Cây thuốc làm lành vết thương, chữa vết thương hiệu quả

Sau đây là một số cây thuốc làm lành vết thương, bài thuốc trị vết thương có hiệu quả rất tốt, giúp chúng ta hạn chế dùng thuốc kháng sinh, tránh những hiệu ứng xấu của thuốc kháng sinh gây ra như nhờn kháng sinh, dị ứng thuốc… Tuy nhiên, khi dùng những cây thuốc này cần biết cách để tránh nhiễm trùng vết thương.

Cầm máu bằng cây cỏ, thuốc mau lành vết thương đầu tiên

Hinh anh: Cay chuoi
Cây chuối

Khi bị vết thương chảy máu, việc cầm máu vết thương cần làm ngay, tránh để vết thương mất quá nhiều máu gây choáng, ngất… Với vết thương lớn, chảy máu nhiều có thể làm nạn nhân tử vong vì mất máu. Dưới đây là một số thuốc cầm máu nhanh cho vết thương như:

Cây nhọ nồi, lá chuối non, nõn ổi, lá tía tô, nõn tre tươi, cây cỏ mực, lá cây bỏng… là một trong những loại lá được khuyên trong cầm máu vết thương và cũng là loại thuốc giúp làm lành nhanh vết thương hiệu quả. Khi bị vết thương cần lấy ngay các loại lá này rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương sau đó dùng gạc băng ép chặt lại sẽ giúp vết thương cầm máu rất nhanh.

Tuy nhiên khi bị vết thương lớn, vết thương ở động mạch hoặc tĩnh mạch làm máu chảy nhiều và nhanh nên dùng gạc chặn đường chảy của máu từ tim tới vết thương, tuy nhiên không nên gạc quá lâu và quá chặt, nó có thể gây hoại tử, liệt phần cơ thể không được máu đưa dinh dưỡng tới nuôi.

Thuốc mau lành vết thương bằng cây lô hội

Công dụng của cây lô hội: cây Lô hội là một loại cây mọng nước, được trồng ở vùng khí hậu ấm áp, khô cằn và có thể được trồng trong nhà, rất có lợi cho sức khỏe khi nấu thành các món ăn, với vết thương có thể giúp làm giảm sưng, dịu kích ứng trên da, làm lành nhanh vết thương, giúp giảm sưng, giảm cơn đau và nhanh liền sẹo vết thương.

Hinh anh: Cay nha dam

Cây nha đam

Cách dùng: có thể dùng như một loại thuốc làm lành vết thương thông thường bằng cách đắp trực tiếp phần ruột lô hội lên vết thương sau phẫu thuật, vết thương hoặc vết sưng sẽ thấy hiệu quả ngay tức thì của nó trong giảm đau, giảm sưng cũng như giúp làm lành nhanh vết thương hiệu quả.

Nghệ vàng, thuốc trị lành vết thương hạn chế sẹo

Công dụng của nghệ: nghệ có chứa hoạt tính kháng khuẩn giúp ngăn chặn sự xâm nhập của một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương, hoạt tính chống viêm trong nghệ giúp chống viêm, giảm đau, bên cạnh đó nghệ vàng còn có tác dụng kích thích sự hình thành tế bào mới vì vậy nó được dùng như một loại thuốc làm lành nhanh vết thương được tin dùng    từ xa xưa.

Hinh anh: Cay nghe

Cây nghệ

Cách dùng: có thể dùng nghệ đắp lên vết thương, tuy nhiên nên dùng kết hợp với một số thành phần khác, hiệu quả sẽ tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều nghệ tươi, nó có thể làm hình thành sẹo thâm, rất xấu cho da. Lời khuyên từ chuyên gia Nacurgo thì với nghệ tươi: 1,5- 3g; bột nghệ 1- 3g; 30- 90 giọt dịch chiết nghệ; 15- 30 giọt dịch cồn nghệ hoặc đơn giản hơn, xịt băng vết thương  Nacurgo có thành phần tinh nghệ siêu  phân tử Nano Curcumin 4-5 tiếng/lần

Trà xanh được dùng như một loại thuốc trị lành vết thương

Công dụng của trà xanh: theo nghiên cứu từ trung tâm Y học cổ truyền, trà xanh được ví như một loại thần dược của của người Việt với công dụng chống lão hóa, cải thiện sức khỏe, giảm cân… bên cạnh đó trà xanh còn được dùng như một loại thuốc chữa lành vết thương vì nó có tác dụng giảm đau,  trị sẹo, chống viêm.

Hinh anh: Tra xanh

Trà xanh

Cách dùng: dùng nước trà xanh rửa vết thương hàng ngày (ít nhất 1 lần trong ngày) giúp kháng khuẩn, kháng viêm tại chỗ cho vết thương.

Khả năng chữa lành vết thương của bắp cải

Bắp cải đã góp phần quan trọng đối với sự sống của con người trong hơn 4.000 năm. Cha đẻ của Y học phương Tây, Hippocrates, khuyên các y bác sĩ nên ứng dụng liệu pháp dân gian này vào y học. Sau đây là 2 trường hợp sử dụng bắp cải đã được ghi nhận:

– Một thợ làm đồng hồ bị nấm eczema ở cả hai bàn tay suốt một năm khiến anh không thể làm việc được. Hai bàn tay bị viêm cấp tính, móng tay tách khỏi nền móng, muốn rụng ra. Vậy mà chỉ cần đắp lá bắp cải hai lần mỗi ngày, trong vài ngày đã giúp giảm đau. Tiếp tục đắp như vậy trong hai tháng, anh khỏi hẳn bệnh.

– Năm 1875, một người đàn ông 75 tuổi bị hoại tử mạch máu ở bắp chân và bàn chân bên phải. Da đã đen lại và bàn chân đang thối rữa. Người ta dùng lá bắp cải đắp xung quanh chân cho ông. Sau đó da chân của ông đã đổi từ màu đen sang màu nâu rồi màu đỏ, sau cùng trở về màu khỏe mạnh tự nhiên.

Lý do gì giúp bắp cải chữa lành vết thương?

Hiện nay người ta vẫn chưa khám phá ra vì đâu lá bắp cải có được tính chất chữa lành quý giá như vậy, chỉ biết rằng lá bắp cải có khả năng rút máu mủ một cách đặc biệt. Nhờ rút ra được chất độc lỏng từ những vùng nhỏ, mà bắp cải đẩy mạnh sự chữa lành và làm liền da, vì vậy ngăn ngừa được các biến chứng phức tạp.

Hinh anh: Bap cai co kha nang rut mau mu giup vet thuong mau lanh

Bắp cải có khả năng rút máu mủ, giúp vết thương mau lành

Giáo sư Garnett-Cheney thuộc Trường Y khoa Stanford (Mỹ) đã xuất bản một báo cáo liên quan đến việc sử dụng nước ép bắp cải trong điều trị loét dạ dày. Trong 65 trường hợp được báo cáo, có 62 trường hợp đã hết bệnh vào cuối tuần thứ ba. Trong một nghiên cứu tại Đại học Texas (Mỹ), tiến sĩ W. Shive đã chiết xuất từ bắp cải một chất mà ông gọi là glutamine, hữu ích trong việc điều trị chứng nghiện rượu và loét dạ dày. Bắp cải có giá trị vô vàn đối với phụ nữ mang thai, bệnh nhân thiếu máu, mệt mỏi, nhiễm trùng, bị ký sinh trùng đường ruột, viêm khớp…

Dưới đây xin liệt kê một số bệnh mà bắp cải có thể chữa trị được:

– Mụn trứng cá: Bạn có thể thoa nước ép bắp cải lên mụn, rồi đắp lá bắp cải. Ăn bắp cải hay uống nước ép cũng hữu hiệu.

– Nghiện rượu: Ăn bắp cải, hấp chín hoặc ăn sống và uống nước ép bắp cải.

– Thiếu máu: Uống một hoặc hai ly nước ép bắp cải tươi mỗi ngày.

Hinh anh: Nguoi bi thieu mau nen uong nuoc ep bap cai moi ngay

Người bị thiếu máu nên uống nước ép bắp cải mỗi ngày

– Bỏng: Đắp lá bắp cải nghiền trên vùng bị bỏng để giảm đau và gia tăng việc chữa lành.

– Xơ gan: Uống nước ép bắp cải và ăn bắp cải sống hoặc hấp chín.

– Viêm đại tràng: Đắp 3 hoặc 4 lớp lá bắp cải trên bụng vào mỗi buổi tối, băng lại để không rớt qua đêm. Đồng thời uống nước ép bắp cải giữa các bữa ăn.

– Táo bón: Uống vài ly nước luộc bắp cải mỗi ngày.

Chữa vết thương, đứt tay bằng cây thuốc Giấu

Cây rất phổ biến ở Viêt Nam, được rất nhiều người dùng chữa những vết đứt tay chân, vết thương. Cây nhỏ, cao chừng 1-2m. Thân mẫm, màu xanh.

Còn gọi là hồng tước san hô, dương san hô. Tên khoa học Euphorbia tithymaloides L. (Pedilơnthus tithymaloides (L.), Poit). Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

Mô tả cây

Hinh anh: Cay thuoc giau

Cây thuốc giấu

Cây rất phổ biến ở Viêt Nam, được rất nhiều người dùng chữa những vết đứt tay chân, vết thương. Cây nhỏ, cao chừng 1-2m. Thân mẫm, màu xanh. Lá mọc so le, hình trứng, đầu lá nhọn, phía cuống tròn, gần như không cuống hay có cuống rất ngắn, dài 7-10cm, rộng 4-6cm. Gân lá không rõ, vì lá trông mẫm. Hoa màu đỏ tươi, rât ít khi thấy ra hoa.

Toàn cây và lá, bấm chỗ nào cũng có nhựa mủ trắng.

Phân bố

Được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam để dùng làm thuốc và làm cảnh.

Công dụng và liều dùng

Một vị thuốc rất phổ biến trong nhân dân. Mỗi khi bị thương hay đứt tay, chân, thường người ta hái lá cây này gia nhỏ đắp lên vết thương. Dùng cây tươi.

Dược thảo trị chấn thương và vết thương phần mềm

Nõn chuối tiêu, lá trầu không, bèo cái, lá sắn dây, nõn dứa… là những vị thuốc quen thuộc, dễ kiếm nhưng lại chữa rất hiệu quả các vết thương phần mềm và chấn thương.

Cũng như y học hiện đại, cách chữa các vết thương phần mềm của y học cổ truyền cũng là cầm máu, rửa sạch vết thương, làm mất các mô hoại tử, làm mọc mô hạt, liền vết thương. Đặc điểm của cách chữa cổ truyền là áp dụng đồng thời các phương thuốc uống có tác dụng toàn thân để thúc đẩy liền vết thương và làm mất các mô hoại tử, kích thích mọc mô hạt, làm liền da (sinh cơ). Kết quả điều trị tốt và tương đối nhanh.

Chữa vết thương phần mềm

Cầm máu nếu có chảy máu: Dùng nõn chuối tiêu (lấy cây non cao độ 60 cm, cắt sát gốc, bỏ bẹ ngoài, cắt từng đoạn 3-4 cm), rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vết thương chảy máu rồi băng lại.

Rửa sạch vết thương: Sau khi cầm máu, rửa vết thương bằng nước thuốc: Lá trầu không tươi 40 g, đun sôi với 2 lít nước trong 15 phút, để nguội cho thêm 6 g phèn phi, hòa tan, lọc rồi rửa vết thương.

Làm sạch vết thương: Làm sạch vết thương, hết nhiễm khuẩn và mủ tại chỗ, mất mô hoại tử và mùi hôi: Lá mỏ quạ tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương. Mỗi ngày thay một lần đến khi vết thương sạch, màu đỏ tươi.

Làm chóng mọc mô hạt, sinh cơ và chóng liền da: Lá mỏ quạ, lá bòng bong, lá nọc sởi dùng tươi với lượng bằng nhau, bỏ cọng, rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương, hai ngày thay băng một lần.

Các bài thuốc uống có tác dụng toàn thân:

Chống khát do mất máu: Lá sắn dây rửa sạch, giã nát cho vào một bát nước đun sôi để nguội, thêm ít đường và vài hạt muối, uống ngày một lần.

Làm mát máu tiêu độc, chống viêm nhiễm: Lá mặt quỷ (sao vàng) 40 g, nõn dứa dại 12 g, cánh bèo cái 8 g, gừng sao cháy 4 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa nhiễm khuẩn quanh vết thương: Lá cúc tần 40 g, lá xạ can 20 g. Rửa sạch, giã n hỏ, đắp lên chỗ lở loét quanh vết thương.

Chữa đụng dập, bầm máu, sưng tấy đau

Rượu xoa bóp làm khí huyết lưu thông, tiêu viêm, giảm đau, giãn gân cơ: Ô đầu, huyết giác mỗi vị 40 g, nghệ già 30 g; thiên niên kiện, địa liền mỗi vị 20 g; long não 15 g; đại hồi, quế chi mỗi vị 12 g. Tán nhỏ các vị thuốc, ngâm với một lít rượu trong một tuần. Lọc bỏ bã, thêm rượu cho vừa đủ một lít. Xoa nhẹ nhàng lên chỗ bị sưng đau.

Thuốc bôi đắp làm khí huyết lưu thông, tiêu viêm, giảm đau: Bột cúc tần 800 g, bột quế chi 160 g, bột đại hoàng 80 g, sáp ong 200 g, dầu thầu dầu 2 lít. Các vị trên tán nhỏ, rây thành bột mịn, đun sôi dầu thầu dầu, cho sáp ong vào, đánh tan, rồi tắt lửa, cho bột thuốc vào đánh nhuyễn làm thành cao. Dùng đắp.

Hoặc: Ngưu tất, hồng hoa, ô đầu, bán hạ, bạch phụ tử, địa liền, thương truật, đậu khấu, mỗi vị 15 g, sáp ong 20g, dầu thầu dầu 20 0ml. Tất cả các vị sao, tán thành bột, cho vào dầu thầu dầu và sáp ong nấu thành cao. Dùng vừa xoa vừa đắp.

Thuốc uống trong làm khí huyết lưu thông, tiêu viêm: Lá móng tay, ngải cứu, huyết giác mỗi vị 12 g; tô mộc 10 g; nghệ 8 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa sai khớp và bong gân

Các khớp sau khi đã chỉnh hình theo phương pháp y học hiện đại, được đắp tại chỗ các vị thuốc làm lưu thông khí huyết, tiêu viêm, giảm đau:

– Cây cỏ lào, dùng lá non và cành rửa sạch, sao nóng đắp vào vết thương rồi băng chặt.

– Vòi voi (lá và hoa) 30 g, tỏi 1 củ, muối ăn 10 g. Tất cả rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ sưng tấy, băng chặt.

– Đu đủ xanh, lá na (mãng cầu) mỗi vị 10 g, muối ăn, vôi tôi, mỗi vị 5 g. Giã nhỏ cho vào gạc đắp lên vết thương, băng lại.

– Nghệ già 20 g, lá cúc tần, lá trầu không, lá xạ can, mỗi vị 12 g. Giã nát trộn với một ít giấm, bọc gạc đắp lên nơi sưng đau, 2-3 ngày thay băng một lần.

– Lá náng rửa sạch, giã nát, chưng nóng với giấm mà chườm đắp để chữa bong gân.

– Củ nâu, cỏ nọc sởi, cỏ chó đẻ răng cưa, lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát mà đắp lên trị sai khớp.

– Lá cà độc dược, lá dây đau xương, rửa sạch, giã nát, chưng nóng với giấm và đắp để giảm đau.

– Cốt toái bổ tươi, bóc bỏ hết lông tơ và lá khô, rửa sạch, giã nhỏ, dấp nước, gói vào lá chuối đã nướng cho mềm, đắp lên các chỗ đau, bó lại. Thay thuốc bó nhiều lần trong ngày, và thường đắp trong 3-7 ngày, để chữa bong gân tụ máu.

Lời kết

Hy vọng bài viết về những cây thuốc nam làm lành vết thương hay giúp vết thương mau khỏi này sẽ hỗ trợ bạn đắc lực mà không cần phải dùng tới thuốc tây hay thuốc kháng sinh. Hãy để lại ý kiến nếu bạn có bài thuốc nào tốt hơn để chia sẻ cùng mọi người nhé!

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *