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống, đảm bảo cung cấp đủ thức ăn và uống sạch, không cho lợn ăn thức ăn ôi thiu, ẩm mốc…

– Nên áp dụng biện pháp cùng vào – cùng ra, nhằm mục đích chuồng sẽ được để trống khoảng 5-7 ngày cho công tác khử trùng và vệ sinh.

– Phải sát trùng chuồng trại và dụng cụ thật kỹ sau mỗi lứa lợn.

– Phòng bệnh bằng vaccine:

Định kỳ tiêm phòng vaccin phó thương hàn cho lợn con và lợn thịt theo quy trình tiêm phòng vaccine tại địa phương. Riêng đối với lợn nái, nên tiêm trước khi phối giống 10-15 ngày là tốt nhất, để lợn con sinh ra có khả năng miễn dịch do sữa mẹ truyền sang chống bệnh trong thời gian đầu.

Tiêm dưới da, cho lợn con từ 20 ngày tuổi trở lên, tiêm lần 2 cách lần 1 từ 1-3 tuần, liều lượng vắc xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Lợn nái tiêm phòng trước khi sinh 01 tháng

6. Điều trị

Bệnh phó thương hàn có triệu chứng rất giống với bệnh dịch tả và thường ghép với bệnh dịch tả. Nếu như nghi là bệnh dịch tả hoặc kiểm tra xem đã ghép với bệnh dịch tả hay chưa ta phải dùng kháng sinh đặc trị để kiểm tra.

Thuốc kháng sinh đặc trị và có hiệu quả với vi khuẩn salmonella gây bệnh phó thương hàn bao gồm:

Flumequin (rất tốt), Colistine (tốt), Amoxylin (tốt), Flophenicol (tốt), Enrofloxacin (tốt), Ampicyclin (tốt), Oxytetramycin( ít có tác dụng), Neomycin( kém), Kanamycin (Trung bình), Tylosine (không)

– Lưu ý Streptomycin không có tác dụng với bệnh phó thương hàn.

Dùng một trong các phác đồ sau để điều trị bệnh:

–  Phác đồ 1: Dùng CEFANEW-LA kết hợp với B12-BUTA CA.MG hoặc MARPHASOL THẢO DƯỢC

–  Phác đồ 2: Dùng COSIN – 30 % LA kết hợp với MARPHASOL THẢO DƯỢC

–  Phác đồ 3: MARFLO 45 % kết hợp với GLUCO – K- C- NAMIN hoặc  39 –VITA-AMIN

–  Phác đồ 4: Dùng KANA-CEFA kết hợp với NAMIN-MAR hoặc SORBITOL COMPLEX

–  Phác đồ 5: Dùng thuốc Marfluquyl  tiêm với liều trung bình 1,5-2ml/10kg TT/ngày, ngày tiêm 1 mũi, tiêm trong 3-5 ngày. Kết hợp với tiêm Gluco-K-C-Namin với liều 1ml/6-7kg TT

–  Phác đồ 6: Dùng thuốc Martrill 10% tiêm với liều trung bình 1 – 1,5ml/10-15kg TT/ngày. ngày tiêm 1 mũi,tiêm 3-5 ngày. Kết hợp với tiêm Gluco-K-C-Namin với liều 1ml/6-7kg TT

–  Phácđồ 7: Dùng thuốc Colimar injec tiêm với liều trung bình 1 – 1,5ml/8-10kg TT/ngày. ngày tiêm 1 mũi, tiêm trong 3-5 ngày. Kết hợp với tiêm Gluco-K-C-Namin với liều 1ml/6-7kg TT

* Chú ý:

Trong quá trình điều trị nên kết hợp vệ sinh thức ăn, máng uống, sát trùng chuồng trại các phác đồ trền kết hợp với Marphasol – thảo dược hoặc Điện giải-gluco-k-c cho uống 2g/lit nước. Không nên chủng vaccin khi đàn lợn còn đang bị bệnh.

Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

Sudo Vật Nuôi

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *