Các loại thực phẩm không tốt cho bệnh hư thận

Ăn quá nhiều thực phẩm có đường sẽ thúc đẩy sự hình thành axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận.

Theo Thehealthsite , thận có chức năng lọc tất cả máu trong cơ thể theo chu kỳ 30 phút một lần, song khả năng lọc của cơ quan này có xu hướng giảm khi độ tuổi của bạn tăng lên. Khi bạn đến tuổi 30, chức năng thận sẽ giảm 10% sau mỗi thập kỷ. Đó là lý do bạn nên giảm áp lực cho thận trước khi quá muộn. Dưới đây là 13 thứ bạn tiêu thụ hàng ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh về thận.

1. Đường

Đường chứa đầy fructose, việc tiêu thụ quá nhiều đường thúc đẩy sự hình thành axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận cũng như sức khỏe hệ tim mạch.

than37701427101621jpg

Ảnh: Thehealthsite.

2. Nước ngọt có gas

Nếu bạn đang dần hình thành thói quen tiêu thụ ít nhất hai lon nước giải khát mỗi ngày, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng proteinuria (hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều). Trong trường hợp này, sự bài tiết protein trong nước tiểu gia tăng, nghĩa là thận đã bị tổn thương.

3. Màu thực phẩm

Bạn có thói quen thêm phẩm màu vào các món ăn để làm cho chúng trông hấp dẫn hơn? Nếu có, hãy ngừng thói quen sử dụng phẩm màu từ bây giờ. Các loại màu thực phẩm phổ biến hiện nay dễ gây hại và làm chậm quá trình phát triển của thận.

4. Các thực phẩm giàu protein

Chế độ ăn uống giàu protein làm tăng gánh nặng cho thận vì có quan này phải tăng cường làm việc để đào thải một lượng lớn urê ra khỏi cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương thận. Ngoài ra, nếu cơ thể đang bị chứng nhiễm ceton (thể ceton trong máu tăng quá mức cho phép) còn dẫn đến sự gia tăng bài tiết canxi, là nguyên nhân gây bệnh sỏi thận.

5. Muối

Muối chứa nhiều natri, làm huyết áp của bạn tăng lên. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy hấp thụ lượng muối nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các trường hợp suy thận.

6. Thuốc giảm đau

Nếu bạn có thói quen uống thuốc giảm đau mỗi khi bị đau nhẹ, sốt hoặc cảm lạnh, khi đó bạn đang làm hại cơ thể hơn là giúp đỡ nó. Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc với liều lượng cao có thể gây tổn hại cho các mô thận, giảm lưu lượng máu đến cơ quan này, từ đó dẫn đến tổn thương hoặc suy thận.

7. Đồ ăn vặt

Bạn nên tránh xa đồ ăn vặt vì thận phải lọc các độc tố có hại từ máu, ăn nhiều đồ ăn vặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận.

8. Chất cồn

Tiêu thụ quá nhiều chất cồn, đặc biệt có nhiều trong rượu, dễ dẫn đến tình trạng lắng đọng axit uric ở ống thận. Từ đó gây tắc nghẽn ống thận, làm tăng nguy cơ suy thận và các bệnh về thận. Ngoài ra, sự cân bằng điện giải và các kích thích tố ảnh hưởng đến chức năng thận của bạn cũng bị xáo trộn do tiêu thụ quá nhiều chất cồn.

9. Mất nước

Những ngày hè nóng bức và ẩm ướt có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Do nhiệt độ cao dẫn đến tình trạng mất nước, làm tăng nồng độ canxi trong cơ thể, dẫn đến bệnh sỏi thận. Vì vậy hãy duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể trong mùa này.

10. Thịt

Bạn sẽ có nguy cơ suy thận cao gấp 3 lần do chế độ ăn nhiều thịt (còn được gọi là chế độ ăn uống có độ axit cao). Do đó, hãy hạn chế tiêu thụ các loại thịt và thay vào đó tăng cường các loại trái cây và rau quả để bảo vệ thận.

11. Nước xốt

Nước xốt là thành phần không thể thiếu khi chuẩn bị món mì ống, pizza và phở. Tuy nhiên, chúng chứa đầy natri, chất gây ra cao huyết áp và cũng dẫn đến nguy cơ bệnh thận. Vì vậy, hãy thay thế nước sốt bằng nhiều loại rau củ và gia vị để có được nhiều lợi ích sức khỏe.

12. Viên uống bổ sung vitamin C

Theo một nghiên cứu tiến hành bởi Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, việc tiêu thụ viên uống bổ sung vitamin C hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi thận ở nam giới. Nguyên nhân là do một phần vitamin C cơ thể hấp thụ sẽ được bài tiết ra đường nước tiểu dưới dạng oxalate, một trong những thành phần chính của sỏi thận.

13. Sản phẩm làm sáng da

Hầu hết các sản phẩm làm sáng da đều chứa hydroquinone hoặc thủy ngân. Đây là hai hóa chất chính dẫn đến suy thận và nhiễm độc thủy ngân do lượng kim loại tích lũy dần trong các tế bào da.

Các thực phẩm không nên dùng khi mắc chứng thận hư

Hội chứng thận hư là hội chứng lâm sàng và sinh hoá xuất hiện ở nhiều bệnh do tổn thương ở cầu thận, đặc trưng bằng những dấu hiệu sau: phù, protein niệu cao, protein máu giảm, lipid máu tăng.

 –  Hội chứng thận hư là hội chứng lâm sàng và sinh hoá xuất hiện ở nhiều bệnh do tổn thương ở cầu thận, đặc trưng bằng những dấu hiệu sau: phù, protein niệu cao, protein máu giảm, lipid máu tăng. Khi mắc hội chứng thận hư, bệnh nhân thường bị suy dinh dưỡng do thiếu protein – năng lượng do mất nhiều protein qua đường nước tiểu kèm theo chán ăn do giảm dịch ruột, phù gan và nội tạng. Ngoài ra người bệnh thường kém ăn vì cảm thấy căng trướng do bị cổ trướng.

Hội chứng thận hư kéo dài sẽ dẫn đến tiêu cơ bắp, rụng tóc. Tình trạng thiếu dinh dưỡng còn góp phần làm tăng tình trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn trong hội chứng thận hư như: viêm phúc mạc tiên phát, viêm phổi, viêm cơ, lao phổi… Cho nên ngoài việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn trong hội chứng thận hư cũng đóng vai trò hết sức quan trọng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống lại các rối loạn về thành phần sinh hóa trong máu. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bệnh

Giàu chất đạm (protein): Do mất nhiều protein qua nước tiểu, làm giảm protein máu, giảm áp lực keo gây phù, teo cơ, suy dinh dưỡng, do đó chế độ ăn phải bù đủ lượng đạm cho chuyển hoá của cơ thể và số lượng đạm mất qua nước tiểu, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều đạm vì có thể sẽ làm xơ hoá cầu thận dẫn đến suy thận.

Lượng đạm trung bình 1 ngày = 1g/1kg/ngày + lượng protein mất qua nước tiểu trong 24 giờ. Trong đó 2/3 là đạm động vật có giá trị sinh học cao từ thịt cá, tôm, cua, trứng, sữa. 1/3 là đạm thực vật từ gạo, mì, đậu, đỗ…

Cấu trúc của thận.

Năng lượng: Đảm bảo đủ năng lượng từ 35-40 kcalo/kg/ngày. Chất béo: Nên giảm ăn chất béo (20-25g/ngày). Do rối loạn chuyển hoá lipid máu, tăng cholesterol, vì vậy không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như óc, lòng, các loại phủ tạng động vật, bơ, mỡ, trứng; đặc biệt nên tránh quan niệm “ăn thận bổ thận” vì trong thận (bầu dục) có chứa nhiều cholesterol.

Khi chế biến thức ăn nên hấp, luộc, hạn chế xào, rán, quay. Nên dùng các loại dầu thực vật như: dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu lạc. dầu vừng để thay thế mỡ.

Các vitamin, muối khoáng và nước: Lượng nước trong chế độ ăn và uống hằng ngày bằng lượng nước tiểu bài tiết ra + 500ml. Ăn nhạt, bớt muối, mì chính: 1-2g muối/ngày. Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, beta caroten, vitamin A, selenium (như các loại rau xanh, quả chín có màu đỏ và vàng: đu đủ, cà rốt, xoài, giá đỗ, cam…) vì các loại vi chất dinh dưỡng nêu trên có tác dụng chống ôxy hoá, chống tăng các gốc tự do – là những chất xơ hoá cầu thận, chống dẫn đến suy thận. Trong trường hợp tiểu ít và có kali máu tăng thì phải hạn chế rau quả. Những thực phẩm nên dùng cho

bệnh nhân

Chất đường bột: các loại gạo, mì, khoai sắn, đều dùng được.

Chất béo: các loại dầu thực vật (dầu đậu tương, dầu mè, lạc, vừng…).

Chất đạm: các loại thịt nạc, cá nạc, trứng sữa, đậu đỗ… Nên sử dụng sữa bột tách bơ (sữa gầy) để tăng cường đạm và canxi.

Các loại rau quả: ăn được tất cả các loại rau quả như người bình thường, trừ trường hợp tiểu ít thì phải hạn chế rau quả.

Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày:

Gạo tẻ: 250-300g, thịt nạc hoặc cá nạc: 200g, dầu ăn: 10-15g, rau: 300-400g, quả: 200-300g, muối ăn: 2-4g, sữa tách bơ: 25-50g, đường: 10g.

Lưu ý: Ăn nhạt hoàn toàn trong giai đoạn phù, khi hết phù có thể ăn 2 thìa cà phê nước mắm 1 ngày.

Những thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế dùng

Hạn chế ăn chất béo bằng cách chế biến các món hấp, luộc. Hạn chế xào, rán, mỡ động vật. Không ăn các phủ tạng động vật như tim, gan, thận, óc, dạ dày… Trứng chỉ nên ăn 1-2 quả/tuần. Nếu bệnh nhân không tiểu được thì không nên ăn các loại quả có hàm lượng kali cao như cam, chanh, chuối, dứa, mận…

Việc kiểm soát về mặt y học sự tái phát bệnh sỏi thận đòi hỏi chế độ ăn kiêng và những thay đổi về thói quen sống cũng như điều trị, chẳng hạn như việc thêm vào cơ thể muối kali citrate, chất đã được chứng minh có thể giảm tỉ lệ hình thành sỏi thận mới ở bệnh nhân sỏi thận.

Nhưng nhiều bệnh nhân lại không dung nạp kali citrate bởi nó có tác dụng phụ tới dạ dày – ruột. Trong những trường hợp như thế, việc bổ sung chất citrate (có trong nước cam) có thể được xem như một loại thuốc. Nước cam có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh sỏi thận và có thể được coi là một lựa chọn cho các bệnh nhân không dung nạp chất kali citrate.

Blogsudo Tổng Hợp

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *