Thổ phục linh bài thuốc nam chữa bệnh giang mai hiệu quả

Thổ phục linh là loài cây mọc hoang, ở vùng núi. Đây là một vị thuốc mà đông y hay sử dụng. Đặc biệt được dùng để điều trị bệnh giang mai rất hiệu quả, căn bệnh xã hội mà nhiều người đang mắc phải

”Thổ phục linh” còn có tên là ”khúc khắc”, ”khau đâu”, ”dây chắt”, ”dây khum”, đồng bào dân tộc Dao gọi là ”mọt hoi dòi”; dân tộc Tày gọi là  ”cẩu ngồ lực”.  Tên khoa học là Smilax glabra roxb. (Smilax hookeri kunth); Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).

A. Mô tả cây 

Thổ phục linh là hay cây khúc khắc là một loại cây sống lâu năm, dài 4-5m, có nhiều cành nhỏ, gầy, không gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình trái xoan thuôn, phía dưới tròn, dài 5-13cm, rộng 3-7cm, chắc cứng, hơi mỏng, có 3 gân nhỏ từ gốc và nhiều gân con. Hoa mọc thành tán chừng 2mm,  cuống riêng dài hơn chừng 10mm hay hơn. Quả mọng, hình cầu, đường kính 6-7mm, hơi 3 cạnh, có 3 hạt.

B. Phân bố, thu hái và chế biến 

Mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông. Đào lấy thân rễ, cắt bỏ rễ nhỏ rửa sạch, đang còn ướt thái mỏng, phơi khô, có khi người ta ngâm nước nóng ít phút rồi mới thái cho dễ hơn. Có nơi lại để nguyên củ phơi khô.

C.Thành phần hoá học 

Theo Trung quốc thổ nông dược chí thì trong thổ phục linh có saponin, tamin, chất nhựa.
Theo Đông y, thổ phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, vào 2 kinh can và vị, có tác dụng đào thải các chất cặn bã và giải độc. Dùng chữa phong thấp, đau khớp xương, lở ngứa ngoài da, ung thũng (ung nhọt sưng đau), giải độc do thủy ngân,…

Lieu dung hang ngay 1020g duoi dang thuoc sac Co khi dung lieu cao hon

D.Thổ phục linh được xem là bài thuốc tốt trong điều trị giang mai:

Giang mai – Một căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây nên. Khi quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc tiếp xúc với “mầm bệnh” khi trên cơ thể có tổn thương ngoài da sẽ tạo điều kiện cho xoắn khuẩn đi qua niêm mạc rồi vào hạch. Và chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ chúng đã có thể xâm nhập vào máu và nhanh chóng lây lan khắp cơ thể.
Trị bệnh giang mai chỉ hiệu quả khi có thể loại bỏ được tận gốc toàn bộ xoắn khuẩn giang mai cũng như chấm dứt hoàn toàn khả năng sinh sản và lây lan của chúng. Vì vậy hiện nay có khá nhiều phương pháp Tây y, Đông y và cả Đông Tây y kết hợp chữa bệnh giang mai hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số bài thuốc chữa bệnh giang mai hiệu quả.
Bài thuốc Đông Y
Đông y cho rằng, bệnh giang mai phát bệnh từ Dương minh, vì vậy nên dùng Thổ phục linh hoặc thêm Khiên ngưu sắc uống. Thổ phục linh lợi thấp, khử nhiệt, giải độc, sở trường trị giang mai xâm nhập sâu kinh lạc, xương khớp, đau nhức, thối rữa, sang lở, đau họng.
– Chữa giang mai:

Bài 1: Chuẩn bị 30g thổ phục linh, 30g nhẫn đông đằng, 9g đại hoàng, 9g khương hoạt, 3g cam thảo, 6g tiền hồ, 4.5 g bạc hà.
Sắc thuốc: Đổ khoảng 600ml nước vào nồi rồi cho thổ phục linh và nhẫn đồng đằng vào sắc trước. Khi lượng nước rút chỉ còn khoảng 400ml thì cho thêm cam thảo, tiền hồ, bạc hà và khương hoạt vào sắc cùng. Đun cho tới khi còn khoảng 200ml thì thêm đại hoàng. Chờ 3 phút sau thì chắt ra bát và chia làm 2 phần uống trong ngày. Nên uống khi ấm. Dùng kiên trì khoảng 10 – 20 thang thì bệnh hoàn toàn khỏi.
Bài 2: Dùng 11g thổ phục linh, kim ngân hoa, phong phong, mộc thông, xuyên khung và đại hoàng (mỗi vị 4g).
Sắc thuốc: Cho tất cả vào một chiếc nồi nhỏ và thêm 800ml, đun tới khi còn khoảng 500ml thì chia nhỏ uống trong ngày (khoảng 3 – 4 lần) và nên uống khi ấm.
Bài 3: Thổ phục linh 40g, hà thủ ô 16g, vỏ núc nác 16g, ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) 10g, gai bồ kết (thiêu tồn tính) 8g; sắc nước uống (Kinh nghiệm dân gian Việt Nam)

Sắc thuốc: Cho tất cả vào nồi, đổ khoảng 800ml nước, đun tới khi còn khoảng 400ml thì chia nhỏ uống trong ngày.

Bài 4: Thổ phục linh 60g, ké đầu ngựa 15g, bạch tiên bì 15g, cam thảo 5g; sắc nước uống mỗi ngày một thang; liên tục 30 ngày – một liệu trình (Thảo mộc liệu pháp).

 Chua ung nhot hach doc lo loet do vi trung giang mai mai doc

Bài 5: Chữa ung nhọt, hạch độc lở loét do vi trùng giang mai (mai độc): Thổ phục linh 60g, kim ngân hoa 15g, bồ công anh 15g, rau sam (mã xỉ hiện) 20g, cam thảo 5g; sắc nước uống mỗi ngày một thang; liên tục trong nhiều ngày. Bài thuốc này còn có tác dụng tốt đối với trẻ nhỏ miệng lở loét do giang mai di truyền (Thảo mộc liệu pháp).
Chữa giang mai bằng ăn uống
Bên cạnh đó, giang mai cũng có thể chữa bằng ăn uống. Tuy nhiên những bài thuốc này thường được dùng kết hợp trong quá trình chữa giang mai bằng Tây y hoặc Đông y, nhằm mục đích tằng cường sức đề kháng và làm chậm sự phát triển của xoắn khuẩn.
Bài 1: Cháo bồ công anh: Bồ công anh 40 – 60g, nếu là sản phẩm tươi thì 60 – 90g, gạo tẻ 1 bò.
Chế biến: Rửa sạch bồ công anh, thái nhỏ, đun sắc lấy nước và bỏ bã. Lấy nước thuốc cho gạo vào nấu thành cháo để ăn. Ăn nóng 2 -3 bữa trong ngày, ăn liên tục 3 -5 ngày/tuần. Cháo bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, có thể dùng trong toàn bộ quá trình bị giang mai.
Bài 2: Cháo hoa mai: Trước tiên cháo, đợi cháo chín thì cho đường trắng hoa mai vào, đun sôi sủi lên là ăn được. Ăn nóng lúc đói, ngày 2 bữa, ăn liên tục trong 3 -5 ngày/tuần. Cháo hoa mai có tác dụng thanh nhiệt, dùng vào thời gian phục hồi giang mai.

Những điều cần chú ý

Nhiều tài liệu ghi nhận Thổ phục linh không độc và không tác dụng phụ, tuy nhiên, do trong thành phần có chứa nhiều nhóm chất saponin steroid nên có ảnh hưởng đến nội tiết tố, nếu dùng lâu dài có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn và cần cảnh giác với một số trường hợp sau đây:

– Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng.

– Người đang bị hen phế quản hoặc đang dùng thuốc chữa hen cũng không nên dùng chung.

– Thổ phục linh cũng có chứa một hàm lượng tannin cao nên không nên dùng liều cao (50g/ ngày) và kéo dài vì sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.

– Tác dụng lợi tiểu mạnh nên không dùng chung với các loại thuốc chữa bệnh khác sẽ làm mất tác dụng của thuốc.

Dù Thổ phục linh là loại thuốc không cần kê toa nhưng người bệnh cũng nên thận trọng, tham khảo ý kiến của các thầy thuốc chuyên khoa trước khi sử dụng.

Blogsudo Tổng Hợp

Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *