Các loại hành tây và tác dụng của nó

Có hành tây tím và hành tây trắng. Điểm tương đồng giữa hai loại hành là đều cung cấp vitamin C và canxi, song hành đỏ được cho là có nhiều dưỡng chất hơn.

Cả 2 loại hành đều được cho là siêu thực phẩm bởi các thành phần có khả năng chống lại ung thư, kháng virus, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Nhiều người nghĩ rằng sự khác biệt duy nhất giữa hành tím và hành trắng là màu sắc và hương vị, nhưng thực chất giá trị dinh dưỡng khác nhau. Hành tím có màu tím đậm nằm ở lớp vỏ ngoài và thường được ăn sống trong món sa lát, bánh mì hay các món nhúng. Hành trắng có hương vị nhẹ hơn và vỏ màu trắng hoặc trắng ngà.

Giá trị dinh dưỡng của hành tây tím và trắng

Điểm tương đồng giữa hành tím và trắng là đều có chỉ số đường huyết thấp, theo tiêu chuẩn chỉ số đường huyết ở mức 10 giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì… Ngoài ra, chúng đều cung cấp khoảng 10% giá trị vitamin C cũng như canxi mỗi lần sử dụng.

Hành trắng chứa 0,5 g chất xơ và số lượng lưu huỳnh lớn, nhưng hành tím đã được phát hiện có nhiều dưỡng chất hơn.

Về nguyên tắc, loại hành nào hương vị mạnh mẽ hơn thì chứa lượng chất chống oxy hóa cao hơn. Theo đó, hành tím cung cấp chất chống oxy hóa cao hơn cả, cũng là nguyên liệu phòng ngừa ung thư và loãng máu tốt hơn so với những loại hành khác. Đặc biệt, hành tím có ít đường hơn so với hành trắng.

hanhtay86161437618808jpg

Hành tây tốt cho sức khỏe. Ảnh: Beauty.

Công dụng của hành tím

– Chống oxy hóa mạnh:

Hành tím chứa 415-1.917 mg chất chống ôxy hóa, trong khi đó hành vàng chỉ có 270-1.187 mg. Một trong những thành phần trong hành tím là quercetin, có tác dụng ngăn ngừa lão hóa.

Màu tím của hành là do anthocyanins (hợp chất màu hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên) tạo thành. Hành tím đã được phát hiện chứa ít nhất 25 anthocyanins khác nhau.

Ngăn ngừa ung thư:

Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa so với hành trắng nên hành tím có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư mạnh mẽ hơn. Các quercetin và allicin trong hành đã được chứng minh giúp giảm viêm, có lợi cho cả phòng và điều trị ung thư.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn hành thường xuyên giúp giảm nguy cơ dạ dày, đại trực tràng, miệng, thanh quản, thực quản và ung thư buồng trứng. Theo một nghiên cứu, nguy cơ ung thư dạ dày sẽ được giảm 50% nếu bạn ăn một nửa củ hành tây mỗi ngày.

– Pha loãng máu

Cả hai loại hành đều có thể làm loãng máu như nhau bởi chúng chứa nhiều flavonoid (chất chuyển hóa trung gian) và các hợp chất lưu huỳnh. Tuy nhiên, hành tím có tác dụng hơn bởi giàu flavonoid hơn, có tác dụng làm loãng máu, hòa tan máu đông và lọc các chất béo không lành mạnh.

Ăn hành thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất

Chất flavonoid chống oxy hóa có nhiều ở những lớp vỏ ngoài của hành tây. Thật sai lầm khi lột bỏ quá nhiều các lớp vỏ này, bạn vô tình đánh mất rất nhiều dưỡng chất quý giá. Theo một nghiên cứu gần đây, nếu lột hai lớp vỏ đầu tiên của hành tây thì ta đã loại bỏ 75% chất chống oxy hóa có nguồn gốc tự nhiên.

Các chuyên gia cũng khuyên rằng, nên ăn ít nhất 3 củ hành mỗi tuần có thể ngăn ngừa ung thư. Để tốt cho sức khỏe, cần có hành trong chế độ ăn uống, ít nhất là một củ hành đỏ mỗi tuần.

Ngày lạnh, nhớ hành tây. Bởi vì, hành tây có tác dụng trị bệnh cực tốt trên nhóm bệnh do lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi hay các chứng sốt siêu vi.

Hành tây có tên khoa học là Allium cepa, bộ phận dùng của hành tây là phần thân hành hay còn gọi là phần củ. Đây là loại rau đã được sử dụng phổ biến ở châu Âu từ xưa đến nay trong bữa ăn hàng ngày. Ở nước ta, hành tây cũng thường được sử dụng để xào với các loại thịt, dùng chế dầu dấm và để ăn sống rất được ưa chuộng.

Tác dụng trên hô hấp: có nhiều câu chuyện kể về tác dụng phòng bệnh tuyệt vời của hành tây. Sau đây là một ví dụ: vào năm 1919 có một cơn dịch cúm đã giết chết hơn 40 triệu người, một bác sĩ đã đến thăm nhà nông xem họ có cách gì chống lại dịch bệnh, bởi nhiều nông gia và gia đình của họ đã nhiễm bệnh và nhiều người đã chết. Người bác sĩ đến thăm một nông trường và ngỡ ngàng khi thấy ở đây mọi người đều khỏe mạnh. Khi được hỏi vì sao mà mọi người lại được như vậy, người phụ nữ cho hay là chị ta đã để một củ hành tây không lột vỏ trên đĩa và đặt vào từng phòng trong nhà. Người bác sĩ không tin vào điều ấy, đã xin mang củ hành về soi dưới kính hiển vi, thật ngạc nhiên, đầy siêu vi trùng cúm bên trong củ hành. Thì ra củ hành đã hút hết những con siêu vi trùng đó và cả gia đình được khỏe mạnh.

Khi da mac cac chung cam hanh tay chinh la vi thuoc hieu qua nhat

Khi đã mắc các chứng cảm, hành tây chính là vị thuốc hiệu quả nhất 

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng hành tây có chứa một số phytoncide như allicin có tính kháng khuẩn mạnh, tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E. coli và Salmonella. Có thể dùng một củ hành tây to, bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài chỉ để lại củ hành trắng tinh, cắt đầu củ bỏ một góc đặt trong phòng. Hành tây sẽ phát ra những phân tử nhỏ có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch không khí trong phòng, đặc biệt khi trong nhà có trẻ nhỏ hoặc người bị cảm cúm. Sử dụng đến khi củ hành héo thì thay bằng củ khác.

Hành tây có tác dụng trị bệnh cực tốt trên nhóm bệnh do lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi hay các chứng sốt siêu vi. Khi đã mắc các chứng cảm, nhất là cảm gió, cảm sốt có kèm hắt hơi, sổ mũi thì hành tây chính là phương thuốc hiệu quả nhất. Uống canh hành tây nóng giúp làm ra mồ hôi và giảm sốt. Nếu bị tắc mũi chỉ cần lấy vài giọt ép hành tây nhỏ vào sẽ mau chóng thông thoáng.

Trên các bệnh nhân hen suyễn và viêm phế quản mạn, hành tây có công dụng không hề nhỏ. Thành phần của nó chứa các chất chống viêm và ức chế Histamin- một chất hóa học chính gây bệnh hen, nó có tác dụng tốt trên bệnh nhân hen, giảm một nửa nguy cơ tái phát của các cơn hen.

Với tính chống viêm mạnh mẽ, giảm triệu chứng ho, hen, giảm phù nề thanh quản, giảm xuất tiết dịch phế quản. Tại một số nước, sirô có nước ép hành tây dùng để trị ho và các bệnh hô hấp cho trẻ em.

Mỗi ngày bạn nên uống 3 – 4 thìa cà phê hỗn hợp nước ép hành và mật ong để làm tiêu đờm và ngăn chặn sự tạo đờm trong cơ thể. Hỗn hợp này cũng là vị thuốc để chống lại bệnh cảm lạnh thông thường.

Tác dụng trên tim mạch: hành tây có lợi cho bệnh nhân tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh lý mạch vành.

Vỏ ngoài của hành tây có sắc tố chứa xeton có tác dụng hạ áp một cách tự nhiên. Ngoài ra trong thành phần có chứa Prostaglandin A có thể làm giãn mạch máu và làm giảm độ nhớt của máu do đó cũng góp phần làm giảm huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành và ngăn ngừa huyết khối.

Các nhà khoa học, hàm lượng quercetin sẵn có trong hành tây có thể giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa lipoprotein mật độ thấp (LDL), vì vậy nó có tác dụng bảo vệ mạch máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Mỗi ngày ăn hoặc uống nước ép củ có thể bảo vệ tim mạch, nên ăn sống bởi hành tây nấu càng chín thì các hiệu quả này càng giảm. Đó là lời khuyên hữu ích dành cho những người bị tăng huyết áp, mắc bệnh mạch vành và xơ vữa động mạch.

Chống oxy hóa mạnh: chất quercetin trong hành tây có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, khử các gốc tự do, làm hạn chế sự lão hóa nhất là ở phụ nữ. Sử dụng hành tây mỗi tuần sẽ giúp da bạn căng mịn, tránh sự hình thành các nếp nhăn, tóc mượt, trị móng khô và dễ gãy.

Các tác dụng khác: trong thành phần của củ hành tây có hàm lượng vanxi khá nhiều, mỗi 100g hành tây có khoảng 23mg canxi. Đồng thời, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng hành tây có thể giúp giảm sự thoái biến xương, tăng mật độ xương. Đặc biệt ở những phụ nữ mãn kinh, khi nội tiết tố sinh dục nữ đã suy giảmcó nguy cơ loãng xương và gãy xương cao. Khi dùng khoảng 200 – 300g hành tây hằng ngày có thể giảm nguy cơ gãy xương vì hiệu quả chống loãng xương của chúng còn tốt hơn cả “calcitriol” – một loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị loãng xương.

Ngoài những công dụng đã nêu trên, các nhà nghiên cứu cũng chứng minh được hành tây làm giảm nguy cơ bị ung thư khi tiêu thụ với một lượng vừa phải hàng ngày trong một thời gian. Những đối tượng được khuyến nghị sử dụng như người đã mắc bệnh hoặc có yếu tố di truyền với bệnh nhân ung thư đại trực tràng, buồng trứng, thanh quản, thực quản và miệng. Do đó, việc gia thêm một ít hành tây trong công thức nấu ăn hàng ngày cũng góp phần hiệu quả để bảo vệ sức khỏe, giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh ung thư trên.

Bên cạnh đó, nó cũng góp phần làm giảm nồng độ đường trong máu, giảm sự hấp thụ đường vào cơ thể, giúp ích khá nhiều cho những đối tượng đang mắc bệnh đái tháo đường.

Ăn nhiều hành tây cũng giúp làm giảm táo bón mạn tính và cải thiện tình trạng đầy hơi khó tiêu sau ăn.

Hành tây cũng được xem như là một vị thuốc làm tăng khả năng sinh dục khá hiệu quả tương tự như Viagra.

Lưu ý: 

Hành tây khi sử dụng nhiều có thể gây hại cho dạ dày. Do đó, đối với những người đã và đang mắc bệnh về dạ dày cần nấu chín để dùng hoặc trộn giữa hành sống và chín với nhau cũng có thể làm giảm tác dụng phụ không mong muốn đó.

(Bogsudo Tổng Hợp)

Từ khóa tìm kiếm: diem tuong dong giua, hai loai hanh, deu cung cap, duoc, nhieu duong chat, loai hanh deu, giua hanh tim, gia tri dinh duong, lop vo ngoai, hanh tay, tim va trang, chi so duong huyet, giup giam nguy, manh me hon, hon so, tot cho suc khoe, tac dung ngan ngua, nguon goc tu nhien, so voi hanh trang, hanh tim co tac dung, theo mot nghien cuu, lam loang mau, chong oxy hoa, ngan ngua ung thu,

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *